Giáo án Ngữ văn 11 - Kí trung đại Việt Nam

Giáo án Ngữ văn 11 - Kí trung đại Việt Nam

I. Nội dung chuyên đề

- Thượng kinh kí sự: tiết 1, 2.

II. Mục tiêu chuyên đề

- Về kiến thức:

+ Hs cảm nhận được cảnh xa hoa nơi phủ chúa Trịnh, đó là căn nguyên dẫn đến căn bệnh của thế tử và sự sụp đổ của triều đại của chúa Trịnh Sâm.

+ Hs thấy được tấm lòng thầy thuốc đức độ của Lê Hữu Trác trong việc chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán.

+ Thấy được những nét đặc sắc của thể loại kí trung đại.

- Về kĩ năng: rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thể loại kí trung đại Việt Nam.

- Về phẩm chất: phát huy phẩm chất yêu văn học của dân tộc, biết giữ gìn giá trị văn hóa của lịch sử, dân tộc, tình yêu đối với tiếng Việt.

- Về năng lực: phát huy năng lực đọc hiểu văn bản văn học trung đại, năng lực xử lí tình huống, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực cảm thụ văn chương, năng lực trình bày vấn đề .

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Trao đổi giữa hs và gv; phát vấn, đặt tình huống, giải quyết vấn đề

- Kết hợp phần tự học của học sinh

 

docx 7 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 2478Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Kí trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/8/2016
Chuyên đề 1: 
KÍ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(2 tiết)
I. Nội dung chuyên đề
- Thượng kinh kí sự: tiết 1, 2.
II. Mục tiêu chuyên đề
- Về kiến thức: 
+ Hs cảm nhận được cảnh xa hoa nơi phủ chúa Trịnh, đó là căn nguyên dẫn đến căn bệnh của thế tử và sự sụp đổ của triều đại của chúa Trịnh Sâm.
+ Hs thấy được tấm lòng thầy thuốc đức độ của Lê Hữu Trác trong việc chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán.
+ Thấy được những nét đặc sắc của thể loại kí trung đại.
- Về kĩ năng: rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thể loại kí trung đại Việt Nam.
- Về phẩm chất: phát huy phẩm chất yêu văn học của dân tộc, biết giữ gìn giá trị văn hóa của lịch sử, dân tộc, tình yêu đối với tiếng Việt.
- Về năng lực: phát huy năng lực đọc hiểu văn bản văn học trung đại, năng lực xử lí tình huống, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực cảm thụ văn chương, năng lực trình bày vấn đề ..
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Trao đổi giữa hs và gv; phát vấn, đặt tình huống, giải quyết vấn đề 
- Kết hợp phần tự học của hs
IV. Chuẩn bị
- Gv: thiết kế giáo án, đọc tài liệu tham khảo
- Hs: chuẩn bị bài
V. Hoạt động của dạy và học
	Hoạt động 1: Khởi động: Em hiểu gì về thể loại kí? Lấy một ví dụ để chứng minh?
	Hs trả lời. Gv nhận xét và vào bài.
	Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
Hđ của gv
Hđ của hs
Nội dung cần đạt
* Hđ 1
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
* Hđ 2
Gv cho hs tìm hiểu chung về tác giả
* Hđ 3
Gv cho hs tìm hiểu chung về văn bản
Nêu hoàn cảnh sáng tác?
Tìm hiểu về xuất xứ?
Gv tóm tắt toàn bộ văn bản 
Tìm hiểu về vị trí và nhan đề của đoạn trích?
Gv cho hs đọc, tóm tắt văn bản và nêu bố cục
* Hđ 4
Gv cho hs đọc hiểu chi tiết văn bản
Gv cho hs nhóm 1 làm việc theo yêu cầu: 
+ Quang cảnh nơi cửa sau của phủ chúa hiện lên như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về quanh cảnh nơi cửa sau?
+ Tác giả thể hiện thái độ như thế nào trước cảnh ấy? Em cảm nhận được thái độ gì của tác giả qua bài thơ?
Gv cho hs nhóm 2 làm việc theo yêu cầu:
+ Quang cảnh nơi cái điếm Hậu mã quân túc trực hiện lên ra sao? Nhận xét về điều đó?
+ Qua đó em cảm nhận gì về uy quyền của Trịnh Sâm lúc bấy giờ?
Gv cho hs nhóm 3 làm việc theo yêu cầu:
+ Cảnh nơi cửa lớn được tác giả miêu tả như thế nào?
+ Nhận xét về cảnh ấy?
+ Tác giả thể hiện thái độ ra sao khi vào nơi cửa lớn? Qua đó em có nhận xét gì về phẩm chất của Lê Hữu Trác?
Gv cho hs nhóm 4 làm việc theo yêu cầu:
+ Cảnh nơi nội cung được tác giả miêu tả như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về nơi nội cung?
Gv cho từng nhóm trình bày kết quả học tập của mình.
Gv cho hs mnhóm khác nhận xét, bổ sung kiến thức
Gv chốt lại vấn đề
Nhận xét chung về quang cảnh nơi phủ chúa?
Gv cho hs tìm hiểu về cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
Gv chuyển giao việc cho hs:
+ Điều kiện khi vào phủ chúa?
+ Cách xưng hô, bẩm tấu có gì đặc biệt so với cương vị của chúa Trịnh?
+ Việc ăn uống trong phủ chúa để lại ấn tượng gì cho người đọc?
+ Việc khám chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán diễn ra như thế nào?
Nêu nhận xét chung về cung cách, quyền uy nơi phủ chúa?
Gv cho hs tìm hiểu về tâm trạng, phẩm chất của tác giả khi chữa bệnh cho thế tử
Tác giả có chỉ ra được căn bệnh của thế tử không? Qua đó em có nhận xét gì về tài năng của tác giả?
Khi kê đơn thuốc chữa bệnh cho thế tử, tác giả đã có sự đấu tranh tâm lí gay gắt. Hãy làm sáng tỏ sự đấu tranh ấy?
Tác giả chọn phương thuốc nào để chữa bệnh cho thế tử? Em cảm nhận được điều gì về phẩm chất và con người của ông?
Nhận xét chung về con người của Lê Hữu Trác?
Gv cho hs tổng kết bài học
Hs ổn định lớp
Hs tìm hiêu về tác giả Lê Hữu Trác
Hs tìm hiểu về tác phẩm:
- Nêu hoàn cảnh sáng tác
- Nêu xuất xứ
- Đọc và tóm tắt đoạn trích
- Tìm ra bố cục của đoạn trích
Hs tìm hiểu quang cảnh nơi phủ chúa
Hs nhóm 1 chuẩn bị bài theo yêu cầu của gv
Đại diện nhóm trình bày
Hs nhóm 2 làm việc theo yêu cầu của gv
Đại diện nhóm trình bày kết quả
Hs nhóm 3 thực hiện yêu cầu phần bài tập theo yêu cầu của gv
Đại diện nhóm trình bày kết quả
Hs nhóm 4 chuẩn bị bài theo yêu cầu của gv
Đại diện nhóm trình bày kết quả học tập
 Hs nhận xét chung về quang cảnh nơi phủ chúa
Hs tìm hiểu về cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
Hs trả lời về điều kiện để được vào phủ chúa
Hs trả lời cách xưng hô trong phủ chúa
Hs nhận xét về cách ăn uống
Hs phân tích việc khám chữa bệnh cho thế tử theo trình tự, quy tắc.
Hs nhận xét chung về cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa.
Hs trả lời việc tác giả chỉ ra căn nguyên bệnh của thế tử và nhận xét về tài năng của ông
Hs phân tích sự đấu tranh tâm lí của tác giả khi đưa ra đơn thuốc chữa bệnh cho thế tử
Hs trả lời cách chọn phương thuốc của tác giả
Hs nhận xét chung về con ngowì của Lê Hữu Trác
Hs tổng kết bài học
A. Tác giả
I. Cuộc đời
II. Sự nghiệp
B. Văn bản “Vào phủ chúa Trịnh”
I. Tìm hiểu chung
1. Tác phẩm “Thượng kinh kí sự”
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Được viết bằng chữ Hán, được viết từ cuối năm 1782 hoàn thành cuối năm 1873.
b. Xuất xứ
- Thuộc cuối bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”.
c. Tóm tắt
2. Đoạn trích
- Vị trí: Thuộc phần đầu cuốn “Thượng kinh kí sự”.
- Nhan đề: do nhà biên soạn sách đặt.
- Đọc và tóm tắt
- Bố cục:
II. Đọc hiểu chi tiết
1. Cảnh nơi phủ chúa
a. Quang cảnh nơi phủ chúa Trịnh
* Nơi cửa sau
- Quang cảnh vườn ngự uyển: 
+ Đẹp lộng lẫy, xa hoa bởi sự khoe sắc của muôn loài hoa
+ Sự bài trí của các hành lang quanh co nối tiếp với mấy lần cửa
→ Sự quán sát tỉ mỉ, tinh tế của tác giả khi đi qua vườn ngự uyển co thấy sự khác thường của phủ chúa.
→ Thái độ của tác giả: ngạc nhiên, sửng sốt và ngâm một bài thơ:
/ Bài thơ thể hiện cảnh giàu sang, phú quý nơi phủ chúa.
/ Vừa thể hiện sự ngạc nhiên vừa hàm chứa sự mỉa mai, châm biếm của tác giả về sự lộng quyền của Trịnh Sâm: “Cả trời Nam sang nhất là đây!”.
- Quang cảnh nơi cái điếm “Hậu mã quân túc trực”:
+ Là nơi quân lính Hậu mã nghỉ ngơi, chờ đợi lệnh của chúa sai bảo và là nơi Quan Chánh đường nghỉ ngơi mỗi khi ở triều ra.
+ Hiện lên vẻ giàu sang, quý phái chưa từng có bởi cách bài trí đặc biệt: điếm làm bên cái hồ, có những cái cây lạ lùng, những hòn đá kì lạ, cột và bao lơn lượn vòng kiểu cách.
→ Thể hiện uy nghi, quyền lực của chúa Trịnh sâm lúc bấy giờ.
* Nơi cửa lớn:
- Nhà Đại đường được trang hoàng, bài trí một cách giàu sang rõ rệt: Đồ dùng của chúa được sơn son thếp vàng, đồ đạc nhân gian chưa từng thấy bao giờ.
- Lầu gác tía là nơi để thế tử uống thuốc: cao và rộng, cột đều được sơn son thếp vàng.
à Phủ chúa hiện lên màu vàng lấp lánh của châu báu, vàng bạc khiến người đọc tự hỏi sự giàu sang ấy phải chăng là do sự áp bức, bóc lột của chúa đối với nhân gian.
- Thái độ của tác giả: dửng dưng, thờ ơ trước sự giàu sang ấy “Tôi chỉ dám ngước mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi” → Cho thấy tác giả là người không ham giàu sang, phú quý.
* Nội cung
- Tối om, không thấy cửa ngõ gì, chỉ có đèn sáp chiếu sáng làm nổi mặt hoa da phấn.
- Ngột ngạt bởi mùi của phấn sáp và nước hoa.
- Phòng rộng rãi, đồ đạc đều được sơn son, thếp vàng, gấm lụa.
à Tất cả hiện lên sự uy quyền của sự lộng quyền nơi phủ chúa, hiện lên không khí ngột ngạt thiếu sự sống.
à Đó cũng chính là mầm mống gây nên căn bệnh của thế tử Trịnh Cán.
è Nhận xét chung:
- Đây là nơi đứng sau vua Lê về quyền thế nhưng thực chất bên trong lại vượt lên quyền thế của vua Lê. Điều đó cho thấy sự lộng quyền của Trịnh Sâm lúc bấy giờ.
- Cách miêu tả chi tiết, quan sát tinh tế của tác giả không chỉ hiện lên cảnh sắc mà còn cho thấy thái độ của tác giả trước cảnh sắc ấy.
b. Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
- Điều kiện khi vào phủ chúa: phải có thánh chỉ hoặc thẻ ra vào, có người dẫn đường, truyền mệnh, người giữ cửa truyền bá rộn ràng.
- Cách xưng hô bẩm tấu: trang trọng, đúng phép tắc: Thánh thượng, thánh chỉ, thế tử.
- Việc ăn uống phải theo lễ nghi, quy tắc: mâm vàng, chén ngọc, món ăn thì toàn của ngon vật lạ mà nhân gian chưa từng thấy bao giờ.
- Việc khám chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán phải theo quy tắc, trình tự và mệnh lệnh:
+ Trong “phòng trà” luôn có sự túc trực của các danh y sáu cung, hai viện.
+ Khám bệnh cho thế tử phải đứng từ xa, có lệnh mới được khám. Trước và sau khi khám bệnh phải lạy 4 lạy, không được khám bệnh trực tiếp thân thể khi chưa được phép.
+ Khám bệnh xong phải lui ra “phòng trà” để kê đơn thuốc và dâng lên Quan Chánh đường phê duyệt.
è Nhận xét chung: cung cách sinh hoat nơi phủ chúa toát lên quyền uy của sự giàu sang và lộng quyền của Trịnh Sâm khi lấn át cả cung đình vua Lê.
2. Phẩm chất, tâm trạng của Lê Hữu Trác khi khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán
- Khi khám bệnh cho thế tử: tác giả chỉ ra căn nguyên của bệnh thế tử
→ chỉ ra đúng căn nguyên gây nên bệnh mà không hề che giấu sự thật.
→ Tác giả hiểu được căn bệnh của thế tử là do từ cơ thể bên trong và yếu tố bên ngoài tác động nên bệnh ngày càng trở nên trầm trọng. Điều đó chứng tỏ ông là một người thầy thuốc giỏi.
- Tâm trạng của tác giả khi kê đơn thuốc: có sự đấu tranh tâm lí giữa việc chữa khỏi bệnh cho thế tử và lợi ích cá nhân của tác giả:
+ Dùng phương thuốc hòa hoãn: 
/ Bệnh không khỏi nhưng cũng không bị làm sao.
/ Như thế tác giả sẽ được về quê mà không bị danh lợi ràng buộc.
→ Nhưng phương thuốc ấy không đúng với lương tâm của người thầy thuốc y đức.
+ Dùng phương thuốc bổ bồi dưỡng tì và thận để giữ vững thể chất bẩm sinh bên trong và làm nguồn gốc cho thể chất tốt rồi bệnh sẽ khỏi:
/ Bệnh của thế tử sẽ được chữa khỏi
/ Tác giả sẽ được hưởng vinh hoa, phú quý, và sẽ bị công danh ràng buộc. Như vậy sẽ không được thoát khỏi chốn kinh kì về quê.
→ Phương thuốc này không đem lại lợi ích cho tác giả mà chỉ đem lại lợi ích cho bệnh nhân, và đúng với lương tâm của một người thầy thuốc.
+ Cách chọn phương thuốc của tác giả: chọn chữa khỏi bệnh cho thế tử mà không cần gnhĩ đến quyền lợi cá nhân của mình.
à Điều đó cho thấy tác giả đã đặt việc cứu người lên trên quyền lợi cá nhân. Ông là một người thầy thuốc y đức và có tấm lòng nhân hậu.
è Nhận xét chung về con người Lê Hữu Trác:
- Là một người không màng công danh, lợi lộc, phú quý.
- Là một người yêu tự do, thích cuộc sống dân dã, nghèo đói nơi quê nhà.
- Là một người thầy thuốc giỏi, có lương tâm, y đức trong sáng.
III. Tổng kết
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
Hoạt động 3: Ứng dụng: Phân tích phẩm chất của Lê Hữu Trác qua đoạn trích?
Hoạt động 4: Luyện tập thực hành: Tìm đọc toàn bộ văn bản “Thượng kinh kí sự”.
Hoạt động 5: Học sinh chuẩn bị bài về nhà: Chuẩn bị văn bản Tự tình của Hồ Xuân Hương:
- Tìm và phân tích những biện pháp nghệ thuật thể hiện trong bài thơ?
- Bài thơ thể hiện những tâm trạng, thái độ, nỗi lòng của tác giả như thế nào?
VI. Hoạt động ứng dụng và bổ sung cho chủ đề
- Không có
VII. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxVao_phu_chua_Trinh.docx