Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 9

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 9

Đọc văn Vào phủ chúa Trịnh

(Trích "Thượng kinh ký sự")

 - Lê Hữu Trác -

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

 - Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.

 - Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông: lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.

 - Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn sự việc chi tiết đặc sắc; đan xen văn văn xuôi và thơ.

2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu thể kí (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tâm hồn thanh cao và ý thức, trách nhiệm với quê hương đất nước và coi thường danh lợi cho học sinh.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà GVđề ra).

+ Năng lực tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin.

 + Năng lực hợp tác (phối hợp với các thành viên g/quyết các câu hỏi, bài tập, sưu tầm tài liệu )

II/ CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo

- Học sinh: sgk, soạn bài và đọc bài

III/ PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:

- Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành

- Tia chớp, đặt câu hỏi, quan sát tranh, chia nhóm

 

docx 28 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 802Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /08/2019 
Ngày dạy: /09/2019
Tiết thứ 1-2 
Đọc văn Vào phủ chúa Trịnh
(Trích "Thượng kinh ký sự")
 - Lê Hữu Trác -
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
 - Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
 - Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông: lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
 - Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn sự việc chi tiết đặc sắc; đan xen văn văn xuôi và thơ.
2. Kĩ năng:
 - Đọc - hiểu thể kí (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tâm hồn thanh cao và ý thức, trách nhiệm với quê hương đất nước và coi thường danh lợi cho học sinh.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà GVđề ra).
+ Năng lực tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin.
 + Năng lực hợp tác (phối hợp với các thành viên g/quyết các câu hỏi, bài tập, sưu tầm tài liệu)
II/ CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
- Học sinh: sgk, soạn bài và đọc bài
III/ PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
- Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
- Tia chớp, đặt câu hỏi, quan sát tranh, chia nhóm
IV/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức đã học, tạo hứng thú để kết nối với bài học.
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Quan sát tranh
Hình thức: cá nhân
Thời gian: 4 phút
2. Hoạt động hình thành nội dung kiến thức:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát.
 Mục tiêu: Hs nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả Lê Hữu Trác, tác phẩm TKKS và đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”
PP/KTDH: giao việc về nhà, kỹ thuật tia chớp
Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu.
Thời gian: 20 phút
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả
GV yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn sgk
Câu hỏi:
1) Phần tiểu dẫn sgk trình bày những nội dung nào?tóm tắt những nội dung đó?
 * Định hướng câu trả lời:
 - Vài nét về tác giả 
 - Tác phẩm “TKKS”
 - Thể kí sự
2) Dựa vào sgk trình bày vài nét về tác giả Lê Hữu Trác?
(hs trả lời cá nhân gv nhận xét chốt ý)
Thao tác 2: Tiềm hiểu tác phẩm “TKKS”
1) Em hiểu như thế nào về tác phẩm “TKKS” ? 
GV hướng dẫn:
 - Xuất xứ tác phẩm
 - Nội dung đoạn trích.
2) Đọc - hiểu văn bản: Dựa vào tác phẩm, em hãy cho biết nội dung đoạn trích ?
 (hs trả lời cá nhân)
3) Chia bố cục đoạn trích và nêu nội dung chính của từng phần?
 (hs suy nghĩ trả lời gv nhận xét chốt ý)
Thao tác 3. Tiềm hiểu thể loại tác phẩm:
 Em hiểu như thế nào về thể kí sự?
 (hs trả lời cá nhân)
I. Tim hiểu chung:
1. Tác giả:
 Lê Hữu Trác (1724-1791) hiệu Hải Thượng Lãn Ông
 - Là y học, nhà văn, nhà thơ lớn nữa cuối thế kỉ XVIII. Ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng “ Hải Thượng y tông tâm lĩnh”
2. Tác phẩm “TKKS” và đoạn trích “VPCT”:
a. Tác phẩm “TKKS”:
 - TKKS là tập nhật kí bằng chữ Hán, in ở cuối bộ “Y tông tâm tĩnh”
 - Tác phẩm tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà 
chúa.
 b. Về đoạn trích “VPCT”:
 * Nội dung:
 Sgk
 * Bố cục: 
3. Thể loại:
Thể kí sự là những thể văn xuôi ghi chép những câu chuyện, sự việc, nhân vật có thật và tương đối hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu đoạn trích
Mục tiêu: hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Qua đó thấy được 1 phần bức tranh hiện thực xã hội đương thời
PP/KTDH: Làm việc theo cặp, nhóm
Phương tiện dạy học: SGK, giấy A4, A 0, máy chiếu, tài liệu tham khảo 
Thời gian: 20 phút
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu hs đọc đoạn trích.
Câu hỏi:
1) Tác giả đã thấy gì về quang cảnh bên ngoàicung ? Chi tiết nào miêu tả điều đó?
2) Tác giả có những suy nghĩ ntn khi lần đàu tiên thấy được những quang cảnh ấy?
 (hs suy nghĩ trả lời, gv nhận xét chốt ý)
* GV giảng:
Quang cảnh ở đó khác hẳn cuộc sống đời thường và tác giả đã đánh giá: “Cả trời Nam sang nhất là đây!”. Qua bài thơ ta thấy danh y cũng chỉ ví mình như một người đánh cá (ngư phủ ) lạc vào động tiên (đào nguyên ) dù tác giả vốn là con quan sinh trưởng ở chốn phồn hoa nay mới biết phủ chúa.
Quang cảnh đó càng được rõ nét hơn khi đươc dẫn vào cung.
GV cho hs đọc nhẫm lại đoạn trích và đưa ra câu hỏi hs thảo luận nhóm trả lời gv nhận xét chốt ý.
 1) Tác giả kể và tả gì khi được dẫn vào cung? Những chi tiết nào được quan sát kĩ nhất?
 ( nhóm 1)
GV giảng:
Đại đường uy nghi sang trọng đến nổi một danh y nổi tiếng cũng chỉ dám ngước mắt nhìn rồi lại cuối đầu đi “ và cảm nhận rằng ở đó toàn những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy”.
2) Thái độ của tác giả ntn khi bước vào cung?
 (nhóm 2 )
Qua con mắt và cảm nghĩ của tác giả ta thấy chúa Trịnh là một nơi đệ hưởng lạc để củng cố quyền uy , xa rời cuộc sống nhân dân, một nơi để hưởng lạc củng cố quyền uy bằng lầu cao cửa rộng che giấu sự bất ực cả mình trước tình cảnh của đất nước.
3) Thái độ của tác giả khi tiếp xúc với các lương y khác?
 ( nhóm 3 )
Hs đọc lại đoạn 3 và gv đưa ra câu hỏi hs trả lời gv nhận xét chốt ý:
1. tác giả kể và tả về thâm cung với những chi tiết nào?Qua đó ta thấy chúa Trịnh đã thể hiện cuộc sống vương giả ntn?
Câu hỏi THMT:
Qua cuộc sống của thế tử, em suy nghĩ ntn về mối quan hệ giữa môi trường sống và con người?
2) Qua lời kể và tả, ta thấy tác giả đã rơi vào thế bị động ntn?
GV giảng:
 Chi tiết thế tử khen ông này lạy khéo là chi tiết rất đắt, vì nó vừa chân thực vừa hài hước kín đáo. Nó không chỉ tả cảnh sinh hoạt giàu sang của phủ chú mà còn nói lên quyền uy tối thượng của đấng con trời, cháu trời và thân phận nhỏ nhoi, thấp bé của người thầy thuốc và thái độ kín đáo khách quan của người kể.
Mối quan hệ vua – tôi làm cho mối quan hệ giữa người ban ơn ( người chữa bệnh) và người hàm ơn ( con bệnh ) trở nên vô nghĩa bất bình đẳng.
HS đọc đoạn cuối, gv giải thích các từ khó và đưa ra câu hỏi:
1) Cách chuẩn bệnh của Lê Hữu Trác cùng những biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này ?
 ( hs thảo luận trả lời gv nhận xét)
GV giảng:
Ông cũng muốn kết hợp việc nâng cao thể lực đồng thời với trị bệnh nhưng ông nghĩ nếu chữa lành quá sớm thì chúa sẽ khen và giữ lại làm quan, điều này ông không muốn. Trong ông có một mâu thuẫn phải trung với chúa nhưng phải tránh việc chúa bắt làm quan nên ông chọn phương sách bồi dưỡng sức khỏe.
2) Qua những phân tích trên , hãy đánh giá chung về tác giả ?
-Hs suy nghĩ ,trả lời .
-Gv nhận xét ,tổng hợp:
Nhận xét gì về nghệ thuật viết kí sự của tác giả ?Hãy phân tích những nét đặc sắc đó?
- HS trao đổi ,thảo luận ,đại diện trình bày .
- GV tổng hợp 
II. Đọc - hiểu văn bản:
 1. Tác giả kể chuyện được vua cho đem cáng đến đón vào cung chữ bệnh:
- Cảnh bên ngoài: 
 + Mấy lần cửa, theo đường bên trái dành cho người ngoài cung.
 + Tác giả thấy đâu đâu cũng cây cối “um tùm”, tiếng chim ríu rít, hoa đua thắm, mùi hương thoang thoảng, hành lang nối nhau liên tiếp, lời truyền báo rộn ràng, người qua lại như mắc cửi
→ Quang cảnh phủ chúa Trịnh cực kì xa hoa tráng lệ nhằm khẳng định quyền uy tột cùng của nhà chúa trong khi đó dân tình trong nước đang chịu nhiều khổ cực vì đói rét, vì chiến tranh. 
2. Tác giả kể và tả những điều mắt thấy tai nghe khi được dẫn vào cung:
- Tác giả đi qua mấy lần cửa đến một cái điếm, ở đó “ có những cây lạ lùng và những hòn đá lì lạ”
 “ cột và bao lơn lượn vòng”
- Vượt qua một cái cửa lớn, bị chặn lại vì tác giả ăn mặc có vẻ lạ lùng”
- Qua một đại đường rồi đến một gác tía, qua một cửa nửa tác giả quan sát kĩ “ nhà lớn thật cao và rộng, hai bên hai cái kiệu trên sập mắc một cái võng điều”
=> Tác giả đã bị ngợp , bị động trước cảnh uy nghi cẩn mật quá mức tưởng tượng.
- Thái độ của tác giả: tự coi mình là “quê mùa” → khiêm tốn thân mật với các lương y. Đó là nét nhân cách của ông.
3. Tác giả kể và tả việc đi sâu vào nội cung và khám bệnh cho thế tử:
- Cảnh thâm cung: trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, màu mặt phấn, màu áo đỏ.
- Thủ tục rườm rà, nhiêu khê: bữa ăn sáng của tác giả ở điếm hậu mã, cảnh mọi người chầu chực hầu thế tử, cảnh chuẩn bệnh kê đơn, phải lạy chào bốn lạy, lại được khen một câu : “ Ông này lạy khéo”
→ Nội cung là một cảnh vàng son, nhưng tù hãm, thiếu không khí, ngột ngạt, cuộc sống thế tử như “ con chim non nhốt trong lồng son”.
4. Tác giả nhận định bệnh và đề ra phương án chữa bệnh:
- Bồi dưỡng thể lực, thể lực tốt sẽ đuổi được bệnh ( Quan điểm này xuất phát từ cuộc sống của thế tửi và các biểu hiện bên ngoài của bệnh)
- Phương sách hòa hoãn, kéo dài thời gian chữa bệnh để ông có thể về lại quê nhà.
=> Đó là người thày thuốc giỏi ,giàu kinh nghiệm ,có lương tâm ,có y đức,
=> Một nhân cách cao đẹp ,khinh thường lợi danh,quyền quí, quan điểm sống thanh đạm ,trong sạch.
5. Bút pháp kí sự đặc sắc của tác phẩm
+ Khả năng quan sát tỉ mỉ ,ghi chép trung thực ,tả cảnh sinh động 
+ Lối kể khéo léo ,lôi cuốn bằng những sự việc chi
tiết đặc sắc .
+ Có sự đan xen với tác phẩm thi ca làm tăng chất trữ tình của tác phẩm .
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết
Mục tiêu: Khái quát lại nội dung kiến thức bài học 
PP/KTDH: Làm việc theo cặp, nhóm
Phương tiện dạy học: SGK, giấy A4, A0, máy chiếu, tài liệu tham khảo
Thời gian: 5 phút
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Qua bài học, em hãy rút ra ý nghĩa của đoạn trích?
III. Tổng kết:
Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” phản ảnh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi quyền quý của tác giả.
3. Hoạt động luyện tập, vận dụng
Mục tiêu: Giúp HS nắm được kiến thức cơ bản đồng thời khắc sâu kiến thức, rèn kĩ năng giải quyết vấn đề đồng thời biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập và cuộc sống
PP/KTDH: Hoạt động nhóm, máy chiếu
Thời gian: 15 phút
 - Hệ thống hóa kiến thức 
 	 - Hs trả lời câu hỏi sau:
 Bài học đã cho em những nhận thức gì về chế độ phong kiến ngày xưa? Em thấy chế độ ta ngày nay có những điểm ưu việt gì trong mối quan hệ giữa các cấp lãnh đạo với nhân dân?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Mục tiêu: Tìm tòi, bổ sung kiến thức thông qua những nội dung đã được tìm hiểu trong bài học
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Gv nêu vấn đề, làm việc cá nhân
Thời gian: 1p
- Đọc kỹ phần tác giả, nắm chi tiết đặc sắc.
- Chuẩn bị "Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân"
-----------------------------
Ngày soạn: /08/2019
Ngày dạy: /09/2019
Tiết thứ 3
Tiếng việt: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
 - Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói của cá nhân, những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân.
 - Sự tương tác: Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, còn lời nói hiện thực hoá ngôn ngữ và tạo điều kiện cho ngôn ngữ biến đổi,  ... cụ thể và hướng triển khai → đề mở.
 - Phạm vi đề :
Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài “Tự tình II”.
 + Đề 3:
 - Vấn đề cần nghị luận:
Vẻ đẹp trong bài thơ “ Mùa thu câu cá” của Nguyễn Khuyến.
 - Hình thức nêu ván đề:
Không nêu cụ thể nội dung và hướng triển khai → đề mở.
 - Phạm vi vấn đề :
Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài “ Thu điếu”.
 b. Khái niệm:
 Khái niệm: phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề.
- Tác dụng: giúp người viết đi đúng hướng, không bị lạc đề.
 Phương pháp:
- Đọc kĩ đề bài 
- Gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề).
- Chú ý các yêu cầu của đề (nếu có).
- Xác định yêu cầu của đề:
 + Tìm hiểu nội dung của đề.
 + Tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các bước lập dàn ý
Mục tiêu: Biết được các bước lập dàn ý bài văn nghị luận, vận dụng vào trong quá trình làm văn
PP/KTDH: Làm việc theo cặp, nhóm
Phương tiện dạy học: SGK, giấy A4, A 0, máy chiếu, tài liệu tham khảo 
Thời gian: 20 phút
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
? Lập dàn ý là gì ?
Tác dụng ?
? Bố cục của một bài văn nghị luận ? nhiệm vụ của mỗi phần ?
? Ở đề 1 có thể xác định được bao nhiêu luận điểm?
? Xác lập luận điểm, luận cứ?
? Sắp xếp luận điểm, luận cứ 2 đề trong SGK (2+3)
II. Lập dàn ý:
- Là sắp xếp các ý theo trình tự lôgíc
- Tác dụng: + Không bỏ sót ý
 + Chọn lọc ý
 + Viết nhanh và hay hơn.
- Bố cục: 3 phần
+ Đặt vấn đề: Giới thiệu đối tượng mà đề bài yêu cầu
+ Giải quyết vấn đề làm sáng tỏ vấn đề qua các luận điểm (ý lớn), luận cứ (ý nhỏ) và dẫn chứng.
+ Kết thúc vấn đề: khái quát vấn đề, rút ra những bài học (tư tưởng, tình cảm...)
1. Xác lập luận điểm: (Đề 1)
Xác định 3 luận điểm:
- Cái mạnh của người Việt Nam 
- Điểm yếu của người Việt Nam 
- Hành trang của con người vào thế kỷ mới
(Đề 2 và đề 3 phải dựa vào kiến thức phần đọc hiểu đề xác lập luận điểm)
2. Xác lập luận cứ:
- Tìm những luận cứ làm sáng tỏ từng luận điểm
3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ:
- Trình tự: + Dễ -> khó
 + Chỉnh thể - bộ phận
 + Nhân quả
 + Diễn biến tâm trạng
* Đề 2:
- Tâm trạng cô đơn
- Đau đớn, xót xa, tủi hờn cho thân phận
- Niềm uất ức, túc hờn, muốn phản kháng
- Chán ngán, tuyệt vọng
* Đề 3: Tự xác định 1 vấn đề mà mình tâm huyết
a. Cảnh thu (bức tranh thu)
- Cảnh sắc đặc trưng của làng quê:
+ Sắc xanh
 + Sắc vàng
- Vẻ tĩnh lặng: 
+ Vắng người
+ Chuyển động nhẹ nhàng
+ Động -> tĩnh
b. Tình thu:
- Yêu tự nhiên
- Buồn u uấn -> yêu đất nước
3. Hoạt động luyện tập, vận dụng
Mục tiêu: Giúp HS nắm được kiến thức cơ bản đồng thời khắc sâu kiến thức, rèn kĩ năng giải quyết vấn đề
PP/KTDH: Hoạt động nhóm, máy chiếu
Thời gian: 15 phút
GV giao nhiệm vụ teo nhóm
Đề 1:
a. Phân tích đề: Dạng đề định hướng những nội dung nghị luận.
- Vấn đề nghị luận: giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích "vào phủ chúa Trịnh"
- Phạm vi bài viết (nội dung)
+ Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí trong phủ Chúa.
+ Thái độ của tác giả trước cuộc sống.
- Yêu cầu về phương pháp: sử dụng thao tác lập luận phân tích + nêu cảm nghĩ, dẫn chứng: văn bản "VPCT"
b. Dàn ý:
- Cuộc sống trong phủ chúa
+ Xoa hoa, giàu sang
+ N nghi không
+ Thiếu sinh khí
- Thái độ của tác giả:
+ Ngạc nhiên 
+ Thờ ơ
+ Không đồng tình
- ý nghĩa đoạn trích
+ Phê phán cuộc sống ích kỉ, xa hoa của nhà chúa
+ Chân dung Trịnh Cán: sự ốm yếu, suy đồi của cả xã hội phong kiến.
+ Cuộc sống vật chất thì quá mức nhưng tinh thần thì trống rỗng.
+ Điển hình của giai cấp thống tri đang suy tàn
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Mục tiêu: Tìm tòi, bổ sung kiến thức thông qua những nội dung đã được tìm hiểu trong bài học
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Gv nêu vấn đề, làm việc cá nhân
Thời gian: 1p
	- Nắm được cách phân tích đề và lập dàn ý
- Làm tiếp bài tập 2
- Chuẩn bị: Viết bài văn nghị luận xã hội
-----------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết thứ 9
Thao tác lập luận phân tích
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
 - Kiến thức cơ bản: Nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích. Biết phân tích một vấn đề xã hội, văn học.
 - Kiến thức trọng tâm:
+ Thao tác phân tích và mục đích của phân tích.
+ Yêu cầu và một số cách phân tích trong văn nghị luận.
2. Kĩ năng:
 - Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản.
 - Viết các đoạn văn phân tích phát triển 1 ý cho trước. Viết bài văn phân tích về 1 vấn đề xã hội hoặc văn học.
 - KNS: Nhận thức, trình bày 1 vấn đề
3. Thái độ: 
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà GVđề ra).
+ Năng lực tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin.
+ Năng lực hợp tác (phối hợp với các thành viên g/quyết các câu hỏi, bài tập, )
II/ CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
- Học sinh: sgk, soạn bài và đọc bài
III/ PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
- Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
- Tia chớp, đặt câu hỏi, quan sát tranh, chia nhóm
IV/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức đã học, tạo hứng thú để kết nối với bài học.
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Quan sát tranh
Hình thức: cá nhân
Thời gian: 4 phút
 	Không một bài văn nào chỉ sử dụng duy nhất một thao tác lập luận. Một bài văn đạt hiệu quả cao là bài văn sử dụng nhiều thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn. Để sử dụng nhuần nhuyễn các thao tác ta phải biết các thao tác đó.
2. Hoạt động hình thành nội dung kiến thức:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích
Mục tiêu: Hs nắm được những kiến thức cơ bản về thao tác lập luận phân tích, vận dụng vào làm văn và cuộc sống
PP/KTDH: giao việc về nhà, kỹ thuậ tia chớp
Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu.
Thời gian: 20 phút
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
? Xác định nội dung ý kiến đánh giá của tác giả đối với nhân vật Sở Khanh ?
? Để thuyết phục người đọc, tác giả đã phân tích ý kiến của mình như thế nào ?
? Chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa phân tích và tổng hợp trong đoạn trích? 
? Kể thêm một số đối tượng phân tích trong các bài văn nghị luận (xã hội, văn học)
? Thế nào là lập luận phân tích trong văn nghị luận ? 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS về cách phân tích
Mục tiêu: hiểu cách tiến hành thao tác lập luận phân tích
? Những yêu cầu của thao tác này ?
? Có mấy cách thức phân tích?
? Chỉ ra cách thức lập luận trong các văn bản 1?
? Chỉ ra cách thức lập luận trong văn bản 2?
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích:
VD: Đoạn văn của Hoài Thanh - SGK
- Nội dung ý kiến: Sở Khánh bẩn thỉu, bần tiện, đại diện cho sự đồi bại trong xã hội "TK"
- Những luận cứ để thuyết phục người đọc (làm rõ luận điểm)
+ Sở khanh vờ làm nhà Nho, làm hiệp khách
+ Sở khanh vờ yêu để kiếm chác, để đánh lừa người con gái.
+ Sở Khanh lừa Kiều để Kiều bị đánh đập tơi bời, bị ném vào lầu xanh không có cách gì cưỡng lại, Sở Khanh bỏ trốn.
+Sở Khanh còn dẫn mặt mo đến mắng át Kiều, toan đánh Kiều
- Thao tác phân tích kết hợp chặt chẽ với tổng hợp
+ Trước khi phân tích, tác giả nhận xét khái quát, tổng hợp: trong cái xã hội này, không ai bằng Sở khanh... nhưng.... Sở khanh"
+ Phân tích cụ thể để làm rõ
+ Sau khi phân tích chi tiết bộ mặt lừa bịp, tráo trở của Sở khanh, người viết đã tổng hợp khái quát bản chất của hắn: "là cái mức cao nhất của tình hình đồi bại trong cái xã hội này".
- Một số đối tượng phân tích: từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật, vấn đề đạo đức, giáo dục ...
=> Kết luận:
+ Lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét rồi khái quát, phát hiện bản chất của đối tượng.
+ Mục đích: xem xét kỹ càng, thấy được bản chất của đối tượng phân tích (đặc điểm nội dung, hình thức và các mối quan hệ)
- Yêu cầu 
+ Chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định, đi sâu vào từng yếu tố
+ Phân tích cụ thể gắn liền với tổng hợp, khái quát
II. Cách phân tích:
- Phân tích căn cứ vào quan hệ nội bộ của đối tượng.
- Phân tích các mối quan hệ: nguyên nhân - kết quả; kết quả - nguyên nhân, quan hệ giữa đối tượng này với các đối tượng khác có liên quan, phân tích theo sự đánh giá chủ quan của người lập luận.
VD:
* Văn bản 1 mục 1:
- Phân tích dựa trên cơ sở quan hệ nội bộ trong bản thân đối tượng: những biểu hiện về nhân cách bẩn bần tiện của Sở khanh.
- Phân tích kết hợp chặt chẽ với tổng hợp: từ việc phân tích làm nổi bật những biểu hiện bẩn thỉu, bần tiện và hướng vào giá trị hiện thực của nhân vật này: Tranh vẽ nhà chứa, tính đồi bại trong xã hội đương thời
* Văn bản 1 mục 2:
- Phân tích quan hệ nội bộ của đối tượng, đồng tiền vừa có tác dụng tốt, vừa có tác dụng xấu
- Phân tích quan hệ kết quả - nguyên nhân
+ Nội dung chủ yếu nhìn về mặt tác hại của đồng tiền (kết quả).
+ Vì một loạt hoạt động gian ác, bất chính đều do đồng tiền chi phối (giải thích nguyên nhân).
- Phân tích dựa theo quan hệ nguyên nhân kết quả: phân tích sức mạnh tác quái của đồng tiền -> Thái độ phê phán và khính bỉ của NDu khi nói đến đồng tiền.
- Trong quá trình lập luận, phân tích luôn gắn với tổng hợp: sức mạnh của đồng tiền, thái độ, cách hành xử của các tầng lớp xã hội đối với đồng tiền và thái độ của NDu đối với xã hội đó.
* Văn bản 2 mục 2:
- Phân tích theo quan hệ nhân - quả: Bùng nổ dân số (nguyên nhân) có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của con người (kết quả)
- Phân tích theo quan hệ nội bộ các đối tượng những ảnh hưởng xấu của việc bùng nổ dân số đến con người.
+ Thiếu lương thực - thực phẩm
+ Thiếu việc làm - thất nghiệp
- Phân tích kết hợp với kết quả - tổng hợp, bùng nổ dân số -> ảnh hưởng đến nhiều mặt cuộc sống của con người -> dân số càng tăng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng, của gia đình, của cá nhân càng giảm sút.
3. Hoạt động luyện tập, vận dụng
Mục tiêu: Giúp HS nắm được kiến thức cơ bản đồng thời khắc sâu kiến thức, rèn kĩ năng giải quyết vấn đề
PP/KTDH: Hoạt động nhóm, máy chiếu
Thời gian: 15 phút
1. Bài tập 1: 
a. Quan hệ nội bộ của đối tượng (diễn biến tâm trạng của TK) đau xót, quẩn quanh và bế tắc
b. Quan hệ giữa đối tượng này với các đối tượng khác có liên quan: bài thơ "Lời kỹ nữ" – Xuân Diệu với bài "Tì bà hành" BCD
2. Bài tập 2:
- NT sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc, văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc, tí, con con
- Sử dụng từ trái nghĩa: say - tỉnh, khuyết - tròn, đi-lại.
- Sử dụng phép lặp từ ngữ: "xuân" phép tăng tiến (C8)
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Mục tiêu: Tìm tòi, bổ sung kiến thức thông qua những nội dung đã được tìm hiểu trong bài học
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Gv nêu vấn đề, làm việc cá nhân
Thời gian: 1p
	- Đọc ghi nhớ
	- Hướng dẫn về nhà viết đoạn văn, bài văn có sử dụng thao tác lập luận phân tích
- Chuẩn bị: 2 bài đọc thêm
Ngày tháng 09 năm 2019
TỔ TRƯỞNG
Phạm Thị Oanh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_11_tiet_1_den_tiet_9.docx