Giáo án Ngữ văn 11: Đọc văn Vịnh khoa thi hương (Trần Tế Xương)

Giáo án Ngữ văn 11: Đọc văn Vịnh khoa thi hương (Trần Tế Xương)

TIẾT 11

Đọc văn

VỊNH KHOA THI HƯƠNG

 ( TRẦN TẾ XƯƠNG)

A, Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 Cảm nhận được bút pháp trào phúng thể hiện thái độ mỉa mai phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông.

 Bức tranh hiện thực nhốn nháo ô hợp của XH thực dân nửa PKbuổi đầu và tâm sự của nhà thơ trước tình cảnh đất nước.

B, Chuẩn bị

 Thầy: Soạn giáo án Trò: soạn bài

C, Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ:

 Đọc thuộc lòng một số câu thơ trong bài thơ “ Khóc Dương Khuê”, và ptích giá trị nội dung giá trị NT của những câu thơ đó.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 21896Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Đọc văn Vịnh khoa thi hương (Trần Tế Xương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 11
NS: 13/9/08 Đọc văn
NG: 16/9/08 VỊNH KHOA THI HƯƠNG
 ( TRẦN TẾ XƯƠNG)
A, Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 Cảm nhận được bút pháp trào phúng thể hiện thái độ mỉa mai phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông.
 Bức tranh hiện thực nhốn nháo ô hợp của XH thực dân nửa PKbuổi đầu và tâm sự của nhà thơ trước tình cảnh đất nước.
B, Chuẩn bị 
 Thầy: Soạn giáo án Trò: soạn bài
C, Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ:
 Đọc thuộc lòng một số câu thơ trong bài thơ “ Khóc Dương Khuê”, và ptích giá trị nội dung giá trị NT của những câu thơ đó.
 HĐ 2: Giới thiệu bài mới.
 HĐ 3: Bài mới.
Hoạt động của thầy 
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Đọc tiểu dẫn và cho biết văn bản còn có tên gọi nào khác?
Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
1894 Nhà thơ đi thi đỗ tú tài nên khoa thi năm đinh dậu 1897 ông đã hăm hở và rất hi vọng đỗ đạt, nhưng cuối cùng lại thất bại nên ông sáng tác bài thơ này.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì?
Sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Gv hướng dẫn cách đọc: đọc rõ ràng, chính xác, giộng hài hước châm biếm sâu cay.
?Hai câu đề nóivề sự kiện gì?
Câu thơ thứ hai cho thấy điều gì khác thường( đặc biệt là từ lẫn: có ý nghĩa như thế nào?) 
GV: Việc thi cử ngày xưa của vua& triều đình PK mục đích là để kén chọn nhân tài ra giúp Vua, giúp nước.Nhung bấy giờ nước ta bị thực dan pháp xâm lượcnên việc thi cử bằng chữ Hán vẫn theo lệ cũ nhưng kẻ chủ xướng ra khoa thi ấy là nhà nước bảo hộ( TD nửa PK)
? Kq NT & ND của hai câu đề?
Tác giả đã chú ý tới đối tượng nào?
T/g đã sử dụng NT gì? T/d NT ntn?
Ậm ọe: âm thanh của tiếng nói bị cản lại trong cổ họng không phát ra ngoài được.-> thể hiện cái oai vờ.
Ngoài hai nhân vật trung tâm của trường thi là sĩ tử và quan trường, t/g còn chú ý làm hiện lên hai h/ả khác nào?
T/g g sử dụng NT gì? t/d nthuật ntn?
Trường thi là nơi tôn nghiêm trang trọng cấm đàn bà con gái đến, nhưng trong hai câu thơ này sự xuất hiện của quan sứ và bà đầm thể hiện ý nghĩa gì?
Sự đón tiếp long trọng lại dành cho hai kẻ đến cướp nước ta nên đó là nỗi đau xót( Vì mất nước). Những sĩ tử( người tài) phải cúi lạy hai kẻ này.
Từ giọng mỉa mai châm biếm sâu cay ở trên, đến hai câu cuối có sự thay đổi ntn?
T/g đã kêu gọi ai và kêu gọi cái gì?
Kêu gọi người tài: chỉ những sĩ tử đi thi trong kì thi đó nhưng còn gọi những người tài của đất bắc những con người có tấm lòng yêu nước thiết tha.
Kq lại giá trị NT, ND của hai câu cuối?
Bài thơ đã sử dụng thành công những biện pháp NT gì?
Bài thơ thể hiện nội dung gì?
HSTL
HSTL
HSTL
HSđọc
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
I, Đọc-tiếp xúc văn bản
 1, Văn bản
Văn bản “ Vịnh khoa thi hương” còn có tên gọi khác “ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”, được sáng tác 1897.
 2, Đọc và giải thích từ khó
 3, Kết cấu.
4 phần: đề, thực, luận, kết.
II, Đọc-hiểu văn bản
 1, Hai câu đề.
Sự kiện: Theo lệ thường thời phong kiến cứ ba năm có một khoa thi Hương.
-> Sự kiện tưởng như không có gì đặc biệt chỉ có tính chất thông báo một thông tin bình thường.
- Từ lẫn: thể hiện sự ô hợp hỗn tạp của kì thi này. Đấy chính là điều bất thường của kì thi.
Hai câu đề với kiểu câu tự sự có t/chất kể lại kì thi với tất cả sự ô hợp hỗn tạp thiếu nghiêm túc trong buổi giao thời.
2, Hai câu thực.
Sĩ tử: lôi thôi .
-Quan trường: ậm ọe thét loa.
NT: đảo ngữ.
 đối Sĩ tử > < quan trường, đối ý.
=> Nhấn mạnh sự luộm thuộm không gọn gàng, vừa khái quát được những h/ả sĩ tử trong kì thi bằng sự sa sút về “Nho phong sĩ khí” do sự ô hợp nhốn nháo của XH đưa lại -> cảnh hài hước chua chát mỉa mai.
Quan trường nạt nộ hăm dọa thể hiện cái oai vờ.
-. Với NT đảo ngữ, đối rất chỉnh TX đã làm hiện lên hai h/ả trung tâm của trường thi: sĩ tử thì lôi thôi nhếch nhác, quan trường cũng mất vẻ trang nghiêm trịnh trọng vốn có. Đây là bức tranh biếm họa gợi cảnh hoàng hôn của chế độ PK ở nước ta.
 3, Hai câu luận.
-H/ả: Quan sứ, mụ đầm
NT: Đảo ngữ, đối( lọng cắm rợp trời> <Váy lê quét đất).
-> Cảnh đón rước quan sứ, mụ đầm linh đình, long trọng.
Tú Xương đêm lọng che đầu quan đối với đồ dơ dáy của đàn bà là váy bà đầm tạo nên sức mạnh đả kích châm biếm dữ dội sâu cay gợi ra tiếng cười nhưng cũng không ít nỗi chua xót. Nỗi đau, nỗi nhục mất nước được cực tả một cách cay đắng.
 4, Hai câu kết.
Giọng trữ tình tha thiết: như một lời than lời kêu gọi.
Kêu gọi: - nhân tài 
 -ngoảnh cổ m à trông cảnh nước nhà.
Ngoảnh cổ: - hành động.
thái độ không cam sống nhục.
Gợi cảnh mất nước, sống nô lệ nhục nhã.
Hai câu thơ cuối như một lời than lời kêu gọi những người tài giỏi cần có thái độ và hành động thiết thực ra cứu nước, rửa nỗi nhục mất nước, nhưng cũng hàm chứa bao nỗi xót xa.
III- Tổng kết.
Nghệ thuật
 - Nthuật đối, đảo ngữ, ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.
Nội dung.
 - Bài thơ ghi lại cảnh “ nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo nhố nhăng.
HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
 Học thuộc lòng bài thơ.
 Ptích được những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
 Làm bài tập TV: từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 11.doc