Giáo án Ngữ văn 11 năm 2016 - Tiết 47: Phong cách ngôn ngữ báo chí

Giáo án Ngữ văn 11 năm 2016 - Tiết 47: Phong cách ngôn ngữ báo chí

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu được khái niệm ngôn ngữ báo chí. Các thể loại chủ yếu của ngôn ngữ báo chí và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí.

2. Kĩ năng

- Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu

- Có kĩ năng viết 1 bản tin, phỏng vấn, phân tích bài bình luận hay phóng sự hoặc tiểu phẩm báo chí đơn giản.

3. Thái độ

- Có niềm yêu thích hứng thú với các chương trình báo chí.

- Có ý thức quan tâm theo dõi tin tức báo chí để có những hiểu biết xã hội và thái độ sống đúng đắn tích cực.

- Biết tích luỹ những kinh nghiệm cần thiết để có thể viết được những bản tin, trước mắt là để phục vụ cac hoạt động trong nhà trường và sau đáp ứng các vấn đề trong cuộc sống.

 

doc 4 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 7059Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 năm 2016 - Tiết 47: Phong cách ngôn ngữ báo chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 13/11/2016
Tiết 47
Lớp dạy 11A5
Tiếng Việt
Phong cách ngôn ngữ báo chí
I. Mục tiêu bài học	
1. Kiến thức 
- Hiểu được khái niệm ngôn ngữ báo chí. Các thể loại chủ yếu của ngôn ngữ báo chí và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí.
2. Kĩ năng 
- Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu
- Có kĩ năng viết 1 bản tin, phỏng vấn, phân tích bài bình luận hay phóng sự hoặc tiểu phẩm báo chí đơn giản.
3. Thái độ
- Có niềm yêu thích hứng thú với các chương trình báo chí.
- Có ý thức quan tâm theo dõi tin tức báo chí để có những hiểu biết xã hội và thái độ sống đúng đắn tích cực.
- Biết tích luỹ những kinh nghiệm cần thiết để có thể viết được những bản tin, trước mắt là để phục vụ cac hoạt động trong nhà trường và sau đáp ứng các vấn đề trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: 
+ SGK, SGV,các tài liệu tham khảo. 
+ Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận.
+ Phiếu thảo luận nhóm, máy tính, máy chiếu.
- Học sinh: SGK, các tài liệu tham khảo, một số tờ báo. 
III. Kiểm tra bài cũ(5 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các em.
IV. Bài mới
Trong chương trình Ngữ văn THPT, các em sẽ được học tất cả 6 phong cách ngôn ngữ văn bản. Nhưng cho đến giờ phút này, các em mới chỉ được học một phong cách: “phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” ở lớp 10. Vì vậy để tiếp nối hệ thống các phong cách ngôn ngữ nói trên, tiết học ngày hôm nay thầy trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một phong cách ngôn ngữ mới. Đó là phong cách ngôn ngữ báo chí.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Ngôn ngữ báo chí (20 phút)
- GV chia lớp thành 3 nhóm và phát phiếu học tập cho các em thảo luận về các nội dung về bản tin, phóng sự, tiểu phẩm.
- Sau khi hoàn thành cử đại diện nhóm lên trả lời các câu hỏi: 
Học sinh đọc các văn bản SGK.
Thảo luận theo nhóm 5 phút
Ngôn ngữ báo chí:
1. Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí:
a. Xét ngữ liệu: SGK/129, 130
*Nhóm 1:
+ Bản tin nói về sự kiện gì? Ở đâu? Thời gian nào?
=> Đặc điểm nổi bật của bản tin này là gì?
*Nhóm 2:
+ Tương tự như vậy, phóng sự b cung cấp cho chúng ta những thông tin như thế nào? 
=> Em hãy cho biết đặc điểm của thể loại này?
*Nhóm 3,4: 
+Tiểu phẩm đề cập đến vấn đề gì?
+Thái độ của tác giả ra sao?
+Em hãy rút ra đặc điểm của tiểu phẩm?
*GV tổng kết đánh giá, cho điểm các nhóm.
- Đại diện nhóm 1 trả lời:
+Sự kiện: TW Đoàn tôn vinh 122 thủ khoa năm 2006 
+Thời gian: ngày 29-31/03
+Địa điểm: Hà Nội 
- Thời gian , địa điểm
- Sự kiện, sự việc chính xác
- Ngắn gọn, cập nhật
- Đại diện nhóm 2 trả lời:
+Sự kiện: Nơi đầu tiên xóa xong nhà tạm cho đồng bào dân tộc. 
+Thời gian: Tháng 01/2007 
+Địa điểm: Cà Roòng - Noọng Ma. 
- Phóng sự: thực chất cũng là bản tin, nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh, cung cấp cho người đọc cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.
- Đại diện nhóm 3,4 trả lời:
+ Việc xây nhà vi phạm pháp luật ở TP Hồ Chí Minh.
+ Mỉa mai, châm biếm, 
- Tiểu phẩm: là một thể loại báo chí gọn nhẹ, dân dã, có sắc thái mỉa mai, châm biếm, hàm chứa chính kiến về thời cuộc.
b. Nhận xét:
- Bản tin: 
+ Có thời gian, địa điểm sự kiện chính xác.
+ Ngắn gọn, cập nhật
- Phóng sự: 
+ Là một bản tin.
+ Mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh.
+ Cung cấp một cái nhìn đầy đủ, sinh động và hấp dẫn.
- Tiểu phẩm: 
+ Ngắn gọn, rõ ràng.
+Giọng văn: thân mật, dân dã, có sắc thái mỉa mai, châm biếm.
+ Hàm chứa một chính 
kiến về thời cuộc.
Hoạt động 2: Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí
- GV cho HS đọc sách giáo khoa trang 131.
- Em có nhận xét gì về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí?
 - Mỗi thể loại báo chí trên, yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ có giống nhau không? Vì sao?
(Về phần này giờ sau sẽ học kĩ hơn, GV không cần đi sâu)
- Tuy có nhiều thể loại và dạng như vậy, nhưng chức năng chung của ngôn ngữ báo chí là gì?
*GV tổng kết, lưu ý HS:
Không phải bất cứ văn bản nào đăng trên báo, đọc trên đài đều thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Thơ, truyện là thuộc PCNN văn chương. Các văn bản hành chính là thuộc PCNN hành chính, báo cáo hoặc phát biểu của cơ quan chính quyền đoàn thể là thuộc PCNN chính luận...Báo, đài chỉ là nơi đăng tải, chuyển tải những văn bản đó mà thôi
+ Phân loại theo phương tiện: báo viết (báo Nhân dân, báo Quân đội,...), báo nói (Đài tiếng nói VN,...), báo hình (Đài Phát thanh và Truyền hình QB,...), báo điện tử (báo trên mạng in-tơ-net,...).
 + Phân loại theo lĩnh vực hoạt động xh: báo Văn nghệ, báo KH và đ/sống, báo GD và Thời đại, báo Công an nd,...
 + Phân loại theo đối tượng độc giả, giới tính, lứa tuổi: báo Nhi đồng, Hoa học trò, Thanh niên, Tiền phong, Phụ nữ, Người cao tuổi,...
- Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin hay truyền tin tức cho mọi người trong cộng đồng được biết
 2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí:
- Báo chí có nhiều thể loại:
+ Báo nói: Đài phát thanh,..
+ Báo viết: báo Thanh niên, báo Quân đội
+Báo ảnh, điện tử...
- Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.
- Cung cấp tin tức thời sự.
- Phản ánh dư luận và ý kiến quần chúng.
- Nêu quan điểm, chính kiến của tờ báo
- Thúc đẩy sự phát triển của xã hội
Hoạt động 3 :Luyện tập
- Em hãy viết một bản tin ngắn phản ánh phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo VN 20-11-2016 của HS Trường THPT Lê Trực ?
 (Chú ý: nội dung chính xác, khách quan và ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin cần thiết.) 
- Thời gian: vào thời điểm nhất định.
- Địa điểm: tại lớp, trường học.
- Sự kiện: chú ý sự kiện nổi bật.
- Ý kiến ngắn về sự kiện.
II. Luyện tập:
Bài tập 3 SGK/131
+ Thời gian: Từ 1/11 - 18/11/2016.
+ Địa điểm: Tại trường THPT Lê Trực.
+ Sự kiện: Tuần học tốt, hoa điểm 10, thi đấu TDTT, văn nghệ, thi báo tường, cắm hoa
+Ý kiến ngắn về sự kiện: Lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam..
* Bài tập củng cố :
Bài tập 1: Đoạn văn sau viết theo thể loại nào của phong cách ngôn ngữ báo chí ? 
“ Chiều 6 – 10, tại Trung tâm Công nghệ phần mềm đã diễn ra lễ bế giảng lớp đào tạo tin học dành cho cán bộ công chức các sở, ban, ngành trong toàn tỉnh...”
=> Bản tin
V. Hướng dẫn hs học ở nhà (5 phút)
1. Học bài cũ: 
- Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập 1,2 sgk trang 131. 
- Tập viết một bản tin hoặc phóng sự ngắn, đơn giản.
- Viết tiểu phẩm phản ánh một sự kiện xảy ra trong lớp hoặc ngoài xã hội mà em được chứng kiến?
2. Chuẩn bị bài mới: 
- Một số thể loại văn học thơ, truyện.
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Trần Thị Ngọc Phương Dương Đệ Đức

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_12_Phong_cach_ngon_ngu_bao_chi.doc