Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Bài phú sông Bạch Đằng

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Bài phú sông Bạch Đằng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1- Học sinh hiểu được Bài Phú Sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm và suy ngẫm về chiến công lịch sử oanh liệt của người xưa trên sông Bạch Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Bài Phú sử dụng hình ảnh điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp tạo nên những nét đặc sắc về nghệ thuật.

2- Học sinh rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu một tác phẩm văn học trung đại viết theo lối phú cổ thể, kỹ năng phân tích những thủ pháp nghệ thuật có giá trị cao trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng trong tác phẩm.

 

doc 189 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4327Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Bài phú sông Bạch Đằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 19
Đọc văn:
Bài phú sông bạch đằng
 Trương Hán Siêu
Tiết: 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
A. Mục tiêu cần đạt
1- Học sinh hiểu được Bài Phú Sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm và suy ngẫm về chiến công lịch sử oanh liệt của người xưa trên sông Bạch Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Bài Phú sử dụng hình ảnh điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp tạo nên những nét đặc sắc về nghệ thuật.
2- Học sinh rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu một tác phẩm văn học trung đại viết theo lối phú cổ thể, kỹ năng phân tích những thủ pháp nghệ thuật có giá trị cao trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng trong tác phẩm.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
.......
...
C. Kiểm tra bài cũ
.......
...
...
D. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GVvà HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1- Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn.
Bài tập 1- Học sinh đọc mục tiểu dẫn SGK và cho biết:
Tác giả Trương Hán Siêu là ai? Sống ở thời kỳ nào?
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Bài tập 2- Anh (chị) hiểu gì về thể phú? Bài Phú sông Bạch Đằng được đánh giá thế nào?
(Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Hoạt động 2- Tìm hiểu nội dung
Bài tập 1 - Đọc đoạn 1 và cho biết:
a- Nhân vật “khách” trong bài phú là người thế nào?
Tại sao lại muốn học Tử Trường tiêu dao đến sông Bạch Đằng? (Xem SGK)
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
b- Trước cảnh sông nước Bạch Đằng, “khách” đặc biệt chú ý đến những gì? Tâm trạng của “khách” ra sao?
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Bài tập 2: Về nhân vật “bô lão” và câu chuyện các bô lão kể trong đoạn 2 (Xem SGK)
a- Tác giả tạo ra nhân vật các bô lão nhằm mục đích gì?
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
b- Qua lời thuật của các bô lão, những chiến công trên sông Bạch Đằng được gợi lên như thế nào?
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
c. Các hình ảnh, điển tích được sử dụng có hợp với sự thật lịch sử không? Chúng đã diễn tả và khẳng định tài đức của vua tôi nhà Trần ra sao?
d- Kết thúc đoạn 2, vì sao tác giả lại viết : “Đến sông đây chừ hổ mặt/Nhớ người xưa chừ lệ chan”?
(Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Bài tập 3- Trong đoạn 3, tác giả tự hào về non sông hùng vĩ, gắn liền với chiến công lịch sử, nhưng khẳng định nhân tố nào quyết định thắng lợi của công cuộc đánh giặc giữ nước?
(Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Bài tập nâng cao – Trình bày triết lí của tác giả về chiến công lịch sử.
(Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Hoạt động 3- Tìm hiểu nghệ thuật.
Bài tập 1- Hãy chỉ ra chất hoành tráng của bài phú (SGK
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Hoạt động 4- Tổng kết và dặn dò
Câu hỏi – Khái quát đặc điểm nội dung và nghệ thuật của Bài phú sông Bạch Đằng. Nêu ý nghĩa hiện đại của tác phẩm.
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Dặn dò: Học sinh đọc mục Tri thức đọc – hiểu.
I- Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn.
1- TG Trương Hán Siêu
Trương Hán Siêu người Ninh Bình, từng tham gia kháng chiến chống Nguyên – Mông, làm quan dưới bốn triều nhà Trần, không rõ năm sinh, mất năm 1354.
 2- Bài Phú sông Bạch Đằng
+ Phú là một thể loại trong văn học cổ, phân biệt với thơ, hịch, cáo
+ Bài Phú sông Bạch Đằng thuộc loại Phú cổ thể (Phú cổ), từng nổi tiếng trong thời nhà Trần, được người đời sau đánh giá là bài phú hay nhất của văn học trung đại Việt Nam.
II/Tìm hiểu nội dung
1 – Nhận xét về nhân vật “khách” trong đoạn 1:
a- Trong thơ chữ Hán thời trung đại, tác giả thường tự xưng mình là “khách”, là “nhân”.
ở đây, “khách” vừa là từ tự xưng của tác giả , vừa là nhân vật.
Theo nội dung đoạn 1, “khách là một bậc hào hoa, phóng túng, thuộc giới “tao nhân mặc khách”, ham thích du ngoạn đi nhiều, biết rộng, mang “trang chí”, làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bề
- Khách tìm đến những địa danh lịch sử, học Tử Trường (Tư Mã Thiên) tìm “thú tiêu dao”, nhưng thực chất là để nghiên cứu, tìm hiểu các địa danh lịch sử. Bạch Đằng được coi là địa danh không thể không đến.
b- Trước hình ảnh Bạch Đằng “bát ngát”, thướt tha” với “nước trời” “phong cảnh..”, “bờ lau”, “bến lách” nhân vật “khách” có tâm trạng buồn thương vì nghĩ đến cảnh “sông chìm giáo gãy, đò đầy xương khô”, biết bao người anh hùng đã khuất Nhưng sau cảm giác buồn thương cảm động ấy vẫn ẩn giấu niềm tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc.
2/: Về nhân vật “bô lão” và câu chuyện các bô lão kể trong đoạn 2.
Gợi ý:
a- Nhà văn tạo ra nhân vật “các bô lão” tượng trưng cho tiếng nói của lịch sử, từ đó dựng lên hồi ức oanh liệt về những trận thủy chiến Bạch Đằng. Nhân vật có tính hư cấu và thực ra cũng là một kiểu “ nhân vật tư tưởng” (dùng để nói lên tư tưởng của tác giả).
b- Những kỳ tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thời Ngô Quyền, nhưng trọng tâm là chiến thắng “buổi trùng hưng” với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng (Muôn đội thuyền bè/tinh kì phất phới), khí thế “hùng hổ” “sáng chói”, “khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến “ánh nhật nguyệt phải mờ/bầu trời đất sắp đổi”. Trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, cảm giác, tưởng tượng được tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc.
c- Những hình ảnh điển tích được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Xích Bích, Hợp Phì, gieo roi) điều đó đã góp phần diễn tả tài đức của vua tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca.
d – Kết thúc đoạn 2 tác giả viết: “Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ lệ chan”. Đó là vì, tác giả làm bài phú này khi nhà Trần đã có dấu hiệu suy thoái (Theo Tiểu dẫn). Tác giả mới xót xa khi nhớ tới các vị anh hùng đã khuất và cảm thấy hổ thẹn vì thế hệ hiện thời tỏ ra không xứng đáng.
3- Phân tích đoạn 3.
Cũng qua lời ca của nhân vật các bô lão, trong đoạn 3, tác giả khẳng định nhân tố quyết định của sự nghiệp giữ nước, đó là chính nghĩa và đạo đức:
“Giặc tan muôn thủơ thăng bình
Bởi đâu đất hiếm, cốt mình đức cao”.
Bài tập nâng cao- Qua lời hát của bô lão và “khách”, trong đoạn 3, tác giả thể hiện triết lí:
- Triết lí ở đời:
“Những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”
(Đề cao chữ “Nghĩa”)
- Triết lí đánh giặc:
“Giặc tan muôn thuở thanh bình
Bởi đâu đất hiếm, cốt mình đức cao”..
(Đề cao chữ “Đức”)
III- Tìm hiểu nghệ thuật.
1- Tính chất hoành tráng của bài phú trước hết là ở hình tượng dòng sông, một dòng sử thi: “ bát ngát sóng kình muôn dặm”, “thướt tha đuôi trĩ một màu”, với những chién công oanh liệt: “sông chìm giáo gãy, gò đống xương khô”.
Tính chất hoành tráng được thể hiện ở việc sử dụng điển cố. Những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử được dẫn ra rất phù hợp với sự thật lịch sử mà chỉ nghe nhắc tên thôi người đọc cũng hình dung tính chất tráng ca của những sự kiện, nhân vật ấy. Chân dung tác giả với tầm vóc lớn lao, tư thế ngẩng cao đầu vì niềm tự hào, kiêu hãnh về lịch sử dân tộc đã góp phần làm cho tính chất hoành tráng của bài phú thêm đậm nét.
IV- Tổng kết và dặn dò
Gợi ý: 
+ Các đặc điểm nội dung và nghệ thuật: Bài Phú sông Bạch Đằng là một tác phẩm viết theo thể phú cổ, trong đó, tác giả dựng lên hai hình tượng nhân vật là các bô lão và “khách” đối thoại với nhau trong không gian là bến sông Bạch Đằng , qua đó tái hiện chiến công vang dội của cha ông ta tại đây. Tác giả thể hiện niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông và nhắc nhở người đương đại làm sao cho xứng đáng bằng cách rút ra những triết lý có tính giáo huấn.
+ Nghệ thuật bài phú nổi bật bởi sự miêu tả phong cách hoành tráng với những kí ức hào hùng trong lịch sử dân tộc.
Yêu cầu: Tìm hiểu thêm về thể phú.
 Rút kinh nghiệm gìơ dạy:Làm văn:
Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
Tiết: 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
A. Mục tiêu cần đạt
1- Học sinh nắm được kết cấu của văn bản thuyết minh.
2- Học sinh rèn luyện kỹ năng tổ chức kết cấu văn bản thuyết minh.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
.......
...
C. Kiểm tra bài cũ
.......
...
...
D. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GVvà HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1- Tìm hiểu lý thuyết.
Bài tập 1- Đọc phần đầu của bài học (Trương mục 1- Nguyên tắc chung) và trả lời câu hỏi:
a- Mục đích của văn bản thuyết minh?
b- Yêu cầu của văn bản thuyết minh?
c- Các loại văn bản thuyết minh?
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Bài tập 2- Đọc mục 1 (Nguyên tắc chung) và cho biết khi tạo lập văn bản thuyết minh, cần tuân theo nguyên tắc chung về mặt kết cấu như thế nào?
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Bài tập 3: - Đọc mục 2 (SGK) và cho biết: Những hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh?
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Hoạt động 2- Luyện tập
Bài tập 1 - Đọc và chỉ ra hình thức kết cấu văn bản thuyết minh (SGK):
(Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Bài tập 2: Phân tích kết cấu phần Tri thức đọc – hiểu về phân loại Phú ở trang 8 (SGK).
 (Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Hoạt động 3- Tổng kết, dặn dò
1- Câu hỏi tổng kết: Nêu những nội dung chính cần ghi nhớ?
(Giáo viên giao nhiệm vụ học sinh tự tổng kết)
2- Dặn dò: Chuẩn bị bài Thư dụ Vương Thông lần nữa.
I- Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn.
1/ Mục đích, yêu cầu& các loại VB TM
a. Mục đích: Giới thiệu, trình bày một sự vật, hiện tượng, một vấn đề của tự nhiên, xã hội, con người,  nhằm cung cấp tri thức khách quan, chính xác của người đọc.
b. Yêu cầu: Trình bày cấu tạo, tính chất, quan hệ, công dụng của đối tượng.
c. Các loại:
- Thuyết minh về một tác phẩm, một di tích lịch sử, một phương pháp (Giới thiệu, trình bày).
- Thuyết minh cho một sản phẩm (Kèm theo sản phẩm) (Thuyết minh thực dụng).
- Thuyết minh bằng hình ảnh (Thuyết minh 2- Nguyên tắc chung
-Nguyên tắc chung khi tạo lập văn bản thuyết minh là phải sắp xếp các ý theo một hình thức kết cấu nhất định, như: Mối liên hệ bên trong của sự vật, hay quá trình nhận thức của con người
Chẳng hạn: Sắp xếp các ý theo thứ tự trên – dưới, trong – ngoài, phải – trái, trước – sau.., chính – phụ; chủ yếu – thứ yếu; bản chất- hiện tượng...
3/ -Những hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh bao gồm:
+ Kết cấu theo trật tự thời gian: Trước – sau, sớm – muộn, trẻ – già, sinh thành – hưng thịnh – diệt vong, 
+ Kết cấu theo trật tự không gian: Trên –dưới, trong – ngoài, gần – xa, bên phải – bên trái, trung tâm – ngoại biên
+ Kết cấu theo trật tự lôgíc: Nguyên nhân, kết quả, cái chung –cái riêng, bản chất – hiện tượng, chủ yếu – thứ yếu, quan hệ tương đồng (VD: Trên sao dưới vậy; cha nào con nấy) Quan hệ đối lập (VD: Tốt – xấu, thiện ác, chính – tả), quan hệ thứ bậc (từ thấp đến cao)
II- Luyện tập.
Bài tập 1 – Hình thức kết cấu của các văn bản.
+ Văn bản Lịch sử vấn đề bảo ... 
Hoạt động của GVvà HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1 – Ôn tập lý thuyết.
Bài tập 1: Đọc phần lý thuyết (SGK) và cho biết: ngoài những kiến thức đã học trong các bài liên quan, muốn đọc - hiểu văn bản văn học, cần phải lưu ý những điểm gì?
Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Bài tập 2- Thế nào là ngữ cảnh văn bản, ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hoá? Vì sao nói: Để hiểu được ý nghĩa của hình tượng trong văn bản, cần phải đặt văn bản vào trong ngữ cảnh?
(Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Bài tập 3- Tư tưởng chính của văn bản được phát hiện sau cùng, vậy vì sao nói: đọc - hiểu văn bản phải lấy tư tưởng chính để soi vào các chi tiết?
(Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Bài tập 4- Thể nghiệm có vai trò như thế nào trong việc đọc - hiểu văn bản văn học?
(Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Hoạt động 2- Luyện tập.
Bài tập 1 – Xác định ngữ cảnh của tác phẩm:
a- Bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)
(Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
b - Đại cáo bình Ngô
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
c- Các đoạn trích Truyện Kiều (Nguyễn Du).
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Bài tập 2- Nêu mối quan hệ hệ giữa tư tưởng chính và chi tiết trong các văn bản, đoạn trích sau:
a- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
b- Trao duyên (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
c- Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên).
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Bài tập 3- Cho biết các nhận định sau đã thoả đáng hay chưa và giải thích lí do? (Xem SGK)
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Hoạt động 1- Ôn tập lý thuyết..
Bài tập 1- 
Gợi ý: Dựa theo SGK
Muốn đọc - hiểu văn bản văn học, ngoài việc nắm vững kiến thức về văn bản, văn bản văn học, mục đích, yêu cầu của việc đọc - hiểu văn bản văn học , cần dựa vào ngữ cảnh để xác định ý nghĩa văn bản, lấy tư tưởng chủ đạo của tác phẩm để soi xét mọi chi tiết của văn bản, và cuối cùng, cần dựa trên kinh nghiệm, vốn sống bản thân và của những người khác để thể nghiệm văn bản.
Bài tập 2-
+ Các phương diện của ngữ cảnh:
- Ngữ cảnh văn bản: là tổ chức, kết cấu nội tại cảu văn bản, quy định ý nghĩa của chính văn bản hoặc của từng yếu tố trong văn bản.
- Ngữ cảnh tình huống: tình huống cụ thể, như ai nói (viết), ai nghe (đọc - ở đâu (địa điểm), lúc nào (thời gian)
- Ngữ cảnh văn hoá: bối cảnh lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội.
+ Giải thích: để hiểu được ý nghĩa của hình tượng trong văn bản, cần đặt văn bản vào trong ngữ cảnh, vì các yếu tố trong ngữ cảnh nâng đỡ, chi phối quyết định ý nghĩa của văn bản.
Bài tập 3- Tư tưởng chính của văn bản được phát hiện sau, nhưng không phải là sau cùng. Qua các chi tiết, người đọc có thể dự đoán và cảm nhận được một phần tư tưởng của văn bản. Khi đọc xong, tư tưởng ấy được định hình rõ hơn, và bạn đọc phải đối chiếu ngược trở lại để hiểu rõ hơn ý nghĩa của các từ ngữ, các chi tiết. Đây là một quá trình linh hoạt, năng động.
Bài tập 4- Thể nghiệm có vai trò rất quan trọng trong quá trình đọc - hiểu văn bản văn học. Người đọc bao giờ cũng phải huy động vốn sống, kinh nghiệm và tri thức cuộc đời mà họ đã tích luỹ được, cũng như những điều đã quan sát được ở những người xung quanh để “ứng nghiệm”, “nhập vai” mà hiểu và đồng cảm hay phản ứng đối với những nhân vật hay cảm xúc trong tác phẩm - đó chính là sự thể nghiệm.
Hoạt động 2- Luyện tập.
Bài tập 1 -: 
Gợi ý:
a- NGữ cảnh của Bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu): Sáng tác vào đời Trần Hiến Tông, khi nhà Trần bắt đầu suy thoái.
Rộng hơn, qua các điển tích, điển cố (như Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Tam Ngô, Bách Việt, Tử Trường, Xích Bích, Hợp Phì), ta hiểu rõ hơn ngữ cảnh văn hoá và cả nền văn hoá phương Đông với bề dạy lịch sử của nó.
b- Ngữ cảnh tình huống của bài Đai cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi): sau chiến thắng giặc Minh Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi báo cáo trước toàn thể nhân dân và thế giới biết về sự ra đời của triều đại mới - triều Lê.
Ngữ cảnh văn hoá: văn hoá thời phong kiến thể hiện qua các từ ngữ, điển tích, điển cổ đã được chú thích.
c- Các đoạn trích Truyện Kiều (Nguyễn Du)
- Ngữ cảnh tình huống: Truyện Kiều được sáng tác trong thời gian “mười năm gió bụi” của Nguyễn Du, dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Các đoạn trích: “Trao duyên”, “Nỗi thương mình”, “Chí khí anh hùng” còn thêm ngữ cảnh nữa, đấy là vị trí của mỗi đoạn trong tác phẩm.
- Ngữ cảnh văn hoá: Căn cứ vào thể thơ (lục bát) Chữ viết (Nôm) và cách sử dụng ngôn ngữ để xác định ngữ cảnh văn hoá, đó là nền văn hoá phương Đông và văn hoá truyền thống Việt Nam.
Bài tập 2: -
- a- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
- Tư tưởng chính: Tâm trạng, cảm xúc, tình yêu trước bức tranh thiên nhiên mùa hè đầy sức sống.
- Tư tưởng chính thể hiện xuyên suốt và thống nhất trong từng chi tiết: hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Của bức tranh ngày hè và ước mong của nhà thơ (2 câu cuối).
b- Trao duyên (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
- Tư tưởng chính: Cảm thông với nỗi đau khổ của nàng Kiều khi nàng rơi vào bi kịch giữa hiếu và tình.
- Các chi tiết như: Cậy, nhờ, lạy Thuý Vân, viện nhiều lý do để thuyết phục Thuý Vân, trao kì vật, dặn dò.. đều có giá trị trong việc thể hiện tư tưởng chính của đoạn trích.
c- Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên)
- Tư tưởng chính: Ngợi ca nhân cách cứng cỏi, quyết liệt của quan Thái sư Trần Thủ Độ trong việc giữ vững kỉ cương phép nước.
- Tư tưởng chính thể hiện ở các chi tiết: Khen thưởng người hoặc mình, người canh cửa thềm cấm; đòi chặt ngón chân kẻ xin làm câu đương, từ chối việc phong tướng cho anh trai mình.
Bài tập 3-Nhận xét các ý kiến
+ Nhận định 1: “Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão thể hiện lý tưởng của người muốn lập công danh” về cơ bản là đúng, tuy nhiên, cần hiểu “công danh” theo nghĩa gắn với cứu nước.
+ Nhận định 2: “ở bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí, nhà thơ chỉ mượn hình ảnh Tiểu Thanh để biểu hiện chính mình”. Nhận định trên chưa đúng, vì Nguyễn Du có nói về mình nhưng không phải” chỉ mượn hình ảnh Tiểu Thanh là một đối tượng biểu cảm trước tiên, tượng trưng cho số phận con người tài hoa bạc mệnh nói chung chứ không phải chỉ đai diện cho Nguyễn Du.
+ Nhận định 3: “Đoạn trích Nỗi thương mình chỉ thể hiện cảnh sống không đẹp chốn lầu xanh”. Nhận định trên sai, vì đoạn trích tuy có nói đến cuộc sống dơ bẩn của nàng Kiều ở chốn lầu xanh, nhưng trọng tâm là thể hiện nôi xđau của nàng khi thấy cuộc đời và số phận mình trôi dạt đến chỗ dơ bẩn.
Làm văn:
Viết văn băn quảng cáo
Tiết: 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Nắm vững kiến thức về văn bản quảng cáo đã học ở bài trước, các hình thức quảng cáo, các tiêu chí cần có một quảng cáo, dạng lời và dạng kết hợp lời với hình ảnh của quảng cáo.. Vận dụng những kiến thức đã học vào việc viết văn bản quảng cáo.
- Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản quảng cáo.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
.......
...
C. Kiểm tra bài cũ
.......
...
...
D. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GVvà HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1 – Tập thiết kết một quảng cáo.
Bài tập : Đọc các tình huống sau đây, lựa chọn và xây dựng văn bản quảng cáo phù hợp.
(Học sinh làm việc theo nhóm)
Tình huống 1: Quảng cáo cho trận đấu bóng giao hữu giữa đội tuyển trường mình và đội tuyển trường ban.
Tình huống 2- Quảng cáo cuộc thi “Tiếng hát oanh vàng” giữa các trường THPT thuộc tỉnh, thành phố mà anh chị đang sống.
Tình huống 3: Quảng cáo câu lạc bộ Tin học do Đoàn trường tổ chức.
Tình huống 4- Quảng cáo chiêu sinh lớp tiếng Anh do trường anh chị tổ chức.
Hoạt động 2- Thuyết minh ý đồ quảng cáo
Bài tập – Thuyết minh cho ý đồ quảng cáo của mình.
Các nhóm cử đại diện, thuyết minh cho ý đồ quảng cáo của mình)
Hoạt động 1- Ôn tập lý thuyết..
Bài tập - 
Học sinh làm việc theo nhóm, lựa chọn và xây dựng văn bản quảng cáo phù hợp với mỗi tình huống dưới đây.
Tình huống 1:
Gợi ý: Đây là một quảng cáo nhằm thu hút mọi người đi xem và cổ vũ cho hoạt động thể thao trong nhà trường (bóng đá). Dù bằng lời hay bằng sự kết hợp giữa lời và hình ảnh, quảng cáo cần đảm bảo:
- Tên hai đội bóng, tên trường của hai đội bóng.
- Thời gian và địa điểm thi đấu.
- Các thành tích của hai đội.
- Tính chất hứa hẹn của trận đấu.
Tình huống 2-
Gợi ý: Đây là quảng cáo cho hoạt động văn nghệ cấp tỉnh, thành. Hình thức quảng cáo có thể bằng lời trên đài phát thanh, có thể dán áp phích, phát tờ rơi hoặc bằng hình ảnh đưa lên truyền hình. Có thể ghi âm một đoạn bài hát hay của các thí sinh, ghi hình một số cảnh tập văn nghệ hoặc thi ở cấp trường.
Nội dung quảng cáo:
-Tên cuộc thi: Tiếng hát oanh vàng
- Đối tượng dự thi (học sinh các trường THPT)
- Thời gian, địa điểm khai mạc cuộc thi.
- Cơ cấu và giá trị giải thưởng
Tình huống 3-
Gợi ý: Câu lạc bộ tin học là hình thức hoạt động bổ ích thu hút sự quan tâm của rất nhiều học sinh. Có thể chỉ cần quảng cáo dưới hình thức thông báo tới các chi đoàn và dán thông báo ở bảng tin. Nội dung thông báo cần nói rõ:
- Tên gọi của câu lạc bộ tin học.
- Hình thức hoạt động của câu lạc bộ.
- Thời gian và địa điểm sinh hoạt câu lạc bộ
Tình huống 4-
Gợi ý: Gần giống câu lạc bộ tin học. Nội dung cần có cho quảng cáo này là:
- Hình thức tổ chức lớp học.
- Giáo viên dạy, địa điểm và thời gian.
- Tính chất ưu việt của lớp học về thời gian, chương trình, điều kiện phục vụ học tập
Hoạt động 2- Thuyết minh ý đồ quảng cáo.
Bài tập -: 
Gợi ý:
- Nêu được mục đích và đối tượng (Quảng cáo để làm gì? Hướng tới đối tượng nào?)
- Nêu được nội dung quảng cáo. Chú ý dùng từ ngữ chính xác, nhấn mạnh các từ trọng tâm. Phối hợp với những hình ảnh, âm thanh gì (nếu có)
- Nêu tính chân thực, chính xác trong các nội dung thông tin trên. Chú ý dùng từ ngữ gây ứn tượng mạnh, có ý nghĩa nhấn mạnh tuyệt đối để thu hút đối tượng.
Trả bài viết số 8
Tiết: 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Hiểu được các yêu cầu của bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.
- Tự đánh giá được bài viết trên các phương diện: nội dung, kiến thức, kỹ năng cơ bản của ba phần Văn, tiếng Việt và làm văn theo chương trình và SGK Ngữ văn 10 nâng cao, chủ yếu là học kì II.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
.......
...
C. Kiểm tra bài cũ
.......
...
...
D. quy trình trả bài.
	1- Giáo viên đọc và chép lại đề kiểm tra cuối năm lên bảng. Học sinh chép lại đề này vào vở (đối với đề tự luận)
	2- Giáo viên các yêu cầu:
	+ Yêu cầu về kiểu văn bản (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, hay nghị luận?)
	+ Nội dung kiến thức cần làm nổi bật những vấn đề gì?
	+ Phạm vi tư liệu (lấy ở tác phẩm, tác gia, giai đoạn nào?)
	+ Cách thức trình bày, diễn đạt (có sạch sẽ không? có mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp không?)
	3- Học sinh suy nghĩ, tự nhớ lại bài viết của mình, và tự đánh giá.
	4- Giáo viên trả bài. Học sinh xem lại bài viết của mình, đối chiếu với yêu cầu của đề rút kinh nghiệm và sửa chữa những chỗ sai, bổ sung những chỗ còn thiếu.

Tài liệu đính kèm:

  • doc55....Het VAN 10.doc