Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 1: Lưu biệt khi xuất dương

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 1: Lưu biệt khi xuất dương

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 - Giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ CM đầu TKXX.

 - Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết sôi sục của Phan Bội Châu.

B. Phương tiên thực hiện:

 - SGK, SGV.

 - Giáo án

 - Các tài liệu lên quan đến bài học.

C. Phương pháp:

 - Kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của học sinh.

 3. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1297Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 1: Lưu biệt khi xuất dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/1 Tuần 1
Tiết:1
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
 (Xuất dương lưu biệt) Phan Bội Châu
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
	- Giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ CM đầu TKXX.
	- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết sôi sục của Phan Bội Châu.
B. Phương tiên thực hiện:
 - SGK, SGV.
	- Giáo án
 - Các tài liệu lên quan đến bài học..
C. Phương pháp:
 - Kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của học sinh.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu phần I.
? Dựa vào SGK, em hãy nêu một số điểm chính về cuộc đời?
Giáo viên cho hs đọc phần tiểu dẫn và nêu những ý chính về cuộc đời của Phan Bội Châu.
Hs trả lời.
?Em có nhận xét gì về con người cụ Phan?
Hs thảo luận và đưa ra nhận xét.
 ? Dựa vào SGK, nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? 
? Nêu thể loại ?
? Đề tài lưu biệt em đã học ở tác phẩm nào?(thơ Nguyễn Du-Đoàn Thị Điểm –Lí bạch..). Nhưng điểm mới của bài thơ thể hiện ở đâu?
Hs dực vào SGK trả lời các câu hỏi.
Gv nhận xét, chốt ý.
? Nêu nội dung 2 câu đề?
? Chí làm trai của cụ Phan khác với Nguyễn Công Trứ ở điểm nào ?
?Theo quan niệm của cụ Phan, giữa con người và vũ trụ, ai làm chủ ? Như vậy, thực hiện chí làm trai cần phải làm gì ?
GV chia nhóm cho hs thảo luận.
Hs trả lời.
Gv nhận xét, chốt ý.
? Có thể nói ở 2 câu thực , nhà thơ bộc bạch cái tôi của mình?
? Trước lúc ra đi, tác giả có tâm trạng gì với đất nước?
? Hai câu thực có kết cấu đối lập của thơ Đường không?
GV chia nhóm cho hs thảo luận.
Hs trả lời.
Gv nhận xét, chốt ý.
? Tại sao nói non sông đã chết ?
? Chữ hiền thánh có nghĩa gì ? Tại sao tác giả là nhà Nho lại từ bỏ sách vở thánh hiền ? Tư tưởng này tiến bộ như thế nào?
GV chia nhóm cho hs thảo luận.
Hs trả lời.
Gv nhận xét, chốt ý.
?So sánh âm điệu giữa bản phiên âm và dịch thơ ?
? Nhân vật trữ tình nguyện điều gì ? Sóng gió có làm trở ngại con người ?
GV chia nhóm cho hs thảo luận.
Hs trả lời.
Gv nhận xét, chốt ý.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs rút ra chủ đề của bài thơ
?Nêu chủ đề bài thơ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tổng kết bài học.
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò.
-Nắm chắc bài thơ, tâm huyết sôi sục của nhà thơ. Về học bài, soạn bài tiếp theo.
I. Giới Thiệu:
 1/Tác giả : Phan Bội Châu ( 1867-1940) thuở nhỏ có tên là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam
-Quê hương :thôn Đan Nhiệm, nay thuộc xã Xuân Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Không ra làm quan , đỗ giải nguyên 1900. Học giỏi để có tri thức làm cách mạng.
-Cuộc đời ông có thể chia làm 3 giai đoạn :
+ Trước 1905: hoạt động trong nước, lặn lội từ Nam chí Bắc.
+ Sau 1905 đến 1925 : cha mất, Phan Bội Châu bôn ba hoạt động ỡ nước ngoài (Nhật, Trung Quốc, Thái Lan), lập ra nhiều tổ chức yêu nước như Duy Tân hội; Đông Du . 
+1925-1940: Bị thực dân Pháp bắt và giam lỏng ở Huế
-Từ một trí thức yêu nước, ông trở thành nhà cách mạng dân chủ tư sản và bước đến ngưỡng cửa cách mạng vô sản.
- Phan Bội Châu sớm nhận ra văn chương là một lợi khí đấu tranh cách mạng, suốt đời sáng tác vì mục đích đó.
-Tác phẩm chính : Hải ngoại huyết thư; Trùng Quang tâm sử
2.Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ được viết vào năm 1905, nhân dịp tác giả chia tay các đồng chí để ra nước ngoài, mở đầu phong trào Đông Du.Lúc này, đất nước đã mất chủ quyền, tiếng mõ Cần Vương đã tắt
3/Thể loại : Thất ngôn bát cú Đường luật.
4-Đề tài : lưu biệt- quen thuộc trong thơ cổ. Nhưng đây không phải lời người ở lại tiễn người ra đi , mà là lời người ra đi gửi người ở lại với giọng thơ rắn rỏi, mực thước.
II. Phân tích :
1/Hai câu đề: Lí tưởng, khát vọng sống cao đẹp của tuổ trẻ:
-Ý thơ : đã làm trai thì phải làm nên chuyện lạ; không để càn khôn chuyển vần, xô đẩy. Nghĩa là nhà thơ mong muốn người làm trai phải chủ động, làm chủ đời mình.
-Giọng thơ :âm điệu mạnh (câu 1 ); có cấu trúc là câu hỏi tu từ (câu 2) có ý nghĩa tự vấn, tự nhắc nhở mình phải tìm ra một cách sống xứng đáng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
-Vì thế, cần phải lưu biệt , phải xuất dương.
2/Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm lớn lao của cá nhân
-Câu 3: Câu khẳng định .Bản dịch dùng chữ tớ không sát ý, làm hại âm điệu câu thơ. Thực ra, đó là chữ ngã – là cái tôi của cụ Phan khẳng định vai trò đóng góp của mình đối với cuộc đời , với đầt nước.
-Câu 4: Câu phủ định thể hiện rõ 1 ý thức cao cả và 1 nỗi lo, 1 dự cảm xa rộng của nhà cách mạng trẻ tuổi trước hiện trạng của đất nước.
-Do đó, cuộc lưu biệt này là của 1 cái tôi sáng ngời lí tưởng, 1 nhân cách lớn lao, đáng trân trọng. 
3/Hai câu thực: Nỗi đau mất nước :
-Cấu trúc nhân quả trong từng vế câu và song hành giữa 2 câu để nhấn mạnh, bổ sung , tô đậm cảm xúc và suy nghĩ, đồng thời thấy rõ mối quan hệ khăng khí giữa Tổ quốc và cuộc sống của mỗi người dân.
-Nhà thơ ví ngầm tình cảnh nước ta mất chủ quyền như một sinh thể đã chết và hậu quả của cái chết đó : sống thêm nhục .Khi Tổ quốc bị xâm lăng, chủ quyền đã mất thì cuộc sống cuả mỗi người dân không còn ý nghĩa, sống cũng như chết.
-Chữ hiền thánh :
 +Vừa chỉ sách vở, nền Nho học cũ kĩ, lạc hậu.
 +Vừa chỉ các bậc tài danh thánh hiền chịu trách nhiệm cứu dân, đều đã vắng. Câu thơ như tiếng nấc nghẹn ngào bắt nguồn từ nhịp đập quặn thắt, đớn đau của một trái tim yêu nước.
4/Hai câu kết:Quyết tâm lưu biệt, tự nguyện dấn thân nơi trùng dương, sóng gió : 
 -Câu 7 : Aâm điệu rắn rỏi thể hiện lời nguyện thề dứt khoát, thiêng liêng với chính mình, thề trước bạn bè, đồng bào, đồng chí.
-Câu 8 : Aâm điệu nhịp nhàng, bay lượn, cao dần, xa dần làm cho lời nguyện biến thành hành động, dạt dào niềm lạc quan, phơi phới niềm tin.
-Nhân vật trữ tình trong niềm hứng khởi vô biên đã nhìn muôn trùng sóng bạc không phải như những trở ngại đáng sợ mà như 1 yếu tố kích thích. Chúng là bạn đồng hành trong cuộc ra đi hùng tráng.
III-Chủ đề : Bài thơ là khúc tráng ca biểu hiện tư thế, quyết tâm, hăm hở và những ý nghĩ cao cả, mới mẻ của nhà yêu nước Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương cứu nước.
VI. Tổng kết: Bài thơ thể hiện nội dung tư tưởng vừa phong phú vừa lớn lao: có ý chí làm trai, có khát vọng xoay chuyển thới thế, có ý thức cá nhân, có trách nhiệm cao cả

Tài liệu đính kèm:

  • docLuu biet khi xuat duong.doc