Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tựa trích diễm thi tập

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tựa trích diễm thi tập

A. Mức độ cần đạt

 Giúp học sinh:

1. Bài : Tựa Trích diễm thi tập

a. Kiến thức

- Ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân và nhắc nhở các thế hệ sau biết trân trọng và yêu quý di sản văn học dân tộc

- Cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm

b. Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng lập luận chặt chẽ để thể hiện quan điểm người viết một cách thuyết phục.

2. Bài : Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

a. Kiến thức

- Thấy được mối quan hệ giữa hiền tài và vận mệnh nước nhà.

- Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.

- Cách lập luận, kết cấu chặt chẽ, sử dụng ngôn từ chính luận.

b. Kỹ năng

Đọc – hiểu bài văn chính luận theo đặc trưng thể loại

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1419Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tựa trích diễm thi tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16/1/2011	 Ngày giảng:19/1/2011 
Tiết 63 – Đọc văn
TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”
( “Trích diễn thi tập” tự)
Hoàng Đức Lương-
Đọc thêm: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA
(Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niêm hiệu Bảo Đại thứ ba)
Thân Nhân Trung –
A. Mức độ cần đạt
	Giúp học sinh:
1. Bài : Tựa Trích diễm thi tập
a. Kiến thức
- Ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân và nhắc nhở các thế hệ sau biết trân trọng và yêu quý di sản văn học dân tộc
- Cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm
b. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng lập luận chặt chẽ để thể hiện quan điểm người viết một cách thuyết phục.
2. Bài : Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Kiến thức 
Thấy được mối quan hệ giữa hiền tài và vận mệnh nước nhà.
Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.
Cách lập luận, kết cấu chặt chẽ, sử dụng ngôn từ chính luận.
Kỹ năng 
Đọc – hiểu bài văn chính luận theo đặc trưng thể loại
B. Phương pháp, phương tiện dạy học
	- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức: đọc hiểu, đọc sáng tạo, gợi tìm, các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
 - Phương tiện: SGK, SGV, Giáo án, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng
C. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định lớp	
2. Bài mới
Hoạt động của GV và Hs 
Yêu cầu cần đạt 
? Tác giả sống ở thế kỷ nào?
? Nhan đề tác phẩm có ý nghĩa gì?
? Đọan 1 nêu luận điểm gì ?
Tâm trạng của tác giả trước thực trạng thơ văn của ông cha bị thất truyền, hủy hoại?
- Công việc sưu tầm, biên soạn của tác giả diễn ra ntn?
A. TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”
I. Đọc – Giới thiệu chung .
 1. Tác giả : Hoàng Đức Lương( không rõ năm sinh- năm mất). Nguyên quán Văn Giang- Hưng Yên, trú quán Gia Lâm –Hà Nội.
 - Đỗ tiến sĩ năm 1478.
 2. Tác phẩm : Tuyển tập những bài thơ hay.
- Bài tựa viết năm 1497, nội dung bao gồm các bài thơ hay từ thời Trần đến thời Lê ( TK XV), phần cuối là tác phẩm của Hoàng Đức Lương.
II. Đọc – hiểu nội dung:
 1. Nguyên nhân làm cho văn hay không được lưu truyền ở đời:
 * Các nguyên nhân chính:
 - Chỉ có nhà thơ mới thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca.
 - Người có học làm quan thì bận, mải thiu.
 - Nhà nước không khuyến khích .
 - Người yêu thơ văn thì lại không đủ năng lực.
* Ngoài ra còn có 2 nguyên nhân khách quan :
 - Đó là sức phá huỷ của thời gian.
 - Đó là chiến tranh.
- Tâm trạng: Xót xa đau đớn.
=> Thôi thúc tác giả soạn Trích diễm thi tập
b. Quá trình hình thành tác phẩm 
- Công việc sưu tầm, biên soạn của tác giả
+ Sưu tầm:
- Công phu tìm tòi, thu lượm: “tìm quanh hỏi khắp”.
- Thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều, chọn lấy bài hay.
+ Biên soạn: 6 quyển, 2 phần
- Chia xếp theo từng loại.
- Đặt tên sách.
- Phần cuối sách có phụ thêm thơ văn của mình.
" Cách giới thiệu việc làm sưu tầm, chia bố cục, nội dung cuốn sách của tác giả: ngắn gọn, đủ ý, giọng kể giản dị, khiêm nhường.
III. Ghi nhớ : SGK trang 30.
G : yêu cầu H theo dõi vào SGK 
Dựa vào SGK giới thiệu những nét chính về tác giả Thân Nhân Trung?
Bài kí này là một trong 82 bài văn bia ở văn miếu - HN. Nó như một lời tựa chung cho cả 82 tấm bia tiến sĩ ở VM .
Văn bia là loại văn khắc trên mặt đá nhằm ghi chép những sự kiện trọng đại, hoặc tên tuổi, cuộc đời của những người có công đức để lưu truyền cho đời sau.
? Xác định bố cục bài văn ?nêu nội dung từng đoạn .
- Bố cục: 2 đoạn 
 + Đoạn 1: (từ Tôi dẫu nông cạn vụng về đến làm đến mức cao nhất ) : nêu giá trị của hiền tài đối với đất nước .
 + Đoạn 2: (còn lại) : nêu ý nghĩa của việc dựng bia , khăc tên người hiền tài.
? Hiền tài có vai trò quan trọng như thế nào với quốc gia?
? Để khẳng định vai trò của hiền tài tác giả đã có cách lập luận như thế nào ?
? Nhà nước đã từng làm gì để trọng đãi hiền tài ?
G : những việc làm kể trên đã có ý nghĩa nhất định nhưng chưa xứng với vai trò của hiền tài, vì vậy cần dựng bia....
 Theo dõi đoạn 2
? ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ đối với đương thời và các thế hệ sau
? Theo anh (chị ), bài học lịch sử rút ra từ việc làm này là gì?
? Qua việc tìm hiểu , em hãy nêu chủ đề của bài kí
B. Đọc thêm: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA
 I. Đọc - tìm hiểu chung.
 1. Tác giả: 
-Thân Nhân Trung(1418-1499), tên chữ là Hậu Phủ, người Yên Ninh, Yên Dũng, nay thuộc tỉnh Bắc Giang, đỗ tiến sĩ năm 1469.
- Từng là Tao đàn Phó Nguyên súy trong Hội Tao Đàn do Lê Thánh Tông sáng lập.
2. Tác phẩm:
- Thể loại : Văn bia 
- Xuất xứ: Bài văn bia được viết năm 1484, thời Hồng Đức .
 II. Đọc- hiểu văn bản
 1. Vai trò của hiền tài đối với quốc gia.
 - “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”- khẳng định : những người tài cao, học rộng và có đạo đức là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước .
- Mối quan hệ giữa hiền tài đối với vận mệnh của đất nước : hiền tài có vai trò quyết định đến sự thịnh suy của đất nước.
 Cách lập luận : nguyên khí mạnh thì......
 Nguyên khí yếu thì.......chặt chẽ, bằng hình thức đối lập .
 + Muốn cho nguyên khí thịnh, đất nước mạnh thì thì không thể không chú ý chăm chút, bồi dưỡng nhân tài.
 - Nhà nước đã từng trọng đãi hiền tài, làm đến mức cao nhất để khích lệ nhân tài: đề cao danh tiếng, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên ở bảng vàng, ban yến tiệc....
2. ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.
 - Khuyến khích nhân tài “khiến ...vua”.
 - Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác, “kẻ ... gắng”.
 - Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững dài lâu “dẫn việc dĩ vãng... nhà nước”
3. Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.
- Thời nào thì hiền tài cũng là “nguyên khí của quốc gia”, phải biết quý trọng.
- Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước.
- Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta: giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài 
III. Tổng kết .
Trong bài kí, tác giả Thân Nhân Trung đã phân tích vai trò của người hiền đối với vận mệnh của đất nước, đồng thời cũng chỉ rõ mục đích tốt đẹp của việc đề danh tiến sĩ.

Tài liệu đính kèm:

  • doc63 Trich diễm thi tâp va hiên tai la nguyen khi......doc