Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 13 đến 16 - GV: Dương Đưc Thắng

Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 13 đến 16 - GV: Dương Đưc Thắng

Tiết 13 - Làm văn

 Ngày dạy:

LẬP DÀN í BÀI VĂN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY

 Giúp học sinh:

 - Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự.

 - Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự.

 - Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng, các bài văn khác nói chung.

B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1- Ổn định tổ chức:

2- Kiểm tra bài cũ: (15')

 ? Hinh ảnh "Ngọc trai - giếng nước" trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ có ý nghĩa như thế nào?

3- Giới thiệu bài mới:

 

doc 11 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1566Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 13 đến 16 - GV: Dương Đưc Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13 - Làm văn	 Ngày soạn: 09-09-2009
 Ngày dạy: 
LẬP DÀN í BÀI VĂN TỰ SỰ
a. mục tiêu bài dạy
 Giúp học sinh: 
	- Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự.
	- Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự.
	- Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng, các bài văn khác nói chung. 
b. tiến trình dạy học
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: (15')
 ? Hinh ảnh "Ngọc trai - giếng nước" trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Chõu - Trọng Thuỷ cú ý nghĩa như thế nào?
3- Giới thiệu bài mới:
hoạt động của GV và HS
yêu cầu cần đạt
I- Hỡnh thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
 1. Phân tích ngữ liệu.
 HS đọc SGK
? Nhà văn Nguyờn Ngọc núi về việc gỡ?.
? Cụ thể, nhà văn NN đã có suy nghĩ, dự định gì trước khi viết TN Rừng xa nu?
.
? Cỏch sắp xếp cỏc tỡnh huống, chi tiết?
 2. Kết luận.
 ? Chúng ta học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?
II- Lập dàn ý:
 1. Phân tích ngữ liệu
 GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm làm một đề.
2. Kết luận.
 ? Qua trình lập dàn ý một bài văn tự sự diễn ra ntn? Dàn ý cụ thể nên ra sao?
III- Luyện tập:
 1. Bài tập 1.
 Yêu cầu HS xác định đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhan đề, nhân vật và cách kể, các nhân vật khác, cách mở đầu và kết thúc, quá trình ăn năn và tỉnh ngộ... 
 2. Bài tập 2 ( Về nhà)
IV. Tổng kết - Củng cố
 Yêu cầu học sinh đọc lại nội dung phần ghi nhớ.
* Dặn dò:
 - Học bài, làm bài tập SGK.
 - Chuẩn bị bài "Uy-lix-xơ trở về"
* Rút kinh nghiệm.
............................................................
...........................................................
............................................................
...........................................................
............................................................
............................................................
- Nhà văn Nguyờn Ngọc núi về truyện ngắn "Rừng xà nu"- ễng đó viết truyện ngắn này như thế nào ( suy nghĩ, dự định, việc làm,...).
* Cốt truyên.
 - Dự định sẽ viết về số phận và cuộc đời của nhân vật chính.
 - Dự kiến cảnh mở đầu và cảnh kết thúc truyện đều tả cảnh rừng xà nu.
* Chọn nhõn vật:
+ Anh Đề đổi thành Tnỳ - "Nó không khí hơn nhiều"
+ Dớt đến và là mối tỡnh sau của Tnỳ. Như vậy phải cú Mai (chị của Dớt),
+ Cụ già Mết phải cú vỡ là cội nguồn của buụn làng, của Tõy Nguyờn mà nhà văn đó thấy được. Thằng bộ Heng cũng vậy.
* Về tỡnh huống vầ sự việc để nối kết cỏc nhõn vật:
+ Cỏi gỡ, nguyờn nhõn nào là bật lờn sự kiện nội dung diệt cả 10 tờn ỏc ụn những năm thỏng chưa hề cú tiếng sỳng cỏch mạng: Đú là cỏi chết của mẹ con Mai; mười đầu ngún tay Tnỳ bốc lửa
+ Cỏc chi tiết đú đến như rừng xà nu, nú gắn liền với số phận mỗi con người: Cụ gỏi lấy nước ở vũi nước đầu làng, cụ già lom khom, tiếng nước lỏch tỏch trong đờm khuya
- Trước khi viết bài văn tự sự cần phải hình thành ý tưởng (Viết, kể về chuyện gì, nhân vật nào, trong hoàn cảnh không gian và thời gian nào,...? Nhằm mục đích gì, thể hiện chủ đề gì?)
- Dự kiến cốt truyện; cũng có thể dự kiến phần mở đầu, phần kết truyện.
- Suy nghĩ tưởng tượng về các nhân vật khác trong mối quan hệ với nhân vật chính, các chi tiết, sự việc chính tạo nên cốt truyện.
Dàn ý
Đề 1
Đề 2
Nhan đề
- "Hậu thân" chị D.
- Sau đêm "Tắt đèn".
- Gặp chị D phá kho thóc của Nhật.
- "Hậu thân" chị D.
- Người đậy nắp hầm bem.
- Chị D trong vùng địch tạm chiếm.
Mở bài
 Sau khi chạy khỏi nhà cụ cố, chị D gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ.
KC chống P bùng nổ. Làng ĐX bị giặc tạm chiếm nhưng hằng đêm vẫn có những chiến sĩ, cán bộ HĐ bí mật. Chị D đã được giác ngộ.
Thân bài
- Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.
- Chị D trở về làng.
- Khí thế CM sôi sục. Chị D hăng hái dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện cướp chính quyền, phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo.
- Quân P Càn quét truy lùng cán bộ.
- Không khí trong làng căng thẳng, không ít người hoảng sợ.
- Chị D vẫn bình tĩnh hướng dẫn cán bộ xuống hầm bí mật ở ngay nền bếp của nhà mình hoặc ngay dưói góc vườn...
Kết bài
 Chị D gặp và trò chuyện với Nguyễn Tuân.
 Chị D gặp và trò chuyện với cái Tí cũng đã trở thành một du kích bí mật.
-> Lập dàn ý ba phần:
 - Mở bài: Rất phong phú, đa dạng: có thể theo truyền thống, cũng có thể trực tiếp kể ngay cao trào hoặc bắt đầu từ kết thúc, cũng có thể bằng một đoạn tả cảnh (RXN) hay đối thoại,...
 - Thân bài:Trình bày sự phát triển của cốt truyện, có thể theo:
 + Cuộc đời nhân vật chính.
 + Trật tự không gian.
 + Trình tự thời gian.
 + Đảo lộn trật tự thời gian.
 + Thể hiện đỉnh điểm - cao trào của truyện.
 - Kết bài:\
 + Kết cục của câu chuyện, số phận các nhân vật.
 + Kết chuyện mở.
 + Có thể bằng một cảnh thiên nhiên, một chi tiết đặc sắc, một lời binh luận đúng mực, sâu sắc, một tâm trạng nhân vật,...
- Đề tài: chuyện về cuộc sống học đường.
- Chủ đề: khẳng định ý thức lỗ lực khắc phục sai lầm, vươn lên tu dưỡng, chiến thắng bản thân của học sinh.
- Cốt truyện:
 + Một học sinh tốt.
 + Một lần mắc khuyết điểm, sai lầm.
 + Dằn vặt đấu tranh bản thân.
 + Vượt qua, vươn lên, lại trở thành người tốt.
- Nhan đề: Vượt qua chính mình, Trở lại,...
- Nhân vật: ... Cách kể: chọn ngôi thứ nhất hoặc thứ ba.
- Các nhân vật khác: ....
- Mở đầu và kết thúc: ....
- Dàn ý 3 phần:
 + Mở bài: Giới thiệu nhân vật chính.
 + Phần thân bài: 
 \ Diễn biến kết quả nguyên nhân sai lầm.
 \ Tâm trạng nhân vật.
 \ Quá trình ăn năn, sửa chữa, khắc phục, vươn lên.
 + Kết bài: Trở về thời điểm hiện tại cuộc sống của nhân vật chính.
Tiết: 14+15- Đọc văn Ngày soạn: 09/09/2009
 Ngày dạy: .....................
Uy-Lít-Xơ trở về
A. Mục tiêu bài học.
Giúp HS:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp nhân văn của người Hi Lạp thể hiện qua cảnh đoàn tụ vợ chồng sau hai mươi năm xa cách.
 - Biết cách phân tích diễn biến tâm lí nhân vật qua cách đối thoại trong cảnh gặp mặt để thấy được khát vọng hạnh phúc và vẻ đẹp trí tuệ của họ.
 - Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình cao đẹp là động lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn.
B. Phương tiện thực hiện.
 - SGK, SGV.
 - Thiết kế dạy học
C. Cách thức tiến hành. 
 - GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học.
 - Kiểm tra bài cũ. 
 - Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung.
 1. Tiểu dẫn.
 Gọi HS đọc phần tiểu dẫn sgk.
 ? Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì?
 ? Em cần biết gì về Hô-mê-rơ?
2. Tóm tắt cốt truyện.
 ? Dựa vào sgk hãy tóm tắt sử thi Ô-đi-xê?
3. Chủ đề.
 ? Hãy nêu chủ đề của sử thi Ô-di-xê?
4.Vị trí đoạn trích trong tác phẩm?
 5. Đọc đoạn trích.
II. Đọc hiểu.
 ? Pê-nê-lốp đang trong hoàn cảnh như thế nào?
 1. Tâm trạng của nàng Pê-nê-lốp.
 ? Khi nghe nhũ mẫu báo tin chồng nàng đã trở về trừng trị bọn cầu hôn tâm trạng nàng Pê-nê-lốp như thế nào?
 ? Thái độ, suy nghĩ của Pê-nê-lốp biểu hiện như thế nào trước lời nhũ mẫu?
 ? Khi sắp gặp mặt Uy-lít-xơ thì tâm trạng nàng như thế nào?
 ? Giữa lúc ấy, thái độ của Tê-lê-mác con trai nàng thể hiện như thế nào?
 ? Trước lời lẽ của con tâm trạng của Pê-nê-lốp thể hiện như thế nào?
 ? Nghệ thuật thể hiện tâm trạng của Pê-nê-lốp như thế nào?
 ? Em có suy nghĩ gì về tâm trạng của Pê-nê-lốp?
2. Thử thách và sum họp.
 ? Ai là người đưa ra thử thách? Dấu hiệu của thử thách ấy được bộc lộ như thế nào? Từ đó thấy được vẻ đẹp gì của Pê-nê-lốp?
? Ai là người chấp nhận thử thách, thái độ của người ấy như thế nào khi xuất hiện?
 ? Chàng đã nói gì với con trai của mình? Em có suy nghĩ gì về câu nói đó?
 ? Ta hiểu như thế nào về tâm trạng của Uy-lit-xơ?
 ? Sự thử thách bắt đầu bằng chi tiết nào?
 ? Em có suy nghĩ gì về chi tiết này?
 ? Pê-nê-lốp đã làm gì? Em có suy nghĩ gì về chi tiết này
 ? Tình thế này buộc Uy-lít-xơ phải làm gì?
 ? Uy-lít-xơ đã tả nó như thế nào? Em có nhận xét gì về cách miêu tả này?
 ? Sau lời chân tình của Uy-lít-xơ về chiếc giường, Pê-nê-lốp đã thể hiện như thế nào? nàng nói những gì?
 ? Em có suy nghĩ gì về cuộc thử thách này?
 ? Đoạn cuối, tác giả miêu tả tâm trạng và cử chỉ của Pê-nê-lốp bằng biện pháp nghệ thuật nào? ( HS đọc kĩ đoạn từ ''dịu hiền thay... không nỡ buông rời''
 ? Em có suy nghĩ gì về nhân vật Uy-lít-xơ trong cảnh sum họp?
III. Nêu ý nghĩa của đoạn trích.
 ? Đoạn trích có ý nghĩa gì?
IV. Củng cố:
 Phần ghi nhớ: SGK
 * Dặn dò:
 * Rút kinh nghiệm:
.......................................................
.......................................................
.......................................................
.......................................................
.......................................................
.......................................................
- Tiểu dẫn giới thiệu về Hô-me-rơ và tóm tắt sử thi Ô-đi-xê.
- Đây là nhà thơ mù của Hi Lạp sống vào thế kỉ IX và VIII trước công nguyên. Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo bên kia sông Mê-lét. Ông đã tập hợp tất cả những thần thoại và truyền thuyết để hoàn thành hai bộ sử thi đồ sộ I-li-át và Ô-đi xê.
-> Sử thi nói về quá trình chinh phục thiên nhiên biển cả đồng thời miêu tả cuộc đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc gia đình của người Hi Lạp thời cổ đại.
-Trước đoạn này là đoạn Uy-li-xơ giả vờ làm người hành khất vào được ngôi nhà của mình và kể cho Pê-nê-lốp nghe những câu chuyện về chồng nàng mà anh ta biết. Pê-nê-lốp tổ chức thi bắn. Dựa vào đó hai cha con Ô-đi-xê-uýt đã tiêu diệt 108 vương tôn công tử láo xược và những gia nhân không trung thành. Đoạn trích bắt đầu từ đó.
- Đoạn trích được chia làm ba đoạn
a. Từ đầu đến :"và người giết chúng": tác động của nhũ mẫu với nàng Pê-nê-lốp.
b. Tiếp đó đến:"con cũng không phải là người kém gan dạ"
Tác động của Tê-lê-mác với mẹ.
c. Còn lại: Cuộc đấu trí hay thử thách giữa Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ để gia đình đoàn tụ.
- Dựa vào phần đại ý ta có hai vấn đề cần nêu bật là: Tâm trạng của nàng Pê-nê-lốp trước hai tác động và cuộc đấu trí qua thử thách để gia đình hạnh phúc:
+ Tâm trạng của nàng Pê-nê-lốp khi nghe tin chồng trở về.
+ Thử thách và sum họp.
- Chờ đợi chồng hai mươi năm đằng đẵng
+ Tấm thảm dệt ngày đêm tháo làm kế trì hoãn bọn cầu hôn.
+ Cha mẹ đẻ nàng thúc giục nàng tái giá.
- Trước đoạn trích này Pê-nê-lốp nghe tin đột ngột ''Mừng rỡ cuống cuồng nhảy ra khỏi giường ôm chầm lấy bà lão nước mắt chan hoà''. Đấy là biểu thị lòng chung thuỷ, niềm vui sướng hạnh phúc nếu chồng nàng thực sự trở về.
- Đầu đoạn trích tâm trạng của nàng thể hiện bằng một thái độ một suy tư.
- Nàng không cương quyết bác bỏ lời của nhũ mẫu mà thần bí mọi việc: ''Đây là một vị thần...chàng cũng đã chết rồi''. Đây là nét tâm lí của nàng Pê-nê-lốp, nàng trấn an nhũ mẫu và cũng là cách để trấn an mình.
- Tâm trạng nàng ''rất đỗi phân vân''. Nó biểu hiện ở dáng đi, cử chỉ trong sự lúng túng tìm cách ứng xử. ''Không biết nên đứng xa hay...mà hôn''. Nàng dò xét, suy nghĩ, tính toán mông lung nhưng cũng không dấu nổi niềm bàng hoàng xúc động khôn cùng. ''Ngồi lặng thinh trên ghế... bộ quần áo rách mướp''.
- Tê-lê-mác trách mẹ gay gắt: ''Mẹ ơi, mẹ thật tàn nhẫn... ngồi cách xa chồng đến vậy''.
- Tâm trạng của Pê-nê-lốp phân vân cao độ và xúc động. ''Lòng mẹ kinh ngạc quá trừng... nhìn thẳng mặt người''.
- Không hề mổ xẻ tâm lí nhân vật mà đưa ra dáng điệu, một cử chỉ, một cách ứng xử hay xây dựng đối thoại giữa các nhân vật. Lập luật tuy đơn xơ nhưng rất hồn nhiên của người Hi Lạp thời cổ.
- Pê-nê-lốp là con người trí tuệ, thông minh và tỉnh táo biết kìm nén tình cảm của mình. Bên cạnh sự thông minh tỉnh táo là sự thận trọng của người thiếu phụ ấy, luôn chủ động trong mọi tình huống, ý thức được danh dự của mình, trách nhiệm của mình. Từ ''thận trọng'' được sử dụng năm lần đi liền với các động từ ''nói'' ''đáp'' góp phần tô đậm phẩm chất nhân vật. Thận trọng của nàng không thừa nó rất phù hợp với hoàn cảnh của nàng lúc này.Pê-nê-lốp là người tỉnh táo mà tế nhị, kiên quyết mà thận trọng, trí tuệ mà rất giàu tình cảm.
- Pê-nê-lốp là người đưa ra thử thách. Dấu hiệu của thử thách được trình bày qua lời của Pê-nê-lốp thật tế nhị và khéo léo. Nàng không nói trực tiếp với Uy-lít-xơ mà thông qua đối thoại với con trai mình. ''Nếu quả thực đây là Uy-lít-xơ thí thế nào cha mẹ cũng nhận ra nhau''. Chắc chắn Pê-nê-lốp đã liên tưởng đến điều bí mật sẽ đem ra thử thách. Đó là chiếc giường. Từ đó ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn và trí tụê của Pê-nê-lốp.
- Người chấp nhận thử thách là Uy-lít-xơ. Từ khi đặt chân về ngôi nhà của mình sau hai mươi năm trời xa xôi và cách biệt, Uy-lít-xơ đã kìm nén mọi xúc động của tình vợ chồng, cha con, thể hiện trí tuệ thông minh và khôn khéo qua thái độ và việc làm.
+ Giả làm hành khất.
+Kể lại câu chuyện về chồng nàng Pê-nê-lốp.
+ Tiêu diệt những kẻ cầu hôn, trừng phạt lũ đầy tớ phản bội. Đặc biệt khi nghe tin Pê-nê-lốp nói với con trai, Uy-lít-xơ ''mỉm cười''. Đây là cái cười đồng tình chấp nhận.
- ''Tê-lê-mác con đừng làm rầy mẹ...chắc chắn như vậy'' câu nói này thể hiện sự khéo léo, tế nhị của Uy-lít-xơ nói với con nhưng chính là nói với Pê-nê-lốp.
- Mục đích cao nhất của Uy-lít-xơ là để vợ nhận ra chồng. Nhưng chàng không vội vàng hấp tấp, không nôn nóng như con trai, với cái đầu ''lạnh'' chàng nén cái cháy bỏng sục sôi trong lòng để có thái độ bình tĩnh tự tin.
- Từ chi tiết Uy-lít-xơ trách ''trái tim sắt đá'' của Pê-nê-lốp và nhờ nhũ mẫu khiêng cho một chiếc giường: ''Già ơi!...bấy lâu nay''.
- Vừa như trách móc vợ vừ khẳng định lòng chung thuỷ của mình hai mươi năm qua. Nhưng câu nói này là nguyên cớ để Pê-nê-lốp đưa ra thử thách
- Sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường liền với một gốc cây ra khỏi phòng, việc sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường là thử tháh chứ không phải là mục đích.
- Uy-lít-xơ phải ''giật mình, chột dạ''. Vì chiếc giường đó không thể xê dịch được, sao bây giờ lại khiêng ra được. Tình thế này buộc chàng phải lên tiếng.
- Chàng đã miêu tả thật tỉ mỉ, chi tiết chiếc giường (đọc đoạn văn). Qua cách miêu tả tỉ mỉ này, Uy-lít-xơ muốn nhắc lại tình yêu, tình vợ chồng son sắt cách đây hơn hai mươi năm. Miêu tả cái giường đầy bí mật ấy, Uy-lít-xơ đã giải mã dấu hiệu riêng mà Pê-nê-lốp đặt ra.
- Nàng Pê-nê-lốp ''bủn rủn cả chân tay'', bèn chạy lại nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng'' cử chỉ ấy thật cảm động. Nàng nói lí do lâu nay nàng tự khép cánh cửa lòng mình trước bất cứ ai. Vì ''luôn luôn lo sợ...chỉ làm điều tai ác''. Lí do đưa ra để chứng minh tấm lòng trong sạch thuỷ chung của nàng. bí mật chiếc giường là điều kiện tạo ra qui ước để đảm bảo cho sự bền vững gia đình là thước đo tình thuỷ chung tình người son sắt
- Pê-nê-lốp dùng sự khôn khéo để xác minh sự thật, Uy-lít-xơ bằng trí tuệ nhạy bén đã đáp ứng được điều thử thách ấy. Đây là sự gặp gỡ của hai tâm hồn trí tuệ. Cả hai đều thắng không có người thua.
- Miêu tả tâm trạng của Pê-nê-lốp bằng sự so sánh liên tưởng. Trước khi so sánh tác giả đã miêu tả tỉ mỉ cụ thể những người bị đắm thuyền sống sót, thấy được đất liền.. Đất liền dịu hiền bao nhiêu đối với những người bị đắm thuyền thì Uy-lít-xơ cũng như vậy đối với Pê-nê-lốp. Những cử chỉ ''hai cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời''. Nàng đã rất xứng đáng với hạnh phúc mà nàng được hưởng .
- Trí tuệ và tình yêu son sắt của Uy-lít-xơ đã mang đến cho chàng cái hạnh phúc tột đỉnh ''Ôm lấy người vợ...khóc dầm dề''. Đó là giọt nước mắt của niềm vui và niềm hạnh phúc.
- Đề cao khẳng định sức mạnh tâm hồn,trí tuệ của người Hi Lạp. Đồng thời làm rõ giá trị hanh phúc gia đình khi người Hi Lạp chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ.
- Khẳng định thiên tài của Hô-mê-rơ.
- Nghệ thuật sử thi: Cách kể chuyện bao giờ cũng tỉ mỉ chậm rãi và trang trọng , thường dùng lối nói lặp lại và lối nói so sánh để làm nổi bật tâm trạng nhân vật.
Tiết: 16- Làm văn Ngày soạn: 10/09/2009
 Ngày dạy:
 Trả bài làm văn số 1
A. Mục tiêu bài học.
 Giúp HS:
- Hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc về lập dàn ý diễn đạt...
- Tự đánh giá những ưu khuyết điểm trong bài làm của mình đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài viết sau.
B. Tiến trình dạy học.
 1. ổn định.
 2. Bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
1. Yêu cầu. 
- GV chép đề lên bảng.
 ? Bài làm phải viết về yêu cầu gì? cho ai? Nhằm mục đích gì? 
 ? Bài viết phải nói lên những cảm nghĩ gì?
 2. Nhận xét chung.
 3. Chữa lỗi cụ thể
 4. Đọc bài làm tốt.
 5. Trả bài, tổng kết.
 * Dặn dò:
 * Rút kinh nghiệm;
....................................................
.....................................................
.....................................................
......................................................
......................................................
......................................................
- Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em trong những ngày đầu bước vào trường trung học phổ thông.
- Đây là kiểu bài trình bày cảm nghĩ của mình về một sự việc.
+ Bài viết cần nêu những cảm xúc, suy nghĩ chân thực về lần đầu tiên đến trường THPT.
+ Bài viết hướng tới thầy cô, chia sẻ cùng thầy cô những cảm xúc chân thực ấy.
+ Sắp xếp và triển khai các ý theo trình tự hợp lí
- Lớp 10A14 đạt 70% trên trung bình (20% khá-giỏi, 10% yếu-kém)
- Ưu điểm: phần lớn các em nêu lên những cảm xúc chân thành, một số em đã thực sự gợi được suy nghĩ và cảm xúc cho người đọc.
- Nhược điểm: Một số em trình bày cảm xúc của mình một cách đơn điệu, khô khan,thậm chí còn sai lạc sang nội dung miêu tả ngôi trường.
- Đọc một số lỗi mà HS mắc phải khi là bài
- GV trả bài cho HS và dành thời gian cho các em tự đọc, sửa chữa bài viết và nêu lên những thắc mắc của mình..

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 10 xem thu di.doc