Giáo án môn Toán - Bài 10: Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều dài của hai đối tượng, sử dụng đúng từ: Dài hơn - Ngắn hơn

Giáo án môn Toán - Bài 10: Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều dài của hai đối tượng, sử dụng đúng từ: Dài hơn - Ngắn hơn

1. Yêu cầu:

 - Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều dài của 2 đối tượng. Sử dụng đúng từ: dài hơn - ngắn hơn.

2. Chuẩn bị:

 - Mỗi trẻ có 2 đồ vật khác nhau rõ nét về chiều dài: 2 dây vải hoặc dây len để buộc vòng tay cho nhau (dây màu đỏ dài buộc được vòng, dây màu xanh ngắn không thể buộc vòng tay)

3. Hướng dẫn:

 + Phần 1: Nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều dài.

 - Cô phát cho mỗi trẻ 2 dây vải đã chuẩn bị.

 - Cô dùng dây màu đỏ buộc vào cổ tay cho một trẻ để cả lớp xem cách buộc (lưu ý chỉ buộc một nút).

 - Cho từng đôi (hai) trẻ buộc vòng tay cho nhau (buộc vòng màu đỏ trước), trẻ buộc xong, cô cho trẻ giơ tay có vòng đỏ lên. Sau đó trẻ buộc vòng xanh cho nhau và trẻ phát hiện ra dây xanh ngắn, không thể buộc vòng tay được. Cô hỏi trẻ vì sao dây đỏ buộc vòng tay được còn dây xanh không buộc được, trẻ phải nói được: dây đỏ dài hơn dây xanh.

 - Cô cho trẻ tháo vòng đỏ, cầm 2 dây bằng 2 tay giơ lên, cho trẻ nhận xet dây nào dài hơn (ngắn hơn).

 - Cô đặt 2 dây chồng lên nhau (có chung 1 đầu) rồi chỉ cho trẻ thấy phần thừa của dây đó.

 - Cô cho trẻ chọn dây dài hơn hoặc ngắn hơn theo hiệu lệnh, trẻ giơ dây vừa chọn và nói đúng với hiệu lệnh.

 - Ví dụ: cô nói "dây dài hơn" trẻ giơ dây đỏ "dài hơn", hoặc cô nói "dây đỏ" trẻ giơ

doc 1 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 1619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán - Bài 10: Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều dài của hai đối tượng, sử dụng đúng từ: Dài hơn - Ngắn hơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10
DẠY TRẺ NHẬN BIẾT SỰ KHÁC BIỆT RÕ NÉT VỀ CHIỀU DÀI CỦA HAI ĐỐI TƯỢNG. SỬ DỤNG ĐÚNG TỪ: DÀI HƠN - NGẮN HƠN
1. Yêu cầu:
    - Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều dài của 2 đối tượng. Sử dụng đúng từ: dài hơn - ngắn hơn.
2. Chuẩn bị:
    - Mỗi trẻ có 2 đồ vật khác nhau rõ nét về chiều dài: 2 dây vải hoặc dây len để buộc vòng tay cho nhau (dây màu đỏ dài buộc được vòng, dây màu xanh ngắn không thể buộc vòng tay)
3. Hướng dẫn:
    + Phần 1: Nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều dài.
        - Cô phát cho mỗi trẻ 2 dây vải đã chuẩn bị.
        - Cô dùng dây màu đỏ buộc vào cổ tay cho một trẻ để cả lớp xem cách buộc (lưu ý chỉ buộc một nút).
        - Cho từng đôi (hai) trẻ buộc vòng tay cho nhau (buộc vòng màu đỏ trước), trẻ buộc xong, cô cho trẻ giơ tay có vòng đỏ lên. Sau đó trẻ buộc vòng xanh cho nhau và trẻ phát hiện ra dây xanh ngắn, không thể buộc vòng tay được. Cô hỏi trẻ vì sao dây đỏ buộc vòng tay được còn dây xanh không buộc được, trẻ phải nói được: dây đỏ dài hơn dây xanh.
        - Cô cho trẻ tháo vòng đỏ, cầm 2 dây bằng 2 tay giơ lên, cho trẻ nhận xet dây nào dài hơn (ngắn hơn).
        - Cô đặt 2 dây chồng lên nhau (có chung 1 đầu) rồi chỉ cho trẻ thấy phần thừa của dây đó.
        - Cô cho trẻ chọn dây dài hơn hoặc ngắn hơn theo hiệu lệnh, trẻ giơ dây vừa chọn và nói đúng với hiệu lệnh.
        - Ví dụ: cô nói "dây dài hơn" trẻ giơ dây đỏ "dài hơn", hoặc cô nói "dây đỏ" trẻ giơ dây đỏ và nói "dài hơn"...
    + Phần 2: Luyện tập nhận biết dài hơn - ngắn hơn.
        - Cô thu lại mỗi trẻ một dây sao cho số trẻ còn lại dây màu xanh bằng số trẻ còn lại dây màu đỏ, rồi cho trẻ chơi trò chơi "tìm bạn", trẻ phải tìm bạn có dây dài hơn hoặc ngắn hơn dây của mình tùy theo yêu cầu của cô để kết thành đôi bạn đứng cạnh nhau và giơ dây của mình lên cao.

Tài liệu đính kèm:

  • doc9.doc