Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 103: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích những người khốn khổ - Victor hugo)

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 103: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích những người khốn khổ - Victor hugo)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:

1. Về kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về đại văn hào Victor Hugo và tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.

- Giúp học sinh nắm được ý nghĩa, thông điệp về sức mạnh tình thương của đoạn trích qua các hình tượng nhân vật và các biện pháp nghệ thuật mà nhà văn đã sử dụng.

2. Về kỹ năng:

- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

- Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật

3. Về thái độ:

- Cảm nhận được sức mạnh của tình yêu thương, có thêm niềm tin vào tình yêu thương trong cuộc sống, bồi đắp những tình cảm chân thành trong mỗi cá nhân.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phân tích, bình giảng

- So sánh

 

docx 5 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 3065Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 103: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích những người khốn khổ - Victor hugo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 103: NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
( Trích Những người khốn khổ - Victor Hugo)
MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
Về kiến thức: 
Giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về đại văn hào Victor Hugo và tiểu thuyết “Những người khốn khổ”. 
Giúp học sinh nắm được ý nghĩa, thông điệp về sức mạnh tình thương của đoạn trích qua các hình tượng nhân vật và các biện pháp nghệ thuật mà nhà văn đã sử dụng.
Về kỹ năng: 
Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật
Về thái độ:
Cảm nhận được sức mạnh của tình yêu thương, có thêm niềm tin vào tình yêu thương trong cuộc sống, bồi đắp những tình cảm chân thành trong mỗi cá nhân.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phân tích, bình giảng
So sánh
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
Công tác chuẩn bị của giáo viên:
Tài liệu giảng dạy: giáo án, giáo án điện tử, sách giáo khoa, sách giáo viên
Thiết bị. đồ dùng dạy học: Màn hình chiếu
Công tác chuẩn bị của học sinh:
Soạn và đọc bài trước ở nhà, tìm hiểu thêm về thơ nhà văn Victor Hugo và các tác phẩm của ông.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp học(1’)
Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
Dạy bài mới
Dẫn nhập bài học
Văn học Pháp là một nền văn học có từ lâu đời và phát triển rực rỡ. Đã hơn một thế kỉ trôi qua, văn hào lỗi lạc V.Hugo vẫn như là một cây đại thụ đổ bóng xuống nền văn chương nhân loại. Những trang sách của ông là hơi thở ấm nóng về tình người, là cái nhìn bao dung đối với những người khốn khổ. Hơn ai hết, ông nhận thức rõ giá trị của những trang văn máu thịt của cuộc đời mình: “Khi pháp luật và phong hóa còn đày đọa con người, còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem lại một thứ định mệnh nhân tạo chồng lên thiên mệnh, khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự tha hóa của đàn ông vì bán sức lao động, sự sa đọa của đàn bà vì miếng cơm manh áo, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm thất học còn chưa được giải quyết, khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở, khi trên mặt đất dốt nát và đau khổ còn tồn tại thì những cuốn sách như này còn có thể có ích”. Hôm nay, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu xem V.Huy-gô đã gửi gắm thông điệp lớn lao nào trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, trích trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của V.Hugo và từ đó thấy được những giá trị nhân văn vĩnh hằng về tình thương, lòng vị tha, sự cao cả của thế giới con người và của thời đại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn
GV: Dựa vào phần tiểu dẫn, em hãy cho cô biết những nét chính trong cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Victor Hugo?
HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
GV giảng thêm về nhà văn Victor Hugo
Cùng với những kiệt tác văn học đã đưa ông trở thành gương mặt nổi bật của thời đại. Khi qua đời, Victor Hugo được nhà nước cử lễ quốc tang và thi hài ông được đưa vào điện Panthéon – nơi chỉ an táng nhà vua và những người dòng dõi hoàng tộc Pháp”.
GV: Sự nghiệp sáng tác của Victor Hugo có gì đáng chú ý?
HS: đọc tiểu dẫn và trả lời
GV mở rộng: Huy-gô được xem là “một tiếng vọng âm vang của thời đại”, “con người của lòng yêu thương đối với người khốn khổ”
GV: Tiểu thuyết “Những người khốn khổ” gồm mấy phần? Đó là phần nào?
HS: Đọc tiểu dẫn và trả lời câu hỏi
GV: Em nào có thể cho cô biết nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết này?
GV: Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền?
HS: Trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: Phân tích hình tượng nhân vật Gia-ve.
GV gọi HS đọc tác phẩm
GV: Dựa vào văn bản, em hãy cho biết ngoại hình nhân vật Gia-ve được miêu tả như thế nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Tác giả dùng hình ảnh nào để so sánh cặp mặt của Gia-ve?Lối so sánh đó được tác giả bình luận như thế nào?
GV giảng:đây là lời trữ tình ngoại đề. Bộc lộ những tư tưởng, tình cảm, quan niệm của mình đối với cuộc sống và nhân vật. Nó cũng là phương tiện quan trọng giúp tác giả soi sáng thêm nội dung, tư tưởng tác phẩm.
GV: Tại sao tác giả không dùng “tiếng cười” để miêu tả Gia – ve mà lại dùng “cái cười”?
Nếu dùng “tiếng cười” thì hắn vẫn là con người, nhưng không, “Cái cười” phô bày về hình ảnh một con ác thú với hai hàm răng lúc nào cũng thèm khát ngấu nghiến con mồi.
GV: Tất cả những cách miêu tả đó được tác giả quy chiếu về một ẩn dụ chung thể hiện một cách khái quát nhất về nhân vật với một hình ảnh. Theo em, đó là hình ảnh nào?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Nhà văn V.Hugo đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì khi miêu tả bộ dạng của Gia-ve? Các thủ pháp đó có tác dụng gì khi thể hiện chân dung nhân vật Gia – ve. 
HS: Suy nghĩ và trả lời.
Cái độc ác, tàn nhẫn của nhân vật Gia-ve không chỉ thể hiện ở ngoại hình mà còn trong ngôn ngữ, lời nói và thái độ.
GV: Giọng điệu của Gia – ve được thể hiện như thế nào?
GV:Với giọng điệu này cho thấy Gia-ve là người như thế nào?
GV: Ngoài ra tác giả còn xưng hô như thế nào với Giăng-Văn-Giăng và Phăng-tin?
GV: Em có nhận xét gì về cách xưng hô của nhân vật Gia-ve?
GV: Em hãy tìm những chi tiết thể hiện thái độ của Gia-ve?
GV: Em có nhận xét gì về thái độ của Gia-ve?
GV: Theo em, vì sao Phăng tin chết? Mặc dù Gia ve chưa có một hành động nào nhưng cũng khiến Phăng tin chết một cách đau khổ?
GV: Như vậy, Thông qua bộ mặt, ngôn ngữ, thái độ của Gia ve thì tác giả có phải chỉ Gia-ve hay không? Hay là khái quát, hiện thân cho điều gì?
Tìm hiểu chung
Tác giả Victor Hugo
Cuộc đời
Vich-to Huy-Gô (1802 – 1885)
Là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của nước Pháp thế kỉ XIX.
- Ông có tư tưởng dân chủ, tự do và luôn luôn đứng về phía nhân dân
- Được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới (1985)
Sự nghiệp sáng tác
-Phong phú và đồ sộ: sgk
+ Tiểu thuyết: Những người khốn khổ (1862), Nhà thờ đức bà Pari (1831)
+ Thơ: Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt (1853), Lá thu (1831).
+ Kịch: Héc-na-ni (1830)
àThể hiện lòng khao khát tự do, bình đẳng, bác ái, lòng yêu thương với những con người khốn khổ.
Tiểu thuyết “Những người khốn khổ” và đoạn trích.
Tiểu thuyết “Những người khốn khổ”
Cấu trúc: gồm 5 phần
Phần 1: Phăng tin
Phần 2: Cô – dét
Phần 3: Ma – ri – uýt
Phần 4: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh-đơ-ni.
Phần 5: Giăng – van - giăng
Nội dung: Thể hiện thông điệp: trên đờ chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau.
Nghệ thuật: Chủ nghĩa lãng mạn
Tóm tắt: (sgk)
Đoạn trích
- Vị trí: Chương IV, quyển 8 phần thứ nhất tiểu thuyết Những người khốn khổ.
II. Đọc – hiểu văn bản:
Hình tượng nhân vật Gia-ve
Ngoại hình
+ Bộ mặt gớm ghiếc
+ Cặp mắt “như cái móc sắt”
+ Cái cười ghê gớm “phô ra cả hai hàm răng”
àẨn dụ: Con ác thú man rợ, hung dữ
àBút pháp phóng đại, so sánh, lời trữ tình ngoại đềàcực tả bản chất tàn ác.
Ngôn ngữ và thái độ
*Ngôn ngữ:
-Giọng điệu: “man rợ”, “điên cuồng”, “gầm”, thúc dục 
àLà mệnh lệnh khô khúc thiếu vắng tình thương
-Xưng hô: “Mày-tao”, “con đĩ”, “con điếm”, “thằng”...
àNgôn ngữ của một con thú vật độc ác, tàn nhẫn.
*Thái độ:
-Giễu cợt Giăng-Văn-Giăng:”Mày xin tao 3 ngày để chuồn hả?Mày bảo là đi tìm đứa con cho con đĩ kia?”
-Chà đạp, dập tắt niềm hi vọng của Phăng tin: “Tao đã bảo không có Ma-đơ-len, không có ông thị trưởng nào cả..”
àHống hách, khinh người, vô lương tâm.
àDẫn đến cái chết của Phăng-tin
èHiện thân của cái tuyệt ác đối lập với cái tuyệt thiện.
Củng cố, dặn dò
*Củng cố:
-Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm
-Nắm được chân dung Gia-ve: đại diện của cái ác, cái xấu xa trong xã hội.
*Dặn dò:
-Soạn bài tiếp theo
-Làm bài tập ở phần luyện tập SGK/80
Giáo viên hướng dẫn 	 Sinh viên thực hiện
NGUYỄN HỮU TUỆ	 NGÔ THỊ TÚ OANH

Tài liệu đính kèm:

  • docxnguoi_cam_quyen_khoi_phuc_uy_quyen.docx