Giáo án Ngữ văn 11 theo chuẩn kiến thức - Tuần 9 đến 12 - Trường THPT Bắc Bình

Giáo án Ngữ văn 11 theo chuẩn kiến thức - Tuần 9 đến 12 - Trường THPT Bắc Bình

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ

XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:. Giúp học sinh:

- Hiểu được một số nét nổi bật của hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa VN đầu TK xx đến CMT Tám 1945. Đó là cơ sở hình thành nền VHVN hiện đại. Nắm vững những đặc điểm cơ bản và những thành tựu chủ yếu của VHVN hiện đại. Hiểu sơ bộ những nét chủ yếu về các khái niệm xu hướng và trào lưu VH để có thể vận dụng những kiến thức đó học các tác giả, tác phẩm cụ thể.

 - Rèn kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào những tác phẩm, tác giả cụ thể.

- Thái độ yêu mến, trân trọng nền văn học nước nhà.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1.

- Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1.

- Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1.

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 1.

- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 – tập 1.

- Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1.

 

doc 31 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1674Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 theo chuẩn kiến thức - Tuần 9 đến 12 - Trường THPT Bắc Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần lễ thứ: 09
Tiết thứ: 33-34	 Ngaøy 18 thaùng 10 naêm 2009 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ 
XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:. Giúp học sinh:
- Hiểu được một số nét nổi bật của hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa VN đầu TK xx đến CMT Tám 1945. Đó là cơ sở hình thành nền VHVN hiện đại. Nắm vững những đặc điểm cơ bản và những thành tựu chủ yếu của VHVN hiện đại. Hiểu sơ bộ những nét chủ yếu về các khái niệm xu hướng và trào lưu VH để có thể vận dụng những kiến thức đó học các tác giả, tác phẩm cụ thể.
 - Rèn kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào những tác phẩm, tác giả cụ thể.
- Thái độ yêu mến, trân trọng nền văn học nước nhà.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1.
Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1.
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 1.
Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 – tập 1.
Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Bản chất của thao tác lập luận so sánh là gì?
 - Cách thực hiện việc so sánh?
 3. Tiến trình bài dạy:* Lời vào bài: VHVN thời kì này đã đạt được những thành tựu và hạn chế gì, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc và tập trung phân tích, làm sáng tỏ phần đặc điểm của VHVN.
Thao tác 1: Vào đầu thế kỷ XX, hoàn cảnh lịch sử nước ta có gì đặc bịêt ? Tình hình lịch sử đó có ảnh hưởng như thế nào đến văn học? 
Thao tác 2: Cho HS chia nhóm thảo luận, HS tra lời, GV bổ sung và chốt ý chính.+Những nhân tố nào đã thúc đẩy văn học VN đổi mới theo hướng hiện đại hoá? ( Có 4 nhân tố).
Thao tác 3: Qua những nhân tố vừa nêu, anh ( chị) hiểu thế nào về hiện đại hoá văn học từ đầu thế kỷ XX đến CMT8 -1945?
+Quá trình hiện đại hoá diễn ra qua mấy bước?
+ Ngôn ngữ chính được sử dụng chính ở giai đoạn này?
+ Xác định các tác giả tiêu biểu và nhận xét về sự đổi mới của họ?
+ Các tác giả tiêu biểu là những ai?
+ Giai đoạn này đã thực sự đi vào hiện đại hoá chưa? Vì sao?
+ Người ta cho đây là giai đoạn mà văn học đã hiện đại hoá, em hãy chứng minh?
+ Em có nhận xét gì về quá trình hiện đại hoá diễn ra qua 3 bước?
Thao tác 4: Hai bộ phận phân hoá trong văn học là những bộ phận nào? Ở mỗi bộ phận lại chia ra những dòng văn học nào?
+ Giới thiệu những nét cơ bản của dòng văn học lãng mạn? ( GV lấy VD tiểu thuyết của nhóm Tự Lực văn đoàn để phân tích làm rõ phần này).
+ Những nội dung chủ yếu mà các nhà văn đề cập đến là gì?
+ Dòng văn học này có điểm gì hạn chế?
+ Ở bộ phận văn học này có những điểm nào cơ bản? ( Tác giả của dòng văn học nay là của ai? Nội dung chủ yếu là gì?)
+ Em có nhận xét gì về hai dòng văn học LM và HT? ( cùng song song tồn tại).
Thao tác 5: GV cho lớp thảo luận. GV bổ sung và cho HS ghi.
+ Nền văn học Vn giai đoạn này phát triển với một tốc độ nhanh chóng do những nguyên nhân nào?
Hoạt động 2: Cho HS đọc SGK và tìm hiểu những thành tựu của nền vh giai đoạn này.
 + Thao tác 1: Văn học VN giai đoạn này đạt được những thành tựu nào về nội dung?
+Có những biểu hiện mới gì?
Thao tác 2: Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi: Nêu những biểu hiện của lòng yêu nước, lòng nhân đạo, tình thần dân chủ? Cho vd, phân tích vd?
Thao tác 3: Cho HS đọc SGK.
-Văn học VN giai đoạn này đạt được những thành tựu nào về hình thức?
+ SGK trình bày những thành tựu của các thể loại nào?
+ Nhận xét những nét chính về thể loại tiểu thuyết? ( Ngôn ngữ của tiểu thuyết HBC có gì đáng lưu ý?).
+ Nêu những nét cơ bản về truyện ngắn? kể tên một vài tác giả tiêu biểu?
+ Những tác giả nào tiêu biểu cho thể loại phóng sự?
+ Nội dung chính của thể loại Kí?
+ Nêu những nét cơ bản về thể loại và ngôn ngữ Thơ?
Hoạt động 3:Cho HS đọc phần ghi nhớ SGk để tổng kết bài học.
I/ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VHVN TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CMT8 NĂM 1945.
1/ Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá.
* Hoàn cảnh lịch sử: SGK/82
- Xã hội VN từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 biến đổi theo hướng hiện đại.
- Văn học VN dần thoát khỏi hệ thống của văn học Trung Hoa, ảnh hưởng văn học Phương Tây.
- Chữ Quốc ngữ dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm.
- Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam đối với sự phát triển nền văn hoá dân tộc. 
* Hiện đại hoá: Là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học Trung đại, đổi mới theo hình thức văn học Phương Tây, hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.
* Quá trình hiện đại hoá qua 3 bước:
a/ Giai đoạn thứ nhất: Từ đầu thế kỷ XX đến những năm 20.
- Chữ Quốc ngữ phổ biến rộng rãi.
- Dịch thuật phát triển, văn xuôi quốc ngữ ra đời. Tp : Hoàng Tố Oanh hàm oan.
- Các tác giả: PBC, PCT, HTK có thay đổi về nội dung tư tưởng nhưng thể loại, ngôn ngữ, văn từ thì chưa thay đổi.
=> Giai đoạn chuẩn bị cho quá trình HĐH
b/ Giai đoạn thứ hai: Từ 1920 đến 1930.
+ Nhiều tác phẩm có giá trị xuất hiện: Hồ Biểu Chánh ( 64 cuốn tiểu thuyết), Hoàng Ngọc Phách ( Tố Tâm), 
+ Nhìn chung, nền văn học giai đoạn này đạt được một số thành tựu, tuy nhiên, văn học Trung đại vẫn tồn tại.
=> Giai đoạn chuẩn bị cho quá trình HĐH
c/ Giai đoạn thứ ba:Từ 1930 đến 1945.
+ Là giai đoạn hoàn tất của quá trình hiện đại hoá.
+ Văn xuôi phát triển mạnh mẽ: Tiểu thuyết của nhóm Tự Lực văn đoàn, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Thạch Lam 
=> Giai đoạn 1 và 2 , văn học còn bị níu kéo, ràng buộc bởi cái cũ, tạo nên tính giao thời. Đến giai đoạn 3 mới thực sự hoàn tất quá trình hiện đại hoá.
2/ Văn học hình thành 2 bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
a/ Bộ phận văn học công khai.
* Dòng văn học lãng mạn.
+ Văn học lãng mạn là tiếng nói của cá nhân tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao trí tưởng tượng để diễn tả khát vọng, ước mơ.
+ Văn học lãng mạn góp phần thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống luân lí, lễ giáo phong kiến để giải phóng cá nhân.
Thành tựu:sgk
Hạn chế:Văn học lãng mạn ít gắn với đơi sống chính trị xã hội của đất nước.
* Dòng văn học hiện thực.
+ Phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời.
+ Đi sâu, phản ánh tình cảnh khốn khổ của người nông dân bị áp bức, bóc lột.
Thành tựu:sgk
Hạn chế: Các nhà văn chưa thấy hết khả năng CM của người lao động.
=>cùng tồn tại và phát triển song song với nhau.
b/ Bộ phận văn học không công khai.
+ Thơ văn trong tù.
+ Tác giả là những chiến sĩ và quần chúng tham gia CM → Thơ văn là vũ khí chiến đấu.
+ Biểu hiện lòng yêu nước và niềm tin vào tương lai thắng lợi của CM.
3/ Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng.
+ Sự thúc bách của yêu cầu thời đại.
+ Sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc.
+ Sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái “ Tôi” cá nhân.
+ Văn chương trở thành thứ hàng hoá, viết văn trở thành một nghề kiếm sống.
II/ THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CMT8 NĂM 1945.
1/ Về nội dung tư tưởng.
+ Tiếp tục phát huy hai truyền thống lớn: chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.
+ Văn học VN còn đem đến một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ.
+ Biểu hiện: 
 - Lòng yêu nước gắn liền với dân .
 - Quan tâm đến những con người cực khổ, lầm than trong tầng lớp nhân dân.
 - Quan niệm về người anh hùng.
2/ Về hình thức thể loại và ngôn ngữ.
Bao gồm các thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, bút kí, kịch, thơ. 
a/ Tiểu thuyết:
+ Trước 1930, xuất hiện chưa nhiều, HBC là tác giả tiêu biểu.
- Ngôn ngữ: mang sắc thái bình dân, đạm chất Nam bộ.
+ Từ năm 1930 trở đi, nhóm Tự lực Văn đoàn đẩy tiểu thuyết lên một bước mới.
- Ngôn ngữ: diễn tả chính xác, tinh tế, gợi trí tưởng tượng.
b/ Truyện ngắn.
+ Vào những năm 30 chưa gây được tiếng vang.
+ Từ 1930 -1945, truyện ngắn phong phú, đặc sắc.
- Ngôn ngữ: phong phú, giản dị.
c/ Phóng sự: Tác giả tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố.
d/ Kịch: Chưa gây được tiếng vang.
e/ Bút Kí: Tính trữ tình, bộ lộ cảm xúc trước hiện thực.
 f/ Thơ: + Tản Đà là ngôi sao sáng.
 + Từ năm 1930 – 1945: thơ mới ra đời.
 g/ Lí luận – phê bình: Nhiều nhà lí luận phê bình nổi tiếng: Hoài Thanh, Thạch Lam
III/ KẾT LUẬN: Ghi nhớ ( SGK).
4/ Củng cố: 
Văn học VN từ đầu thế kỷ XX đến CMT8 1945 có vị trí như thế nào trong nền văn học dân tộc?
Trả lời: + Nó kế thừa tinh hoa của văn học Trung đại suốt 10 thế kỉ.
 + Nó mở ra thời kì văn học mới: văn học hiện đại hoá có khả năng hội nhập với nền văn học chung của thế giới.
5/ Dặn dò: Tiết sau làm bài viết số 3.GV hướng dẫn hình thức kiểm tra gồm 2 phần: Trắc nghiệm(3đ) và tự luận(7đ)
 - Chuẩn bị cho bài làm văn số 3.
Xem gợi ý các đề bài và cách làm bài trong bài học của SGK.
Chuẩn bị cho bài viết này ở lớp.
Tuần lễ thứ: 09 Ngaøy 19 thaùng 10 naêm 2009 
Tiết thứ: 35-36 VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp HS:
- Giúp học sinh biết vận dụng những thao tác lập luận, phân tích, so sánh trong văn nghị luận.
- Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về một vấn đề văn học
- Thái độ trung thực, sáng tạo khi viết văn
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1.
Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1.
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 1.
Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 – tập 1.
Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Tiến trình bài dạy:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
- GV: Nêu đề bài.
- GV: Định hướng cách làm bài cho học sinh.
- GV: Nhắc nhở học sinh làm bài nghiêm túc.
Định hướng chấm bài.
I Đề: 
Câu 1:Nét đặc sắc của việc sử dụng từ ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến(4đ)
Câu 2:Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của anh (chị) hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu.(6đ)
II. Hướng dẫn:
1/ Yêu cầu về hình thức:
+ Đảm bảo bố cục, văn mạch lạc.
+ Phân tích sâu.
2/ Yêu cầu vê nội dung.
HS làm rõ các ý sau:
Câu 1:
+Những từ ngữ trong bài thơ giản dị, gần giũ đời thường, tong sángnhưng đã thể hiện chính xác và lột tả được cái thần của cảnh vật(ao thu, nước thu, trời thu, ngõ trúc...)
+Những từ ngữ đặc biệt lá các tính từ(trong veo, lãnh lẽo, biếc, xanh ngắt vắng teo, quanh co...) các động từ kèm bổ ngữ(gợi tí, đưa vèo...) người đọc không chỉ cảm nhận được linh hồn của cảnh vật mà còn thấy được tâm trạng, tâm sự của thi nhân.
+Tác giả sử dụng rất thần tình cách gieo vần “eo”-tự vận , oái oăm để diễn tả một không gian nhỏ dần và đi đến tâm trạng cô đơn, khó nói của nhà thơ. 
Câu 2: -Hình tượng người nông dân-nghĩa sĩ mộc mạc, chất phác, không quen chiến đấu(d/c) :
+Lai lịch:d/c
+cuộc sống:d/c
-Hình tượng người nông dân –nghĩa sĩ rất mực nghĩa khí, căm thù quân xâm lược, xả thân chống giặc (d/c)
-Cảm nhận người viết về hình tượng người nông dân-anh hùng  ... Tuyết vậy”: niềm vui và hạnh phúc của các thành viên gia đình và mọi người khi cụ tổ qua đời. 
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến “Đám cứ đi”: Cảnh đám ma gương mẫu. 
 + Đoạn 3: Còn lại: Cảnh hạ huyệt.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Mâu thuẫn trào phúng:
- Nhan đề: Chứa đựng nghịch lí
 + Bình thường: Gia đình có người mất thì tất cả thành viên đau buồn.
 + Nghịch lí: lo lắng, bận rộn để tổ chức một đám tang chu đáo, linh đình như một ngày hội
à Tình huống trào phúng: con cháu thật sự sung sướng, hạnh phúc khi cụ cố tổ chết.
- Tác dụng:
 + Làm nổi bật tình huống trào phúng của chương truyện, gây sự chú ý nơi người đọc.
 + Làm bật lên tiếng cười phê phán, phơi bày thực chất của tầng lớp thượng lưu tư sản thành thị.
2. Niềm hạnh phúc của những người thành viên trong gia đình:
- Cụ cố Hồng: 
“ mơ màng đến cái lúc lão mặc đồ xô gai, chống gậy ho khạc...” để được thiên hạ khen.
à đứa con bất hiếu, háo danh.
- Vợ chồng Văn Minh: mừng vì di chúc sẽ được thực hiện, những mođen đám tang sẽ được tung ra.
à hám của, hám lợi.
- Tuyết: được dịp ăn mặc thời trang, khoe khoang.
à Cơ hội để chưng diện, khoe khoang sự hư hỏng
- Cậu tú Tân: sướng vì được dùng máy ảnh mới, khoe tài chụp hình.
à là dịp để giải trí, khoe tài chụp ảnh.
- Ông phán mọc sừng: vui vì được chia món tiền to, tính chuyện làm ăn với Xuân.
à Được chia một phần tiền vì “đôi sừng” của mình
- Xuân Tóc Đỏ:
“Ông già ... thêm to ... dám nhận”
à Danh giá và uy tính của Xuân càng cao thêm
=> Cả nhà đều sung sướng đến bất hiếu mà quên đi đạo lí thông thường của dân tộc.
- Hạnh phúc của những người ngoài gia đình:
 + Cảnh sát Min Đơ và Min Toa:
“đã được ... vỡ nợ”
à đang lúc thất nghiệp lại có được tiền.
+ Bè bạn cụ cố Hồng:
“ngực đầy ... loăn qoăn”
à cơ hội để khoe khoang.
+ Hàng phố:
“Đám ma đưa đến ... cố Hồng”
à được xem một đám ma to tát.
=> Bức tranh tròa phúng chân thực mang đậm tính hài hước
3. Cảnh đám tang gương mẫu:
a. Cảnh đưa đám:
- Tả bao quát: Khi đi trên đường: 
 + Chậm chạp, nhốn nháo như hội rước. 
 + Kết hợp ta, Tàu Tây để khoe giàu một cách hợm hĩnh.
à Đám ma to như đám rước.
- Tả cận cảnh: Người đi dự: giả dối, bàn đủ thứ chuyện.
b. Cảnh hạ huyệt: 
- Mở đầu: cậu tú Tân thì dàn dựng việc chụp hình một cách giả dối và vô văn hóa.
- Tiếp theo: Ông Phán thì diễn việc làm ăn với Xuân: “Xuân Tóc Đỏ  gấp tư”
=> Đó là một màn hài kịch thể hiện sự lố lăng , đồi bại, bất hiếu, bât nghĩa của XH TS thượng lưu trước 1945. 
4. Nghệ thuật tráo phúng:
- Từ một tình huống trào phúng cơ bản, nhà văn triển mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau
à tạo nên màn đại hài kịch phong phú, biến hóa.
- Thủ pháp nghệ thuật:
 + Phát hiện những chi tiết đối lập nhau trong cùng một sự vật, con người.
 + Cường điệu, nói ngược, nói mỉa mai
à Làm nổi bật ý nghĩa trào phúng của truyện.
 III. Tổng kết: 
Ghi nhớ (SGK)
4. CỦNG CỐ:
- Nội dung và ý nghĩa phê phán của chương truyện.
- Nghệ thuật đặc sắc của Vũ Trọng Phụng thể hiện trong truyện.
5. DẶN DÒ:
- Bài cũ: học bài, tóm tắt đoạn trích.
- Bài mới:chuẩn bị: Phong cách ngôn ngữ báo chí.
 Câu hỏi: 
- Đọc các ví dụ trong SGK và nêu tên, những đặc điểm của các thể loại đó?
- Sưu tầm một vài tờ báo và chỉ ra những thể loại văn bản báo chí trên tờ báo đó?
Tuần thứ 12
Tiết 47 Ngày soạn 27 tháng 10 năm 2009
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí; phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở những VB khác được đăng tải trên báo.Giúp học sinh nhận rõ ưu , khuyết điểm của bài làm. Biết đối chiếu với nhưngx yêu cầu cảu đề so sánh với bài viết số 2. Từ đó củng cố kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận.
- Rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, thao tác lập luận, phân tích trong bài văn nghị luận.Có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báp chí.
- Thái độ tính chủ động, sáng tạo trong viết văn
 II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1.
Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1.
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 1.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Niềm hạnh phúc cụ thể của từng thành viên trong gia đình cụ Cố Hồng là gì? Phân tích, chứng minh.
 - Cảnh đi đưa đám diễn ra như thế nào? Phân tích các chi tiết đó? 
* Đáp án:
- Niềm vui trong gia đình cụ cố Hồng mỗi người một vẻ tạo nên bức chân dung biếm họa về các nhận vật: Cố Hồng, Văn Minh, Tuyết, Tú Tân, Phán Mọc sừng, Xuân...
- Cảnh đưa đám là một tấn hài kịch, sự lống đồi bại của xã hội thượng lưu, đua đòi rởm đời...
 3. Tiến trình bài dạy: Báo chí luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta qua việc cung cấp thông tin hàng ngày, vậy báo chí có những thể loại và đặc điểm gì, các em sẽ bước đầu tìm hiểu về nó qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: + GV: giới thiệu bài, cho HS:quan sát một tờ báo( Tuổi trẻ, Thanh niên.. ) ở các mục bàn tin, phóng sự, tiểu phẩm.
HĐ2: + HS:tìm hiểu mục I, quan sát bản tin ở SGK,trả lời các câu hỏi:
Đặc điểm của một bản tin?
Đặc điểm của một phóng sự?
Đặc điểm của một tiểu phẩm?
HĐ3: Nhận xét chung về VB báo chí và ngôn ngữ báo chí.
+ GV: yếu cấu HS:tìm hiểu mục I. 2 ở SGK và trả lời các câu hỏi:
Các thể loại báo chí?
Đặc điểm về ngôn ngữ của mỗi thể loại?
Chức năng chung của ngôn ngữ báp chí?
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập.
+ GV: hướng dẫn HS:tự làm bài tập trong SGK.
Báo chí được coi là cơ quan quyền lực thứ tư, sau lập pháp,tư pháp và hành pháp.
I. NGÔN NGỮ BÁO CHÍ.
1. Tìm hiểu một số thể loại ngôn ngữ báo chí.
I. Bản tin
Thường có các yếu tố: thời gian, địa điểm, sự kiện để cung cấp chính xác những tin tức cho người đọc.
II. Phóng sự
Thực chất cũng là bản tin, được mở rộng phần tường thuật chi tiết, sự kiện, và miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ, chi tiết, sinh động về vấn đề.
III. Tiểu phẩm
Tương đối tự do về đề tài, cách viết, ngôn ngữvà thường mang dấu ấn cá nhân người viết. Nó bộc lộ chính kiến của người viết.
2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí.
I. BC có nhiều thể loại.
Tồn tại ở hai dạng chính,dạng nói và dạng viết. Ngoài ra còn có báo hình.
II. Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ( bản tin: chuẩn xác, gợi hình gợi cảm; tiểu phẩm: tự do, đa nghĩa, hài hước, dí dỏm; quảng cáo: ngoa dụ, hấp dẫn, có hình ảnh)
III. Ngôn ngữ BC là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quôc tế, phản ánh dư luận và ý kiến của nhân dân, đồng thời thể hiện chính kiến của tờ báo, góp phần thúc đẩy XH phát triển. 
GHI NHỚ ( SGK)
4 Củng cố :Cho HS nhắc lại các thể loại thường gặp ở văn bản báo chí.
 Nhắc lại đặc điểm của ngôn ngữ báo chí.
5. dặn dò:
Bài cũ: học bài, làm bài tập.
Chuẩn bị bài: Một số thể loại thơ, truyện.
Tuần thứ12 
Tiết 48 Ngày 28 tháng 10 năm 2009 
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
I. MỤC TIÊU. Giúp HS:
- Nhận rõ ưu, khuyêt điểm của mình trong bài viết.
- Tự đánh giá và sửa chữa bài làm của mình.
- Tăng thêm lòng yêu thích học văn và làm văn
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1.
Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1.
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 1.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phân tích đề.
+ GV yêu cầu HS nhớ và đọc lại đề văn của bài đã làm, chỉnh sửa ( nếu HS nhớ không chính xác) và nêu những lưu ý cần thiết về đề.
+ Yêu cầu HS phân tích đề, từ đó chỉ ra các yêu cầu về nội dung, hình thức ( Nội dung chính mà bài viết cần tập trung là nổi bật là vấn đề gì? Phạm vi tư liệu đề yêu cầu là gì?)
Hoạt động 2: Tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng dan ý.
 Yêu cầu HS nêu và xây dựng dàn ý bằng hệ thống câu hỏi, qua đó hình thanh cách tìm ý, cách lập dàn ý.
+ GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý và các yêu cầu cần đạt.
Hoạt động 3: GV trả bài và nhận xét, đánh giá bài viết của HS.
HS tự nhận xét bài viết của mình qua việc đối chiếu với dàn bài và các yêu cầu vừa nêu. ( Bài viết đã đáp ứng những yêu cầu nào? Còn thiếu những gì? Nếu viết lại thi sẽ bổ sung như thế nào?).
+ GV nhận xét đánh giá của mình về bài làm của HS ( Nhận xét chung và cho VD cụ thể theo bài làm của HS).
Hoạt động 4:Sửa chữa lỗi của bài viết, biểu dương và nhắc nhở.
+ HướngHS sửa các lỗi về ý, sắp xếp ý, bố cục, trình bày, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp
+ Biểu dương những HS có bài viết tốt, nhắc nhở những HS còn mắc nhiều lỗi.
+ GV: trả bài cho hs. 
+ HS:nhận diện kĩ các lỗi trong bài làm, cách khắc phục.
1/ Chép lại đề ( Nếu đề đã chép sẵn ở bảng phụ thì chỉ cần trương bảng lên).
2/ Xác định yêu cầu của đề.
 + Yêu cầu về thể loại.
+ Yêu cầu về nội dung.
+ Phạm vi tư liệu.
Dàn bài sơ lược.
HS làm rõ các ý sau:
Câu 1:
+Những từ ngữ trong bài thơ giản dị, gần giũ đời thường, tong sángnhưng đã thể hiện chính xác và lột tả được cái thần của cảnh vật(ao thu, nước thu, trời thu, ngõ trúc...)
+Những từ ngữ đặc biệt lá các tính từ(trong veo, lãnh lẽo, biếc, xanh ngắt vắng teo, quanh co...) các động từ kèm bổ ngữ(gợi tí, đưa vèo...) người đọc không chỉ cảm nhận được linh hồn của cảnh vật mà còn thấy được tâm trạng, tâm sự của thi nhân.
+Tác giả sử dụng rất thần tình cách gieo vần “eo”-tự vận , oái oăm để diễn tả một không gian nhỏ dần và đi đến tâm trạng cô đơn, khó nói của nhà thơ. 
Câu 2: -Hình tượng người nông dân-nghĩa sĩ mộc mạc, chất phác, không quen chiến đấu(d/c) :
+Lai lịch:d/c
+cuộc sống:d/c
-Hình tượng người nông dân –nghĩa sĩ rất mực nghĩa khí, căm thù quân xâm lược, xả thân chống giặc (d/c)
-Cảm nhận người viết về hình tượng người nông dân-anh hùng chống giặc ngoại xâm xuất hiện đầu tiên trong tác phẩm VHVN như bức tượng đài nghệ thuật.
3/ Nhận xét ưu khuyết điểm của HS - Trả bài.
- Öu ñieåm: Đa số HS hiểu đề, phân tích đúng yêu cầu đề, trình bày bố cục rõ ràng.
- Khuyeát ñieåm: Vài HS chưa đọc kỹ đề, chưa hiểu yêu cầu đề, trình bày sơ sài, diễn ý suông , chưa chú ý phân tích làm nổi bật vấn đề nghị luận; HS nhằm lẫn phân tích toàn bộ bài thơ.
4/ Trả bài-Sửa chữa lỗi Lỗi về nội dung- Lỗi về hình thức:
Sửa bài: Sửa:..
Lỗi sai. .. 
. .
 .
Đọc bài : GV chọn 1-2 bài điểm khá- giỏi
4/ Củng cố: Yêu câu HS liên hệ kết quả bài viết số 3 với các bài làm trước để thấy những hạn chế nào đã được khắc phục, những nhược điểm nào còn mắc phải.
+ Tự đọc lại bài làm, rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra học kì sắp đến.
- Phải có ý thức sửa những lỗi mình mắc phải ở bài viết này.
- Có ý thức rút kinh nghiệm từ cả bài thi giữa học kì để có kết quả thi cuối kì tốt hơn
5/ Dặn dò: Xem và soạn bài: Một số thể loại văn học: Thơ, Truyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 11TUAN 912 THEO CHUAN KTNH 1112.doc