Giáo án môn Vật lý 11 - Bài 6. Vật dẫn và điện môi trong điện trường

Giáo án môn Vật lý 11 - Bài 6. Vật dẫn và điện môi trong điện trường

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 Trình bày được:

- Điện trường bên trong vật dẫn cân bằng điện.

- Cường độ điện trường trên mặt ngoài vật dẫn cân bằng điện.

- Sự phân bố điện tích ở vật dẫn.

- Hiện tượng phân cực điện môi khi điện môi được đặt trong điện trường ngoài.

2. Kỹ năng:

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm (nếu có): Tĩnh điện kế, điện nghiệm, quả cầu thử, một số vật dẫn có dạng khác nhau.

2. Học sinh: xem lại khái niệm vật dẫn, điện môi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 4418Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 11 - Bài 6. Vật dẫn và điện môi trong điện trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 9
 Bài 6. VẬT DẪN VÀ ĐIỆN MÔI TRONG ĐIỆN TRƯỜNG
MỤC TIÊU
Kiến thức:
 Trình bày được: 
Điện trường bên trong vật dẫn cân bằng điện.
Cường độ điện trường trên mặt ngoài vật dẫn cân bằng điện.
Sự phân bố điện tích ở vật dẫn.
Hiện tượng phân cực điện môi khi điện môi được đặt trong điện trường ngoài.
Kỹ năng:
CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm (nếu có): Tĩnh điện kế, điện nghiệm, quả cầu thử, một số vật dẫn có dạng khác nhau.
Học sinh: xem lại khái niệm vật dẫn, điện môi
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
Trả lời
 Không vì thì . Lực điện không sinh công.
Thế nào là vật dẫn, điện môi?
Công của lực điện? Nếu thì lực điện có sinh công không?
Hoạt động 2. Tìm hiểu vật dẫn trong điện trường
 Không. Vì nếu điện trường khác 0 thì nó sẽ tác dụng lực điện lên điện tích làm điện tích di chuyển, tạo thành dòng điện.
không.
 Có. Điện trường khác 0
Lắng nghe
Quan sát góc lệch của tĩnh điện kế.
NX: Điện thế tại mọi điểm trên mặt ngoài trong vật dẫn có giá trị bằng nhau.
NX: Điện thế tại mọi điểm bên trong vật dẫn có giá trị bằng nhau.
Nêu NX.
Trả lời C2
Trình bày khái niệm vật dẫn cân bằng điện.
Lưu ý HS: Vật dẫn = vật dẫn cân bằng điện.
Bên trong vật dẫn cân bằng điện có điện trường không?Nếu điện trường tồn tại bên trong vật dẫn thì điều gì sẽ xảy ra? 
Điều đó có đúng với khái niệm vật dẫn cân bằng điện không?
Nêu C1: Nếu trong phần rỗng của vật dẫn có một điện tích thì trong phần rỗng đó có điện trường không?
Nêu ứng dụng của vật dẫn rỗng làm màn chắn tĩnh điện.
Nêu và giải thích tại sao cđđt tại một điểm trên mặt ngoài vật dẫn vuông góc với mặt vật. 
Giới thiệu dụng cụ TN và hoạt động của tĩnh điện kế.
Thực hiện TN hình 6.2.
 Dùng công thức liên hệ giữa cđ đt và hđt, nx gì về điện thế bên trong vật dẫn?
G thiệu kn vật đẳng thế.
 Đối với vật dẫn tích điện thì điện tích phân bố ở mọi điểm trên vật. Đúng không?
Giới thiệu dụng cụ TN và thực hiện TN hình 6.3.
Nêu câu hỏi C2
 Điện tích có phân bố đều bên ngoài vật dẫn?
Giới thiệu dụng cụ TN và thực hiện TN hình 6.4.
1. Vật dẫn trong điện trường
a. Trạng thái cân bằng điện
Vật dẫn cân bằng điện khi trong vật dẫn không còn dòng điện.
b. Điện trường trong vật dẫn tích điện:
- Điện trường bên trong vật dẫn cân bằng điện bằng không.
- Đối với vật dẫn rỗng, điện trường ở phần rỗng bằng không nếu phần rỗng không có điện tích. 
- Cường độ điện trường tại một điểm trên mặt ngoài vật dẫn vuông góc với mặt vật. 
c. Điện thế của vật dẫn tích điện
- Điện thế tại mọi điểm trên mặt ngoài và bên trong vật dẫn có giá trị bằng nhau.
- Vật dẫn là vật đẳng thế.
d. Sự phân bố điện tích ở vật dẫn tích điện
- Ở một vật dẫn nhiễm điện, điện tích chỉ phân bố ở mặt ngoài của vật.
- Điện tích phân bố trên mặt ngoài vật dẫn không đều. Ở những chỗ lồi điện tích tập trung nhiều hơn; ở những chỗ mũi nhọn điện tích tập trung nhiều nhất; ở chỗ lõm hầu như không có điện tích.
Hoạt động 3. Tìm hiểu điện môi trong điện trường
Trả lời
 Không. Vì bên trong vật dẫn điện trường bằng 0 nên không có sự phân bố lại các điện tích liên kết như trường hợp các chất điện môi.
 Không. Vì khi đặt trong điện trường thì bên trong điện môi điện trường khác 0
 Điện môi là gì?
Trình bày để HS biết được “hiện tượng phân cực là gì ?”
 Điện môi đặt trong điện trường thì bị phân cực. Vậy kim loại đặt trong điện trường có bị phân cực không?
Điện môi đặt trong điện trường có phải là vật đẳng thế không?
 Cường độ điện trường tại một điểm trên mặt ngoài điện môi cũng không vuông góc với mặt vật. 
2. Điện môi trong điện trường
- Khi đặt một vật điện môi trong điện trường thì điện môi bị phân cực.
- Do sự phân cực của điện môi nên mặt ngoài của điện môi trở thành các mặt nhiễm điện.
Hoạt động 4. Củng cố
1D
2B
Nêu BT củng cố
1. Ph¸t biÓu nµo sau ®©y ®èi víi vËt dÉn c©n b»ng ®iÖn lµ kh«ng ®óng?
A. C­êng ®é ®iÖn tr­êng trong vËt dÉn b»ng kh«ng.
B. Vect¬ c­êng ®é ®iÖn tr­êng ë bÒ mÆt vËt dÉn lu«n vu«ng gãc víi bÒ mÆt vËt dÉn.
C. §iÖn tÝch cña vËt dÉn chØ ph©n bè trªn bÒ mÆt vËt dÉn.
D. §iÖn tÝch cña vËt dÉn lu«n ph©n bè ®Òu trªn bÒ mÆt vËt dÉn.
2. Gi¶ sö ng­êi ta lµm cho mét sè ªlectron tù do tõ mét miÕng s¾t vÉn trung hoµ ®iÖn di chuyÓn sang vËt kh¸c. Khi ®ã
A. bÒ mÆt miÕng s¾t vÉn trung hoµ ®iÖn.	
B. bÒ mÆt miÕng s¾t nhiÔm ®iÖn d­¬ng.
C. bÒ mÆt miÕng s¾t nhiÔm ®iÖn ©m.	
D. trong lßng miÕng s¾t nhiÔm ®iÖn d­¬ng.
Hoạt động 5. Giao nhiệm vụ về nhà
Ghi nhớ
Dặn BTVN
Xem lại hai cách ghép điện trở.
Chuẩn bị bài Tụ điện
BT 1, 2
Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVL 11NC tiet 9.doc