Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Ôn tập tác phẩm văn học

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Ôn tập tác phẩm văn học

A. Vài nét về tác giả - tác phẩm.

1. Tác giả: Thạch Lam(1910-1942)

a. Cuộc đời:

- Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn.

- Đặc điểm con người: Sống trầm tĩnh và điềm đạm, rất tinh tế. Đặc điểm ấy để lại dấu ấn rõ nét trong sáng tác của ông.

b. Quan điểm sáng tác:

- “Văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát li, sự quên những thứ đen tối trước mặt mà trái lại văn chương là một thứ vũ khí thanh cao để vừa tố cáo vừa thay đổi thế giới giả dối và tàn ác và làm cho lòng người được trở nên trong sạch và phong phú hơn.” Vì thế tuy là một nhà văn lãng mạn nhưng sáng tác của ông có xu hướng nghiêng về hiện thực mà “Hai đứa trẻ” là một minh chứng cho điều đó.

c. Đặc điểm sáng tác.

- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn với một lối viết riêng: truyện của ông thường không có cốt truyện, li kì, đặc biệt. Các tình huống truyện, sự kiện chủ yếu mang chức năng bộc lộ trạng thái tâm trạng. ( Các nhân vật thường ít nói năng, hành động. Vì thế truyện ngắn của ông được gọi là truyện ngắn tâm tình giàu sắc thái trữ tình và mang đậm chất thơ)

- Ông là nhà văn mở đường cho kiểu viết truyện ngắn không có cốt truyện li kì.

-Thế giới nhân vật trong truyện của ông thường là lớp trí thức nghèo khổ ở những làng quê nghèo, phố huyện nghèo khổ.

- Không khí chung trong nhiều truyện ngắn của ông thường có nét buồn, tiêu điều,

 

doc 11 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1266Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Ôn tập tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP TÁC PHẨM VĂN HỌC 
HAI ĐỨA TRẺ
Thạch Lam
A. Vài nét về tác giả - tác phẩm.
1. Tác giả: Thạch Lam(1910-1942)
a. Cuộc đời:
- Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn.
- Đặc điểm con người: Sống trầm tĩnh và điềm đạm, rất tinh tế. Đặc điểm ấy để lại dấu ấn rõ nét trong sáng tác của ông.
b. Quan điểm sáng tác:
- “Văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát li, sự quên những thứ đen tối trước mặt mà trái lại văn chương là một thứ vũ khí thanh cao để vừa tố cáo vừa thay đổi thế giới giả dối và tàn ác và làm cho lòng người được trở nên trong sạch và phong phú hơn.” Vì thế tuy là một nhà văn lãng mạn nhưng sáng tác của ông có xu hướng nghiêng về hiện thực mà “Hai đứa trẻ” là một minh chứng cho điều đó.
c. Đặc điểm sáng tác.
- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn với một lối viết riêng: truyện của ông thường không có cốt truyện, li kì, đặc biệt. Các tình huống truyện, sự kiện chủ yếu mang chức năng bộc lộ trạng thái tâm trạng. ( Các nhân vật thường ít nói năng, hành động. Vì thế truyện ngắn của ông được gọi là truyện ngắn tâm tình giàu sắc thái trữ tình và mang đậm chất thơ)
- Ông là nhà văn mở đường cho kiểu viết truyện ngắn không có cốt truyện li kì.
-Thế giới nhân vật trong truyện của ông thường là lớp trí thức nghèo khổ ở những làng quê nghèo, phố huyện nghèo khổ.
- Không khí chung trong nhiều truyện ngắn của ông thường có nét buồn, tiêu điều, xơ xác. Sự sống như tàn lụi, mòn mỏi.
	è Các đặc điểm trên được thể hiện rõ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
2. Tác phẩm:
- Là truyện ngắn được in trong tập “Nắng trong vườn” xuất bản năm 1938. Đây là tác phẩm được coi là tiêu biểu nhất trong phong cách viết truyện ngắn của Thạch Lam.
B. Đọc - hiểu tác phẩm
I. Bố cục: 3 phần khá rõ.
1. Phần 1: Từ đầu  tiếng cười khanh khách nhỏ dần về cuối làng. à Cảnh phố huyện lúc chiều xuống. (Tác giả tập trung thể hiện tâm trạng buồn man mác, mơ hồ, khó hiểu của chị em Liên trước cảnh ngày tàn.)
2. Phần 2: “Trời đã bắt đầu đêm tâm hồn Liên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu. à Cảnh phố huyện trong đêm tối. ( Tác giả tập trung mô tả tâm trạng buồn khắc khoải trong cảnh đời chờ mong ước một cái gì tốt đẹp, tươi sáng hơn cho cuộc sống leo lét, tù đọng trong hiện tại.
3. Phần 3: Đoạn còn lại. à Cảnh phố huyện nghèo lúc đoàn tàu từ Hà Nội về và tâm trạng buồn thấm thía về cuộc sống mỏi mòn không thể đổi thay còn những gì tốt đẹp, tươi sáng mà hai chị em Liên mong ước chỉ là kì vọng quá xa xôi giống như một đoàn tàu từ Hà Nội về vụt qua phố huyện.
à Nhận xét chung: Bố cục 3 phần của câu truyện đều tập trung lí giải lí do thức đợi được nhìn chuyến tàu từ Hà Nội về.
II. Nội dung tác phẩm:
1. Tác phẩm tập trung thể hiện cuộc sống lụi tàn leo lét của những kiếp người sống nghèo đói không ánh sáng, không hạnh phúc, không tương lai.
*Mở đầu là cảnh ngày tàn:
- Ánh mặt trời trong buổi chiều ấy được tác giả ví như hòn than sắp tàn.
- Đồng điệu với ngày tàn là chợ tàn: mọi người về hết, tiếng ồn ào cũng mất, trên mặt đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía Các sự vật cũng tàn tạ: cái chõng cũng sắp tàn.
-Cuối cùng hiện lên giữa cái không gian và thời gian tàn tạ ấy là những mảnh đời, những kiếp người cũng tàn tạ:
	+ Những đứa trẻ đi nhặt rác, tiếp đó là hình ảnh bà cụ Thi điên xuất hiện - người điên thì cuộc đời cũng gần như tàn tạ, vô nghĩa.
	+ Gánh hàng nước của hai mẹ con chị Tí với một gia tài còm cõi - tất cả chỉ trên vai người mẹ và bàn tay đứa trẻ. Hai mẹ con chị ngày thì đi bắt cua, bắt ốc, đêm đến dọn hàng nước nhưng cũng như mọi hôm, hai mẹ con chị cũng không hi vọng vì chi thốt lên: “Ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì.”
	+ Gánh phở của bác Siêu xuất hiện bằng hình ảnh có vẻ như tươi sáng, đáng giá nhất nhưng lại ế ẩm vì quá xa xỉ, nhiều tiền, không phải ai cũng mua được.
	+ Gia đình bác xẩm với tiếng đàn ế ẩm không có người nghe.
	+ Nổi bật lên giữa những mảnh đời ấy là hình ảnh hai chị em Liên. Mặc dù họ có một gian hàng để bán nhưng gia tài chẳng đáng bao nhiêu. Với gia tài như thế, họ cũng không hi vọng có một cuộc sống khá giả hơn.
	à NX chung: Có thể nói mỗi con người xuất hiện trong câu truyện đều có một cảnh ngộ riêng nhưng đều mang một đặc điểm chung là tất cả đều sống trong mòn mỏi, buồn chán, bế tắc, không một chút hi vọng gì về cuộc sống hạnh phúc, tươi sáng hơn nhưng điều quan trọng nhất là tất cả những mảnh đời ấy, cảnh ngộ ấy đã hiện lên qua cái nhìn bùi ngùi, thương cảm của nhà văn. Tất cả được thể hiện rất rõ qua cách hành văn, qua những chi tiết tưởng như ngẫu nhiên: mùi vị của đất, cảnh chợ tàn, hai đứa trẻ nghĩ đến bát phởđặc biệt là chi tiết ánh đèn leo lét nơi ngọn đèn hàng nước của chị Tí cứ láy đi láy lại(xuất hiện 7 lần trong tác phẩm) tạo ra ở người đọc nỗi thương cảm trong khi đó hiện tại là một màn đêm dày đặc đầy bóng tối. Kết thúc tác phẩm, hình ảnh ngọn đèn ấy gây một ấn tượng day dứt cuối cùng đi vào giấc ngủ của chị em Liên: “Liên thấy mình sống giữa bao sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”.
2. Nhịp sống ở phố huyện nghèo trong câu truyện cứ lặp đi lặp lại một cách quẩn quanh đơn điệu, tẻ nhạt và tù túng:
- Chị em Liên chiều nào cũng ngồi đếm tiền dù họ chẳng bán được bao nhiêu, ngày nào cũng ngồi trên chiếc chõng sắp tàn và đêm nào cũng kiên nhẫn thức chờ đợi để được nhìn tàu từ Hà Nội về.
- Mẹ con chị Tí dù chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng chiều nào cũng dọn hàng 
- Gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe thì thỉnh thoảng góp chuyện bằng tiếng đàn bầu bật trong yên lặng.
à Cảnh sống của họ thật bấp bênh, bế tắc. Chừng ấy người trong bóng tối ngày này qua ngày khác cứ sống trong sự quẩn quanh, tẻ nhạt ấy. Đó là lối sống mà Xuân Diệu từng viết: “Hết cơm mai rồi lại cơm chiều”.
à Đó là cuộc sống của những con người trong ao đời bế tắc, tù túng nhưng cũng chính đó lại là lí do thức đợi tàu của bằng ấy mảnh đời nơi phố huyện nghèo bởi chuyến tàu đêm từ Hà Nội về như đem đến cho họ một thế giới khác hẳn. Đó là hình ảnh của một cuộc sống có ánh sáng, hạnh phúc hơn mà bằng ấy con người trong đêm tối mong ước, hi vọng và hướng tới. Qua đó ta thấy được cái nhìn đầy cảm thông, trân trọng với những khát vọng, ước mơ đổi đời của những mảnh đời nghèo khổ, lam lũ trong phố huyện nghèo mặc dù hi vọng đó chỉ mong manh mơ hồ như chuyến tàu vụt qua. Nó quá xa vời, vô vọng như ánh sao trên trời không thể vươn tới.
3. Tâm trạng nỗ lực, kiên trì thức đợi tàu của chị em Liên.
a. Lí do thức đợi tàu:
- Để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện vì đó là hình ảnh của tuổi thơ hạnh phúc trong quá khứ đã mất. Nay được nhìn đoàn tàu, hai chị em Liên tưởng như đang được sống lại trong giây lát tuổi thơ hạnh phúc đã mất.
- Vì đó là hình ảnh của một thế giới khác hẳn cuộc sống tăm tối nơi phố huyện. Đó là hình ảnh của tương lai cuộc sống có ánh sáng, hạnh phúc mà hai đứa trẻ hằng mong ước, chờ đợi. Bởi thế mà khi đoàn tàu đi rồi “Liên vẫn lặng theo mơ tưởng”.
- Được nhìn thấy chuyến tàu đêm vì đó là nhịp sống sôi động cuối cùng của một ngày.
- Không chỉ vậy, hai chị em còn thức đợi tàu để có thể bán thêm một ít hàng cho hành khách theo như lời của mẹ.
b. Ý nghĩa của tâm trạng thức đợi tàu:
- Chuyến tàu đêm là biểu tượng cho sự sống có ánh sáng, có hạnh phúc, nó hoàn toàn đối lập với cuộc sống mỏi mòn, quẩn quanh, bế tắc của người dân phố huyện.
à Qua tâm trạng thức đợi tàu, Thạch Lam đã thể hiện thái độ trân trọng, thương cảm đối với những kiếp người nhỏ bé sống trong nghèo nàn, tăm tối. Qua tâm trạng đó, nhà văn như muốn lay tỉnh những con người đang sống trong buồn chán, quẩn quanh, bế tắc: “Hãy nỗ lực vươn lên một cuộc sống có ánh sáng, hạnh phúc”. Nhà văn hi vọng họ không chấp nhận, không cam chịu đựng sống trong ao đời tù túng, mòn mỏi nơi phố huyện mà hãy chờ đợi, hi vọng hướng tới một cuộc sống hạnh phúc, tươi sáng hơn. Đó cũng là niềm tin của nhà văn: cho dù họ sống trong tù túng, mòn mỏi vẫn không mất đi khát vọng hướng tới cuộc sống hạnh phúc.
à Mặt khác qua tâm trạng đó, nhà văn Thạch Lam lên tiếng tố cáo, lên án xã hội đã vùi dập, đẩy con người vào cuộc sống tăm tối, nhất là trẻ thơ. Cuộc sống nơi phố huyện có khác nào mảnh đất cằn cỗi, bạc phếch mà hai chị em Liên như hai mầm non mọc trên đó sẽ ra sao? Nó sẽ tàn héo, lụi tàn. àNhà văn lên tiếng đòi thay đổi cuộc sống, đem lại cho những đứa trẻ cuộc sống xứng đáng hơn, có hạnh phúc, có tương lai.
4. Qua “Hai đứa trẻ” nhà văn còn thể hiện tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương, đất nước, thiên nhiên.
- Qua câu truyện, tác giả đã dựng lên cái gần gũi, thân thiết, rất gần gũi, thân thiết, gợi cảm.
- Các nhân vật trong câu truyện dù sống trong cuộc sống tù đọng, leo lét, mòn mỏi vẫn thiết tha với cuộc sống nơi phố huyện: “Một mùi ẩm thấp bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”.
- Dù sống trong nghèo khổ, lam lũ, hai đứa trẻ vẫn thiết tha ngắm sao và tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông thần Nông, ngắm những đợt hoa bàng khẽ rơi khe khẽ, vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây. 
à Đó là những hình ảnh của quê hương, đất nước rất thân thuộc quanh ta nhưng qua cách hành văn nhẹ nhàng, dịu dàng đầy chất thơ đã trở nên gợi cảm biết bao. Từ đó nhà văn bồi đắp cho người đọc tình yêu quê hương đất nước.
********************************
ĐỀ VĂN ÔN TẬP
Đề 1: Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người nơi phố huyện nghèo lúc chiều tối trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam.
Đề 2: Phân tích tâm trạng đợi tàu của chị em Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VÀ BÀI LÀM THAM KHẢO
Đề 1.
A. LẬP DÀN Ý:
1. Giới thiệu khái quát về Thạch Lam và tác phẩm “Hai đứa trẻ” cùng yêu cầu của đề. (Mở bài) (1.0 điểm)
2. Phân tích hình ảnh thiên nhiên.(3.0 điểm)
a. Những biểu hiện của cảnh vật thiên nhiên: (hình ảnh thiên nhiên)
	+ Màu sắc.
	+ Âm thanh.
	+ Mùi vị.
à Tất cả được thể hiện một cách tinh tế, chân thật à Gợi hồn quê.
b. Nghệ thuật mô tả của tác giả:
- Tác giả không trực tiếp mô tả qua cảm nhận của mình mà qua cảm nhận và quan sát của Liên.
- Được thể hiện bằng những motip của ánh sáng, bóng tối.
- Cảnh vật có một sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc, âm thanh và mùi vị.
- Lối hành văn giàu chất nhạc, gần với thơ ca.
c. Vai trò của bức tranh thiên nhiên:
- Làm nền để trên đó khắc hoạ những mảnh đời nghèo khổ, lam lũ, bế tắc, quẩn quanh và không ánh sáng.
- Tạo ra cho tác phẩm nét trữ tình riêng biệt trong lối hành văn của nhà văn Thạch Lam và cũng tạo ra cho câu truyện một bối cảnh không gian mang đặc trưng của phố huyện nghèo rất chân thật.
- Gián tiếp thể hiện tâm trạng nhân vật.
3. Hình ảnh con người.(3.0 điểm)
a. Những biểu hiện của con người trong tác phẩm:
-Trong cảnh chiều tàn: những đứa trẻ nhặt rác, mẹ con chị Tí, bác Siêu, gia đình bác xẩm, bà cụ Thi điên, chị em Liên.
b. Đặc điểm chung của các mảnh đời:
- Nhếc nhác, lam lũ, mỏi mòn, héo hắt.
à Tất cả đều b ... à văn đối với những mong ước tuy mơ hồ, mong manh và xa vời trong tâm hồn họ vì đó chỉ là một chuyến tàu đêm từ Hà Nội về vụt đi qua phố huyện. Quả thật, tâm hồn nhà văn đã được thể hiện qua những lời văn nhiều hình nhiều vẻ nhưng bao giờ cũng đằm thắm và nhân hậu, cũng ngẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương. Bên cạnh đó, nhà văn còn đưa đến cho người đọc những cảnh quê hương thật quen thuộc mà không kém phần thơ mộng, gợi cảm. Từ đó cứ gợi nhắc mọi người về tình cảm đối với nguồn cội quê hương, với những mẩu kí ức đẹp mà buồn. Có lẽ tình yêu quê hương đất nước của mỗi con người Việt Nam có phần được bồi đắp bởi những kí ức hết sức bình dị như vậy đó.
Bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở phố huyện lúc chiều tối không có nhiều sự kiện, nhân vật, ít hành động, ít nói năng. Nhưng với lối viết giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, ngôn ngữ trong sáng Thạch Lam đã gợi được tinh tế những không khí của câu truyện, những cảnh sinh hoạt, những xúc cảm trong tâm hồn con người khiến cho bức tranh đời sống của phố huyện đầy ắp suy tư rung cảm. Từ bức tranh ấy cũng tủa ra một mảng sáng lung linh ấm áp trong tâm hồn người lao động nghèo và tấm lòng đầy nhân ái của Thạch Lam.
***************************
ĐỀ 2.
A. LẬP DÀN Ý:
1. Giới thiệu khái quát về Thạch Lam, tác phẩm “Hai đứa trẻ” dẫn dắt vào yêu cầu của đề. (Mở bài + Ý 1 thân bài) (1.5 điểm)
2. Nêu hoàn cảnh và lí do thức đợi tàu của hai chị em Liên. (2.0 điểm)
3. Diễn biến tâm trạng của chị em Liên. (2.5 điểm)
4. Ý nghĩa tư tưởng toát lên từ đó nói về nghệ thuật biểu hiện tâm trạng. (2.0 điểm)
	+ Ý nghĩa. 
+ Nghệ thuật.
5. Kết luận: đánh giá và cảm nghĩ. (1.0 điểm)
B. BÀI LÀM THAM KHẢO.
	Một truyện ngắn hay theo quan niệm truyền thống phải có cốt truyện đặc biệt được tạo ra bởi những tình huống éo le đầy kịch tính. Không đi theo lối mòn đó, truyện “Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” của Thạch Lam chỉ là một chuyện tâm tình nhỏ nhẹ nhưng không vì thế mà ta có thể dễ dàng quên được tâm trạng thức đợi tàu của chị em Liên. Ngày lại ngày khi đêm về khuya, chuyến tàu từ Hà Nội về đi qua phố huyện vậy mà hai chị em Liên vẫn khắc khoải thao thức và nhẫn lại, hồi hộp chờ đợi được nhìn nó với bao vui buồn và hi vọng.
	Thạch Lam là một nhà văn lãng mạn tiêu biểu của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Sáng tác của ông thiên về phản ánh hiện thực đời sống của tầng lớp người nghèo ở các phố huyện nhỏ và làng quê nghèo. Đọc những truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”, “Dưới bóng hoàng lan” nhất là truyện ngắn “Hai đứa trẻ” ta dễ dàng nhận ra một lối viết thật tinh tế cùng tấm lòng rất mực nhạy cảm và nhân hậu. Ở đó, ông chủ yếu đi sâu thể hiện những xúc cảm mong manh mơ hồ trong thế giới nội tâm nhân vật vì thế truyện ngắn của ông còn được ví như “một bài thơ trữ tình đượm buồn”. 
	Câu truyện được bắt đầu với những xao động trong tâm hồn hai đứa trẻ khi nghe tiếng trống thu không gọi chiều về trên phố huyện. Tiếp đó, màn đêm buông xuống, bóng tối “ngập đầy dần đôi mắt Liên”. Đêm tối như ôm trùm lên tất cả phố huyện và càng dày đặc mênh mông hơn khi nhà văn điểm vào đó những “hột sáng”, “quầng sáng” leo lét, lờ mờ và một chấm lửa nhỏ lơ lửng trôi đi trong đêm Nổi bật lên giữa thế giới đầy bóng tối và sự tàn tạ của cảnh vật: chiều tàn, chợ tàn, chõng tàn là cảnh sống lam lũ quẩn quanh của những đứa trẻ nhặt rác, mẹ con chị Tí với gánh hàng nước ế ẩm, gia đình bác xẩm, bà cụ Thi điên và hai chị em Liên và An với gian hàng tạp hoá còm cõi, lèo tèo, xơ xác. Cuộc sống của hai chị em thật lay lắt, tẻ nhạt, ngày cũng như đêm cứ lặp đi lặp lại thật đơn điệu và buồn chán. Hai em như hai cái mầm non mọc trên mảnh đất cằn cỗi, bạc phếch.
	Nhưng con người tự muôn đời nay luôn luôn sống trong khao khát và hi vọng những gì tươi sáng hơn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Sống giữa phố huyện nghèo đầy bóng tối nhưng chị em Liên cũng như chừng ấy người nơi phố huyện vẫn luôn “mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. Đó chính là lí do khiến chị em Liên đêm đêm vẫn cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua bởi chuyến tàu chỉ vụt qua nhưng đã mang đến cho họ một thế giới khác hẳn vừng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa trong gian hàng bác Siêu chứ không đơn thuần là vâng lời mẹ dặn để có thể bán thêm một ít hàng bởi “họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng”. Bởi lẽ đó mà Liên “dù buồn ngủ díu cả mắt vẫn cố thức, còn An “đã nằm xuống, mi mắt sắp sửa rơi xuống vẫn không quên dặn chị “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”.
	Có lẽ bởi vậy mà chuyến tàu được nhà văn tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ theo trình tự thời gian, qua tâm trạng của hai chị em Liên và An. Khi đêm đã về khuya, Liên vẫn thao thức không ngủ cho tới lúc “tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi”. Liên đã reo lên “Dậy đi, An. Tàu đến rồi”. Chuyến tàu chỉ dừng lại trong giây lát rồi đi vào đêm tối mênh mông giống như một ánh sao băng lấp lánh bất chợt bay qua nền trời rồi vụt tắt, mang theo bao ước mơ và hoài bão đi tới nơi nào chẳng rõ vậy nên hai chị em Liên “vẫn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất hẳn sau rặng tre”. Chuyến tàu đêm nay không đông và kém sáng hơn mọi ngày nhưng Liên vẫn “lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng của ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”. Đó là hình ảnh của Hà Nội trong kí ức tuổi thơ, Hà Nội của những kỉ niệm đẹp mà bấy lâu nay chị em Liên vẫn tha thiết hướng về dù chỉ trong giây lát “theo dòng mơ tưởng”. Phải chăng những kỉ niệm tươi sáng thường in đậm và khắc sâu trong tâm hồn tuổi thơ giống như một chiếc gối êm đềm ru ta vào giấc ngủ dịu êm dù thực tại có phũ phàng hay ảm đạm. Xa Hà Nội đã lâu rồi nhưng chị em Liên vẫn “nhớ như in” những lần “đi chơi bờ hồ được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ, ăn những thức ăn ngon lạ”. Họ nhớ như in “một vùng sáng rực và lấp lánh” dù hiện tại với hai em mùi phở của bác Siêu thật hấp dẫn nhưng “quá xa xỉ, nhiều tiền, hai chị em không bao giờ mua được”. Tuy vậy, nó cứ gợi nhớ mùi thơm của hồi nào Hình ảnh chuyến tàu đêm là kí ức đẹp của tuổi thơ một thời nhớ lại trong tiếc nuối. Chuyến tàu càng sáng rực, vui vẻ thì Liên càng ý thức rõ hơn cảnh sống tăm tối, buồn tẻ và chìm lặng của phố huyện nghèo. Đoàn tàu đi rồi, đêm tối vẫn “bao bọc chung quanh”. Liên gối đầu lên tay và nhắm mắt lại để “hình ảnh thế giới xung quanh mình mờ mờ đi trong mắt chị”. Đó là lúc thấm thía sâu sắc nỗi buồn về một cuộc sống mòn mỏi, quẩn quanh không thể đổi thay, Liên “thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”. Đó là hình ảnh gây ấn tượng day dứt buồn cuối cùng đi vào giấc ngủ của cô bé Liên. Nhưng đâu chỉ buồn và tiếc nuối, hai chị em Liên còn hồi hộp vui sướng khi tàu về như “mong đợi một cái gì tươi sáng hơn đến với cuộc sống nghèo khổ thường ngày của họ”. Cuộc sống hiện tại xung quanh Liên thật buồn tẻ, chuyến tàu từ Hà Nội về như đã đem lại một chút thế giới khác đi qua phố huyện nghèo. Bởi vậy, khi tàu về rồi “khuất dần sau rặng tre” mà Liên vẫn cứ “lặng theo mơ tưởng”. Dường như Liên đang ấp ủ trong lòng một khát khao thay đổi cuộc sống của hiện tại vẫn le lói một niềm hi vọng rồi một ngày nào đó được trở lại cuộc sống tươi sáng của ngày xưa như khi còn ở Hà Nội. Trong ý nghĩ hồn nhiên, non nớt và tội nghiệp của Liên, Hà Nội là một thiên đường ở trong mơ. Nhìn theo đoàn tàu đang xa dần, xa dần trong lòng Liên cứ rộn lên những bồi hồi, xao xuyến, ánh mắt của Liên cứ đắm chìm vào cõi mơ tưởng. Liên nghĩ về quá khứ, nghĩ về tương lai và hiện tại. Quá khứ tuổi thơ tươi sáng qua lâu rồi, tương lai thì mờ mịt mong manh còn hiện tại thì đầy bóng tối. Những trạng thái tâm trạng ấy thật mơ hồ, mong manh mà chỉ có một tâm hồn nhạy cảm cùng với một tấm lòng nhân hậu của Thạch Lam mới có thể phát hiện và thể hiện được. Với chị em Liên, chuyến tàu từ Hà Nội về không chỉ là kí ức mà còn là hình ảnh của một tương lai tuy mơ hồ nhưng đẹp như một giấc mơ trong truyện cổ tích thần kì. Nó như một ảo ảnh vụt sáng lên rồi tắt dần, xa dần trong tâm trạng tiếc nuối của cô bé Liên. Nhưng dẫu sao nó vẫn là niềm vui, một niềm an ủi làm vơi đi mọi tẻ nhạt, buồn chán của hiện tại để hai chị em Liên đi vào giấc ngủ sau một ngày dài đầy buồn tẻ.
	Không một chi tiết éo le, truyện hai đứa trẻ chỉ xoay quanh tâm trạng hồi hộp, khắc khoải đợi tàu trong đêm của chị em Liên. Bắt đầu từ tiếng trống thu không, thời gian cứ trôi qua theo sự xuất hiện từng mảnh đời tàn tạ của phố huyện nghèo, người đọc bỗng nhận ra trong tiếng reo “Dậy đi, An. Tàu đến rồi”là tình cảm bùi ngùi thương cảm của nhà văn dành cho những con người nhỏ bé, tội nghiệp như bị chôn vùi trong cuộc sống leo lét vô nghĩa trong xã hội cũ trước cách mạng. Còn gì thương cảm hơn khi niềm vui, niềm an ủi và ước mơ, hi vọng của họ chỉ là một chuyến tàu đêm từ Hà Nội về vụt qua trong giây lát. Trang sách cuối cùng khép lại mà tâm trạng thức đợi tàu của chị em Liên cứ ám ảnh, cứ vấn vương ta hoài cứ như thầm thì nói hộ Thạch Lam: có những cuộc đời mới đáng thương và tội nghiệp làm sao nhưng cũng thật cảm động và đáng trân trọng biết bao khi họ vẫn vượt lên mọi tối tăm, lầm than trong hiện thực để ước mơ và hi vọng, để không mất đi niềm tin vào cuộc sống có chút ánh sáng trong tương lai. Ngày lại ngày, đêm lại đêm, Liên vẫn cố thức đợi tàu là những nỗ lực vừa cụ thể vừa mơ hồ muốn thoát ra khỏi hiện tại. Niềm tin và ước vọng ấy tuy mong manh nhưng tha thiết vô cùng trong tâm hồn hai đứa trẻ. Qua đó, ta nhận ra một tiếng kêu thổn thức trong trái tim của Thạch Lam. Cần phải thay đổi thế giới tăm tối này, cần phải đem đến cho con người nhất là trẻ thơ một cuộc sống hạnh phúc. Phải chăng hình ảnh hai chị em Liên cũng là hình ảnh của hai chị em cậu bé Vinh (tên hồi nhỏ của nhà văn Thạch Lam) ngày nào trên một phố huyện nghèo nay đã lùi sâu vào dĩ vãng của ông.
	Là một truyện ngắn không có cốt truyện, đặc biệt nhà văn chỉ đi sâu vào thế giới nội tâm của hai đứa trẻ, đó là những biến thái mơ hồ, mong manh trong tâm trạng hai đứa trẻ nhưng đã được cảm nhận và thể hiện thật tinh tế trong lối viết văn mềm mại, trong sáng, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Chỉ một âm thanh “tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại trong đêm kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi” cũng đủ để ta hình dung ra cô bé Liên đang sống trong mơ tưởng. Đó là âm thanh của chờ đợi và hi vọng nhưng cũng là dư âm của tiếc nuối. Đặc biệt là hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện vừa như là niềm tiếc nuối một quá khứ tươi sáng đã mất vừa là niềm an ủi vỗ về đối với hiện tại nhưng nó lại vừa gióng lên một cái gì tươi sáng ở tương lai. Vì thế chuyến tàu đêm được coi là một “nhãn tự” của bài thơ trữ tình đượm buồn này. 
	 Đọc truyện ngắn “Hai đứa trẻ” ta có cảm giác như được đọc một “bài thơ trữ tình đượm buồn” bởi qua tâm trạng đợi tàu của hai chị em Liên ta rất dễ nhận ra một tiếng nói trữ tình thầm kín, nhẹ nhàng nhưng thấm thía vô cùng trong lòng người đọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap tac pham hai dua tre.doc