Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 40

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 40

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

(Trích Thượng kinh kí sự)

 Lê Hữu Trác

A - Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được đặc điểm của thể loại kí sự trong văn học Trung đại.

 - Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của Lê Hữu Trác.

 2. Kĩ năng: Đọc hiểu, cảm thụ, phân tích.

 3. Thái độ: Trân trọng nhân cách cao thượng của Lê Hữu Trác

B. Chuẩn bị dạy học

 1. Chuẩn bị của GV: Soạn GA

 2. Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài

C. Phương pháp dạy học: phát vấn, giảng bình, tích hợp.

D. Tiến trình bài dạy

 1. Kiểm tra bài cũ: không

 2. Giảng bài mới: Qua Thượng Kinh kí sự, LHT đã ghi chép trung thực và sắc sảo hiện thực cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của ông cũng như xã hội VN thế kỉ XVIII, chúng ta đi vào tìm hiểu đoạn trích.

 

doc 94 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 760Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1	Ngày soạn: 
Tiết: 1, 2 – Văn học	Ngày dạy: 
	Lớp dạy: 11A
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng kinh kí sự)
 Lê Hữu Trác
A - Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: 
 - Hiểu được đặc điểm của thể loại kí sự trong văn học Trung đại.
 - Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của Lê Hữu Trác.
 2. Kĩ năng: Đọc hiểu, cảm thụ, phân tích.
 3. Thái độ: Trân trọng nhân cách cao thượng của Lê Hữu Trác 
B. Chuẩn bị dạy học
 1. Chuẩn bị của GV: Soạn GA
 2. Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài
C. Phương pháp dạy học: phát vấn, giảng bình, tích hợp.
D. Tiến trình bài dạy
 1. Kiểm tra bài cũ: không
 2. Giảng bài mới: Qua Thượng Kinh kí sự, LHT đã ghi chép trung thực và sắc sảo hiện thực cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của ông cũng như xã hội VN thế kỉ XVIII, chúng ta đi vào tìm hiểu đoạn trích.
HOẠT ĐỌNG CỦA THẤY 
 NỘI DUNG BÀI HỌC
BỔ SUNG
Hoat động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn
GV yêu cầu HS đọc và tóm tắt những ý chính trong phần tiểu dẫn (trang 3). Định hướng:
- Vài nét về tác giả?
- ND của tác phẩm “Thượng kinh ký sự”?
- Vị trí và nội dung của đoạn trích?
Hoat động 2: Giáo viên hướng dẫn cách đọc cho hs và yêu cầu hs đọc những đoạn chính.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết
- Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả ntn? Qua những chi tiết cụ thể nào? Phân tích những chi tiết đó để thấy được giá trị hiện thực của tác phẩm?
GV dẫn dắt, gợi mở HS phát hiện, phân tích
GV tham gia bình
Qua những điều đã phân tích ở trên, em có nhận xét gì về quang cảnh trong phủ chúa?
Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa được miêu tả qua những chi tiết đặc sắc nào?
HS phát hiện, bình
GV chốt...
Ví dụ: Thánh thượng đang ngự ở đấy”, “chưa thể yết kiến”, “hầu mạch Đông cung thế tử” , “hầu trà”, “phòng trà ” .
 “nín thở đứng chờ ở xa”, “khúm núm đến trước sập xem mạch”.
Qua việc phân tích trên em có nhận xét gì về quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa? 
Nhân cách con người Lê Hữu Trác được bộc lộ qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó bộc lộ nhân cách gì của ông?
 Minh hoạ: 
+Đoán được chính xác căn bệnh của thế tử 
+Nói thẳng nguyên nhân căn bệnh và cách chữa bệnh; sự giằng conhưng ông đã gạt đi sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm của người thầy thuốc
Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác phẩm là gì?
 GV minh hoạ... 
 Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả Lê Hữu Trác (1724 – 1791) 
2. Tác phẩm:
- Thượng kinh kí sự 
 + Tập kí sự bằng chữ Hán, viết năm 1782, khắc in 1885.
 + Tả quang cảnh ở Kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa và quyền uy, thế lực của nhà chúa.
- Đoạn trích: Tác giả vào phủ để bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
Đọc
 2. Tìm hiểu chi tiết
2.1/ Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa
* Quang cảnh:
- Qua nhiều lần cửa, hành lang quanh co, ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, có “điếm” “hậu mã quân túc trực”, “cây cối um tùm”....
- Cách bài trí, trang trí: Nhà Đại đường (Quyển bồng), gác tía với kiệu son võng diều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng ...
- Căn phòng nơi Trịnh Cán và Trịnh Sâm ở phải đi qua 5,6 lần trướng gấm. Trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng ... xung quanh ngươi hầu đứng hầu hai bên 
=> Quang cảnh phủ chúa cực kì tráng lệ, lộng lẩy, không đâu sánh bằng, biểu hiện một đời sống xa hoa, cầu kì khác với cuộc sống bình thường.. khung cảnh vàng son song tù hảm, thiếu sinh khí, ngột ngạt
* Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:
- Khi tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh chúa thì có “tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường ” và “cáng chạy như ngựa lồng”.
- Trong phủ chúa “Người giữ cửa truyền bá rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. 
- Bài thơ miêu tả khách quan nhất.
- Những lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử đều phải hết sức cung kính, lễ độ.
- Chúa Trịnh luôn luôn có “phi tần chầu chực” xung quanh. 
- T/g làm theo mệnh lệnh của chúa do quan Chánh đường truyền đạt lại; xem bệnh xong chỉ được viết tờ khải để quan Chánh đường dâng lên chúa. 
- Nội cung trang nghiêm.
- Thế tử bị bệnh có đến 7,8 thầy thuốc phục dịch. Khi vào xem bệnh, tác giả - một cụ già - phải quỳ lạy. Muốn xem thân hình của thế tử phải có một viên quan nội thành đến xin phép được cởi áo cho thế tử.
=> Cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống xa hoa đến cực điểm và sự lộng uyền của nhà chúa. Mặc dù khen cái đep, cái sang nơi phủ chúa song tác giả tỏ ra dửng dưng và cả sự mỉa mai.
2.2/ Nhân cách, con người Lê Hữu Trác
-Tài năng, có kiến thức sâu rộng và dày dặn kinh nghiệm
-Ông là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ
-Là người có những phẩm chất cao quý: khinh thường lợi danh,yêu thích tự do và lối sống giản dị, thanh đạm
c. Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự
Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể diễn biến sự việc sinh động, tạo nên được chất hiện thực của tác phẩm.
3. Tổng kết
 Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết chân thực, tác giả đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa quyền quý của chúa Trịnh. Đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.
3. Củng cố bài học: 
 + Giá trị hiện thực của tác phẩm.
 + Thái độ của tác giả.
 + Ngòi bút kí sự sắc xảo.
4. Hướng dẫn học bài cũ: 
5. Hướng dẫn soạn bài mới: Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 1	Ngày soạn: 16/8/2017
Tiết: 3 – Tiếng Việt	Ngày dạy: 18/8/2017
	Lớp dạy: 11A2
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
A - Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân, mối tương quan giữa chúng.
 2. Kĩ năng: Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân.Rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân.
 3. Thái độ: Vừa có thái độ tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo, góp phần vào phát triển ngôn ngữ xã hội.
B. Chuẩn bị dạy học
 1. Chuẩn bị của GV: GA, SGK,
 2. Chuẩn bị của HS: Soạn bài
C. Phương pháp dạy học: vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận.
D. Tiến trình bài dạy
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 2. Giảng bài mới: Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Đó là phương tiện giao tiếp chung của xã hội. Nhưng ngôn ngữ tồn tại trong mỗi cá nhân riêng. Để thấy rõ điều đó, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
BỔ SUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I
Vai trò của ngôn ngữ trong đời sống xã hội?
Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện nào?
Ơ mỗiphương diện, gv yêu cầu hs minh hoạ 
GV đưa vd minh hoạ:
 “Xuân đương tói nghĩa là xuân đương qua 
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất...”
Tìm từ có nghĩa gốc, nghĩa chuyển,phân tích...
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục 2
Khi giao tiếp cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp úng nhu cầu giao tiếp.Vậy cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu hiện ở các phương diện nào?
 Gv yêu cầu hs đưa ví dụ và phân tích các ví dụ
Hoạt động 3: Luyện tập
Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?
 Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Nhận xét về cách sắp xếp từ ngữ trong hai câu thơ “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám....” Cách sắp đặt như thế đạt hiệu quả giao tiếp ntn?
I. NGÔN NGỮ- TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI
- Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Muốn giao tiếp với nhau phải sử dụng phương tiện giao tiếp, trong đó ngôn ngữ là phương tiện quan trọng .
- Các yếu tố ngôn ngữ chung:
 + Các âm và các thanh.
 + Các tiếng 
 + Các từ
 + Các ngữ
- Các quy tắc, các phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ.
 + Quy tắc cấu tạo các kiểu câu.
 + Phương thức chuyển nghĩa từ:chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh
II. LỜI NÓI- SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN.
1 Giọng nói cá nhân: mỗi người có một giọng nói riêng tuy vẫn dùng các âm, các thanh chung thuộc ngôn ngữ cộng đồng.
2. Vốn từ ngữ cá nhân: mỗi cá nhân có vốn từ ngữ riêng trong tài sản chung.
3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung: sáng tạo trong nghĩa từ, kết hợp từ ngữ, tách từ, gộp từ....
4. Việc tạo ra các từ mới: cá nhân tạo ra từ mới từ những chất liệu có sẵn và theo các phương thức chung
5. Việc vận dụng linh hoạt ,sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung
III. LUYỆN TẬP
1. Từ thôi: 
- Nghĩa gốc: chấm dứt kết thúc một hoạt động nào đó
- Nghĩa chuyển: chấm dứt cuộc đời, cuộc sống cách nói tránh, nói giảm để giảm nhẹ nổi đau nhưng thực chất đầy đau đớn, mất mát.
2. Từ ngữ quen thuộc song sắp xếp trật tự khác thường:
- Các cụm danh từ (rêu từng đám, đá mấy hòn) đèu sắp xếp danh từ trung tâm (rêu, đá) ở trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại (từng đám, mấy hòn)
- Bộ phận vị ngữ đứng trước chủ ngữ
Mục đích: làm nổi bật tâm trạng phẩn uất của thiên nhiên cũng như con người.
3. Củng cố và hướng dẫn học bài:
- Củng cố bài học:
+ Anh chị cảm nhận ntn về hình ảnh Nguyễn Khuyến qua “Câu cá mùa thu”?
+ So sánh điểm giống và khác nhau với “Thu vịnh, Thu ẩm”?
- Hướng dẫn học bài cũ: 
4. Hướng dẫn soạn bài mới: Chuẩn bị bài mới: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 1	Ngày soạn: 10/08/2018
Tiết: 4 - Làm văn	Ngày dạy: /08/2018
	Lớp dạy: 11A
PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A - Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: 
- Nắm vững cách phân tích lập dàn ý cho bài viết.
- Hiểu được đặc trưng của văn nghị luận.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích ý, lập dàn ý.
 3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài.
B. Chuẩn bị dạy học
 1. Chuẩn bị của GV: GA, hình ảnh.
 2. Chuẩn bị của HS: Đọc bài, soạn bài theo hướng dẫn.
C. Phương pháp dạy học: vấn đáp, tổng hợp, trao đổi, thảo luận. 
D. Tiến trình bài dạy
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Giảng bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: H/d hs tìm hiểu thao tác phân tích đề
Gv nêu vấn đề: Tại sao phải phân tích đê?
GV chia hs thành 2 nhóm, mỗi nhóm phân tích một đề sau đó lên trình bày
Gọi HS nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, chốt lại
Em hiểu ntn về phân tích đề? Những lưu ý khi phân tích đề?
Hoạt động 2: H/d HS lập dàn ý
Yêu cầu hs lập dàn ý cho đề 1
Các bước lập dàn ý? 
GV chốt...
Hoạt động 3: H/d hs luyện tập
Gv ra đề và dành khoảng 7 phút cho HS làm vào giấy nháp rồi gọi khoảng 3 em trình bày, sau đó nhận xét, bổ sung, chốt lại
c. Kết luận: 
- Gía trị hiện thực sâu sắc làm nên giá trị đặc sắc của tác phẩm.
- Tài năng, nhân cách thanh cao của LHT.
HS thảo luận...
-Trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- đọc ghi nhớ
HS thảo lụân và trình bày.
- Xác định luận điểm
- Xác lập luận cứ.
- Sắp xếp luận điểm, luận cứ
-HS làm theo hướng dẫn – trình bày – nhận xét – bổ sung
I. PHÂN TÍCH ĐỀ
1. Tìm hiểu ngữ liệu (SGK trang 23)
a. Đề 1
- Dạng đề có định hướng cụ thể, nêu rõ các yêu cầu về nội dung, giới hạn về dẫn chứng.
-Vấn đề cần nghị luận: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Yêu  ... mà mở rộng tâm hồn để quan sát, cảm nhận mọi sự vật à tình yêu thương của nhân vật đối với mảnh đất quê hương.
- Đối với những người dân nghèo nơi phố huyện: cảm thông, thương yêu và trân trọng họ, cô hiểu rõ từng hoàn cảnh gia đình.
- Đối với công việc gia đình và em trai: Liên là người chi chững chạc, đảm đang biết chăm sóc em và biết sắp xếp, thu vén công việc gia đình.
- Khi tàu đến:
+ Hành động: dắt em đứng dậy, dõi mắt nhìn theo đoàn tàu, không đáp lời em, lặng theo mơ tưởng: “Hà Nội xa xăm”
à tâm trạng: khao khát, đón chờ đoàn tàu vì nó đem đến chi Liên một thế giới khác, đem đến cho Liên những khoảng khắc bừng sáng, hấp dẫn, đặc biệt nó đánh thức trong lòng Liên những kỉ niệm đẹp về Hà Nội.
à Liên là người giàu lòng thương yêu, hiếu thảo và đảm đang. Cô là người duy nhất trong phố huyện biết ước mơ có ý thức về cuộc sống. Cô mỏi mòn trong chờ đợi. 
à Đây chính là giá trị nhân đạo trong tác phẩm. 
=> Nhân vật này tiêu biểu cho những thiếu nữ Việt Nam trước CM tuy phải đối mặt với cuộc sống khó khăn, nhàm chán, tù đọng nhưng vẫn nhân hậu, không nguôi ước mơ, khát vọng về cuộc đời ngày mai tươi sang.
5. Tư tưởng tác phẩm:
- Tiếng nói xót thương đối với những kiếp người nghèo đói, quẩn qhanh, bế tắc.
- Qua đó gợi sự thương cảm, sự trân trọng ước mong vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.
à vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo.
6. Đặc sắc nghệ thuật: 
- Truyện trữ tình, truyện không có truyện.
- Thông qua các biểu tượng thể hiện một tâm trạng, đằng sau tâm trạng gửi gắm một tư tưởng.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua tác động của ngoại cảnh trong một thời gian và không gian nghệ thuật hẹp nhưng cụ thể.
- Ngôn ngữ sát thực, súc tích và giàu tính biểu cảm.
- Hình ảnh cái tôi tác giả thấp thoáng đằng sau các hình tượng- một cái tôi nhân hậu, giàu tình thương, nhỏ nhẹ và dịu dàng, tâm hồn nhậy cảm với cái buồn nỗi khổ của những người dân nghèo trong xã hội cũ
3. Củng cố và hướng dẫn học bài:
- Củng cố bài học:
Câu 1: Hai đứa trẻ là truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam, yếu tố lãng mạn xen lẫn yếu tố hiện thực?
 GV gợi ý:
Yếu tố hiện thực: phản ánh cuộc sống tàn tạ, tù túng của những kiếp người lam lũ, quẩn quanh, không ánh sáng, không tương lai trong xã hội cũ.
Yếu tố lãng mạn: thể hiện khát vọng của những con người bình thường, bé nhỏ được sống dù chỉ trong phút giây với một thế giới khác đầy đủ, tươi sáng hơn.
à Hai đứa trẻ là bài ca quê hương, bài ca về thiên nhiên đất nước.
Câu 2: Đóng góp mới của ngòi bút Thạch Lam cho tư tưởng nhân đạo trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945?
GV gợi ý:
- Thạch Lam không đi vào tố cáo xã hội tàn ác, bọn người vô lương tâm bóc lột hành hạ những người thấp cổ bé họng, những người nông dân đói khổ mà đi vào miêu tả cuộc sống những người xung quanh những cảnh đời tội nghiệp, buồn chán nơi phố huyện nghèo.
- Nhà văn xót xa trước cuộc sống vô nghĩa quẩn quanh không chỉ ở những con người nghèo khổ tối tăm mà ngay cả cuộc sống tẻ nhạt đơn điệu của hai chị em Liên, đồng thời gợi lên sự khát khao về cuộc sống đẹp đẽ hơn tuy vẫn chỉ là trong mong ước.
Câu 3 : So sánh Hai đứa trẻ với Tắt đèn, Lão hạc, Gió lạnh đầu mùa ( đã học ở chương trình THCS) để thấy con người và xã hội trong những năm trước cách mạng tháng Tám năm 1945?
 + Điểm chung: Cái nhìn hiện thực và nhân đạo đối với xã hội VN đang chìm đắm trong cảnh nô lệ, lầm than.
 + Nét riêng: Phong cách và bút pháp nghệ thuật của các nhà văn: Hiện thực-Lãng mạn.
- Hướng dẫn học bài cũ:
 + Nắm nội dung bài học. Hiểu giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
 + Cảm nhận bản thân khi học xong tác phẩm.
4. Hướng dẫn soạn bài mới: Chuẩn bị bài mới: Ngữ cảnh
5. Rút kinh nghiệm:
____________________________________________________________________________________
Tuần: 10	Ngày soạn:
Tiết: 40 – Tiếng Việt	Ngày dạy: 
	Lớp dạy: 11A
NGỮ CẢNH
 Nguyễn Đình Chiểu
I - Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
 2. Kĩ năng: Biết nói và viết cho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, đồng thời có năng lực lĩnh hội chính xác nội dung, much đích của lời nói, câu văn trong mối quan hệ với nhữ cảnh.
 3. Thái độ: kính phục nhân cách, tài năng NĐC, có thái độ sống đúng đắn và ngưỡng mộ nghĩa sĩ Cần Giuộc.
II. Chuẩn bị dạy học
 1. Chuẩn bị của GV: GA, SGK,
 2. Chuẩn bị của HS: Soạn bài
III. Phương pháp dạy học: Kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, bình giảng, phát vấn...
IV. Tiến trình bài dạy
 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra tập bài soạn HS.
 2. Giảng bài mới: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: Khi nói và viết, chúng ta bao giờ cũng phải lưu ý đến các vấn đề: ai nói (ai viết), nói (viết) cho ai, nói (viết) ở đâu, lúc nào?  Tất cả những vấn đề đó cho thấy: khi nói (viết) không phải chỉ cần câu, chữ cụ thể trong văn bản mà còn phải quan tâm đến ngữ cảnh. Để hiểu được ngữ cảnh và vận dụng được tri thức về ngữ cảnh vào thực tế giao tiếp, hôm nay, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài: Ngữ cảnh.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung truyền đạt
Hoạt động 2: Giúp h/s hình thành khái niệm Ngữ cảnh thông qua ví dụ
 - Gọi h/s đọc SGK
 -Qua ví dụ, hãy cho biết ngữ cảnh là gì?
Giáo viên có thể cho ví dụ khác để học sinh phân tích
*B2: Giúp h/s nắm được các nhân tố của ngữ cảnh
 - Ngữ cảnh có những nhân tố nào?
 - Nhân vật giao tiếp là gì? Các nhân vật giao tiếp có quan hệ như thế nào?
 - Bối cảnh ngoài ngôn ngữ chia làm mấy loại? Hãy trình bày những nét cơ bản của mỗi loại?
- Giáo viên cho ví dụ và hướng dẫn học sinh phân tích
- Văn cảnh là gì? Hãy cho ví dụ và phân tích làm rõ!
- Giáo viên có thể cho ví dụ và hướng dẫn học sinh phân tích
 -Đối với người nói (viết), khi tạo ra văn bản, Ngữ cảnh có vai trò như thế nào?
- Đối với người nghe (đọc), khi tạo ra văn bản, Ngữ cảnh có vai trò như thế nào?
 - Cho học sinh làm bài luyện tập 2 và 5 SGK
Giáo viên cho học sinh đọc phần Ghi nhớ
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập
-Trả lời
-Trả lời
-Trả lời
-Trả lời
-Trả lời
-Trả lời
-Thực hiện
I- Khái niệm
 1. Tìm hiểu ví dụ (SGK)
 2. Khái niệm.
 Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ, tạo lập lời nói đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
II- Các nhân tố của ngữ cảnh
 1. Nhân vật giao tiếp
 - Là những người trực tiếp tham gia nói hoặc viết.
VD: Chị Tí là người nói, những người xung quanh nghe.
 - Quan hệ của nhân vật giao tiếp (Trên, dưới hoặc bằng vai phải lứa) luôn chi phối nội dung và hình thức giao tiếp.
 VD: Câu nói của chị Tí với người quen biết cùng bán hàng mang sắc thái gần gũi, thân mật nên được nói trống không dùng những từ tình thái : à, nhỉ, nhé.
 2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ.
 a. Bối cảnh giao tiếp rộng: Bao gồm toàn bộ nhân tố xã hội, địc lí, chính trị, kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán của cộng đồng ngôn ngữ. Nó tạo nên bối cảnh văn hoá của một đơn vị ngôn ngữ, một sản phẩm ngôn ngữ.
 VD: Câu nói của chị Tí có bối cảnh là xã hội Việt Nam vào những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. những người nông dân chốn đồng quê cũng như dân nghèo thành thị phải sống lam lũ nghèo khổ. Họ luôn mong có sự đổi đời.
 b. Bối cảnh giao tiếp hẹp: (tình huống giao tiếp): nơi chốn, thời gian giao tiếp cụ thể, cùng với những sự kiện và hiện tượng xảy ra xung quanh.
 VD: Câu nói của chị Tícó bối cảnh hẹp là trên đường phố huyện, nơi bán hàng nhỏ, vào lúc trời tối, mọi người đang chờ đợi khách hàng.
 c. Hiện thực được nói tới: có thể là hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp, có thể là hiện thực tâm trạng của con người.
 VD: Câu nói của chị Tí là sự chờ đợi những người lính lệ, người nhà thầy
Thừa chưa đi ra phố huyện để rẽ vào hàng nước chị uống nước, hút thuốc như mọi tối.
 3. Văn cảnh.
 Các đơn vị ngôn ngữ như: âm, tiếng, từ, ngữ, câu, đoạn đi trước hoặc đi sau một đơn vị ngôn ngữ nào đó tạo nên văn cảnh của nó.
 VD: (SGK)
 Vậy văn cảnh bao gồm các yếu tố có trong văn bản viết.
 VD: “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
 Giật mình mình lại thương mình xót xa” ( Truyện Kiều- ND)
 Từ mình xuất hiện 3 lần không ai khác là Thuý Kiều. Vì trước nó là những từ gợi ra vào thời điểm khuya khoắt, cau cuộc hoan hỉ, Thuý Kiều mới kịp nhận ra mình. Nàng càng xót xa, đau đớn vì thân xác bị giày vò, hoen ố ’ trước và sau từ “mình” đều là văn cảnh.
II- Vai trò của ngữ cảnh.
 1. Với người nói (viết) và quá trình sản sinh lời nói: ngữ ccảnh luôn chi phối nội dung và hình thức lời nói và để lại dấu ấn trong lời nói. Do vậy lời nói được sản sinh sao cho thích hợp với ngữ cảnh (nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập tới, văn cảnh,)
 2. Với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói: căn cứ vào ngữ cảnh rộng và hẹp. Phải gắn với từ ngữ, câu với ngữ cảnh sử dụng của nó, với tình tình huống và diễn biến cụ thể để có thể phân tích, tìm hiểu và lí giải thấu đáo, hiểu được cặn kẽtùng chi tiết về nội dung và hình thức.
 VD: Bài tập 2 – SGK
 “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
 Trơ cái hồng nhan với nước non”
- Nhân vật giao tiếp: người phụ nữ khao khát hạnh phúc.
- Bối cảnh rộng: xã hội phong kiến Việt Nam ở thế kỉ XVIII.
- Bối cảnh hẹp: đêm khuya chờ đợi hạnh phúc nhưng vẫn cô đơn.
- Văn cảnh: các từ, câu trong hai câu thơ.
Bài tập 5 – SGK
 Đây là lúc đi đường, bối cảnh hẹp, hai người giao tiếp với nhau. Người hỏi không phải hỏi có hay không có đồng hồ mà hỏi nhau về thời gian. Mục đích biết thông tin về thời gian.
 Học sinh tham khảo phần Ghi nhớ (SGK)
IV. LUYỆN TẬP:
* Bài tập 1:
 Đây là hai câu trong bài VTNSCG. Các câu này xuất phát từ bối cảnh: tin tức về kẻ địch đã có từ mười tháng nay rồi, nhưng chưa thấy lệnh quan. Trong khi chờ đợi, người nông dân cảm thấy chướng tai gai mắt trước những hành vi của kẻ thù.
* Bài tập 2:
 Hai câu thơ của HXH gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi  Hiện thực được nói đến ở đây là hiện thực bên trong, tức là tâm trạng ngậm ngùi chua xót của nhân vật trữ tình.
* Bài tập 3:
 Từ hoàn cảnh của XH VN thời bấy giờ, hoàn cảnh sống của nhà thơ, chúng ta có thể hiểu bà Tú là người phụ nữ tần tảo, hi sinh vì chồng vì con.
* Bài tập 4:
 Hoàn cảnh sáng tác tức là ngữ cảnh của các câu thơ trong bài . Rõ nhất là sự kiện vào năm Đinh Dậu (1897), chính quyền mới do thực dân Pháp lập nên đã tổ chức cho các sĩ tử Hà Nội xuống thi chung ở trường Nam Định. Trong kì thi đó, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương (Đu – me) đã cùng vợ đến dự. Những sự kiện đó chính là ngữ cảnh của bài thơ.
* Bài tập 5:
 Bối cảnh giao tiếp hẹp là: trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau. Trong tình huống đó, người hỏi muốn biết về thời gian để tính toán cho công việc riêng của mình.
3. Củng cố và hướng dẫn học bài: 
- Củng cố bài học:
 - Các nhân tố của ngữ cảnh
	- Vai trò của ngữ cảnh.
- Hướng dẫn học bài cũ: Nắm được các nội dung. Vận dụng để phân tích lời nói trong cuộc sống và trong phân tích cảm thụ văn học.
4. Hướng dẫn soạn bài mới: Chuẩn bị bài mới: Chữ người tử tù
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_tiet_1_den_tiet_40.doc