Giáo án môn Vật lý lớp 11 - Tiết 9: Tụ điện

Giáo án môn Vật lý lớp 11 - Tiết 9: Tụ điện

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được cấu tạo của tụ điện, cách tích điện cho tụ.

- Nêu rõ ý nghĩa, biểu thức, đơn vị của điện dung.

- Viết được biểu thức tính năng lượng điện trường của tụ điện và giải thích được ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức.

2. Kĩ năng

- Nhận ra một số loại tụ điện trong thực tế.

- Giải bài tập tụ điện.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Một số loại tụ điện thực tế, đặc biệt là tụ xoay trong máy thu thanh.

- Dụng cụ: Thước kẻ, phấn màu.

2. Học sinh:

- Chuẩn bị Bài mới.

- Sưu tầm các linh kiện điện tử.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động 1 : On định lớp

Hoạt động 2 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ :

Hoạt động 3 (15 phút) : Tìm hiểu tụ điện.

 

doc 3 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 797Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 11 - Tiết 9: Tụ điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 TỤ ĐIỆN Tiết 9
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo của tụ điện, cách tích điện cho tụ.
- Nêu rõ ý nghĩa, biểu thức, đơn vị của điện dung.
- Viết được biểu thức tính năng lượng điện trường của tụ điện và giải thích được ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức.
2. Kĩ năng
- Nhận ra một số loại tụ điện trong thực tế.
- Giải bài tập tụ điện.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Một số loại tụ điện thực tế, đặc biệt là tụ xoay trong máy thu thanh.
- Dụng cụ: Thước kẻ, phấn màu. 
2. Học sinh: 
- Chuẩn bị Bài mới.
- Sưu tầm các linh kiện điện tử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 : Oån định lớp
Hoạt động 2 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ : 
Hoạt động 3 (15 phút) : Tìm hiểu tụ điện.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
-Giới thiệu mạch có chứa tụ điện từ đó giới thiệu sơ lược về tụ điện.
-Cho hs quan sát 1 tụ điện giấy đã bị bóc và các loại tụ điện mẫu (hình 6.1 ; 6.2 )
-Em biết được những chất điện môi nào ?Thử gọi tên 1 số loại tụ điện ?
-Giới thiệu định nghĩa tụ điện và kí hiệu (như nội dung)
-Làm cách nào để tích điện cho tụ điện ?
-Giới thiệu hình 6.4 và trình bày cách tích điện cho tụ điện.
-Nếu nối cực (+) với 1 bản (+) của tụ, bản còn lại có tích điện không ?
-Nhận xét gì về độ lớn điện tích trên 2 bản tụ ?
-Quan sát và rút ra nhận xét chung về tụ điện (cấu tạo,hoạt động) thông qua các tụ điện mẫu mà agv cho hs xem.
-Những chất điện môi như: dầu,khí ,parafin, 
-Ghi nhận khái niệm và kí hiệu.
-Nối 2 bản tụ điện với 2 cực của 1 nguồn điện (pin,acquy).
-Nghe và tiếp nhận.
-Bản còn lại tích điện (-) do hưởng ứng.
-Điện tích trên bản (+) bằng điện tích trên bản (-) nhưng trái dấu.
I. Tụ điện 
1. Tụ điện là gì ?
-Tụ điện là dụng cụ dùng để tích điện và phóng điện trong mạch điện.
-Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
 Kí hiệu tụ điện 
 C
2. Cách tích điện cho tụ điện 
 Nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện.
 Độ lớn điện tích trên mỗi bản của tụ điện khi đã tích điện gọi là điện tích của tụ điện.
Hoạt động 4 (20 phút) : Tìm hiểu điện dung của tụ điện, các loại tụ và năng lượng điện trường trong tụ điện.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 -Giới thiệu:Nếu dùng 1 hiệu điện thế nhất định để tích điện cho các tụ điện khác nhau thì thấy chúng tích điện khác nhau.
-Khả năng tích điện của tụ phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
-Gợi ý :Nhận xét về khả năng tích điện của tụ điện ?
-Thông báo định nghĩa điện dung của tụ điện.
-Giới thiệu điện dung của tụ điện phẳng.
-Giới thiệu đơn vị điện dung và các ước của nó.
- Giới thiệu cho hs đọc mục 3
- Giới thiệu cho hs các loại tụ trong kỉ thuật, các loại tụ điện được đặt tên theo cấu tạo (dựa vào lớp điện môi ở giữa 2 bản tụ): tụ điện không khí, tụ điện giấy, tụ điện mica,
-Cho biết các kí hiệu trên võ tụ điện, cho ta biết điều gì ?
-Giới thiệu cho hs tụ điện có điện dung thay đổi (có thể 1 tụ điện thật hay hình vẽ phóng to).
-Giới thiệu hiệu điện thế giới hạn của tụ điện.
-Một tụ điện tích điện sẽ có dự trữ năng lượng ?
-Kết luận lại về năng lượng trong tụ điện.
-Khả năng tích điện cuả mỗi tụ điện ở hiệu điện thế nhất định là khác nhau.
-Điện tích tụ điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa 2 bản.
 Q = C.U => C= 
 Hệ số tỉ lệ C chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của tụ điện và gọi nó là điện dung của tụ điện .
-Ghi nhận định nghĩa tụ điện.
-Ghi nhận điện dung của tụ điện phẳng.
-Ghi nhận đơn vị điện dung và các ước của nó.
-Đọc mục 3 sgk. 
-Các kí hiệu cho biết các thông số kỉ thuật của linh kiện.
-Quan sát và tiếp thu bài.
-Nghe và ghi nhận hiệu điện thế.
-Năng lượng dự trữ trong tụ điện chính là năng lượng của điện trường bên trong tụ điện :
 W = QU = = CU2
 - Nắm vững công thức tính năng lượng điện trường của tụ điện đã được tích điện.
II. Điện dung của tụ điện 
1. Định nghĩa
 Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của nó. 
C = 
 Điện dung của tụ điện phẵng :
C = 
2.Đơn vị điện dung.
 * Định nghĩa: Fara là điện dung của một tụ điện mà nếu đặt giữa 2 bản của nó hiệu điện thế 1 V thì nó được điện tích 1C.
* Các ước số của Fara:
 1micrôFara (1) = 10-6 F
 1nanôFara (1) = 10-9 F
 1PicôFara (1) = 10-12 F
3. Các loại tụ điện 
 Thường lấy tên của lớp điện môi để đặt tên cho tụ điện: tụ không khí, tụ giấy, tụ mi ca, tụ sứ, tụ gốm, 
 Trên vỏ tụ thường ghi cặp số liệu là điện dung và hiệu điện thế giới hạn của tụ điện.
 Người ta còn chế tạo tụ điện có điện dung thay đổi được gọi là tụ xoay.
3. Năng lượng của điện trường trong tụ điện 
 Năng lượng điện trường của tụ điện đã được tích điện
W = QU = = CU2
Hoạt động 5 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 -Nhắc lại kiến thức trọng tâm 
 -Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập 5, 6, 7, 8 trang 33 sgk .
 -Nắm vững kiến thức đã học.
 -Nhận nhiệm vụ về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 9.doc