Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 27 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 27 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

 Tiết (PPCT): 123

 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý.

- Luyện kỹ năng biết sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.

I. Chuẩn bị:

- GV: Bài tập, phiếu học tập,

- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra việc chuẩn bị của HS .

 

doc 11 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 27 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27: Từ ngày 08 tháng 03 năm 2010 đến ngày 13 tháng 03 năm 2010
Tiết (PPCT): 123
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý. 
- Luyện kỹ năng biết sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
I. Chuẩn bị: 
- GV: Bài tập, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS .
Bài mới:
Hoạt động của Thầy - Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn trích mục I.
1. Câu nào cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên? Từ ngữ nào giúp em hiểu điều ấy?
1. Qua câu “Trời ơi...phút” em hiểu anh thanh niên nói điều gì? Vì sao anh không nói thẳng ra?
2. Câu nói thứ 2 của anh có ẩn ý gì không?
3.Qua phân tích ví dụ em hiểu thế nào là nghĩa tường minh? nghĩa hàm ý?
- Gọi 2 học sinh đọc to, rõ ghi nhớ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập:
- Cho học sinh thảo luận làm các bài tập 1.2.3 ở lớp.
- GV gọi HS lên bảng giải.
Bài tập 2: Hàm ý của câu in đậm là “Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy”.
Bài tập 3: Câu “Cơm chín rồi” có hàm ý là “Ông vô ăn cơm đi” 
I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét:
- Trời ơi, chỉ còn 5 phút.
-> anh thanh niên muốn nói “Anh rất tiếc, không còn thời gian...”
- Không nói thẳng vì ngại.
- Nói hàm ý.
* Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này. -> Không chưa ẩn ý -> Nghĩa tường minh.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
a. Câu: “ Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy” Đặc biệt cụm từ tặc lưỡi -> chưa muốn chia tay.
b.
- Mặt ửng đỏ (Ngượng).
- Nhận lại chiếc khăn.
- Quay vội đi.
-> Qua các hình ảnh -> Cô gái đang bối rối, vụng về vì ngượng. Vì cô định kín đáo để khăn lại làm kỷ vật cho người thanh niên, mà anh thì lại quá thật thà tưởng cô bỏ quên, nên gọi cô để trả lại.
Củng cố:
HS : Nêu lại phần Ghi nhớ.
Hướng dẫn, dặn dò:
- Hoàn chỉnh các bài tập vào vở
- Chuẩn bị bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 27: Từ ngày 08 tháng 03 năm 2010 đến ngày 13 tháng 03 năm 2010
Tiết (PPCT): 124
NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Hiểu rõ thế nào là bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt kiểu bài này.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan, đoạn văn mẫu. 
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
Bài mới:
Hoạt động của thầy - Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
- GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản “Khát vọng hoà nhập dâng hiến cho đời”
- HS thảo luận, trả lời các câu hỏi.
? Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?
? Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài?
 + hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
? Chỉ ra các phần mở bài, thân bài, kết bài. Nhận xét bố cục của văn bản?
+ Mở bài: từ đầu đến đáng trân trọng.
+ Thân bài: Tiếp theo đến của mùa xuân.-> Trình bày sự cảm nhận, đánh giá cụ thể những đặc sắc nổi bật về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
+ Kết bài: đoạn còn lại.
? Nhận xét cách diễn đạt trong từng đoạn văn bản có làm nổi bật được luận điểm không?
? Qua phân tích ví dụ em hiểu thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Gọi 2 học sinh đọc to ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập .
 GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK.
C. Dặn dò: Về nhà học thuộc ghi nhớ. 
I. Tìm hiểu bài nghị luận một đoạn thơ, bài thơ.
1. Ví dụ: Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời.
- Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải.
 Những luận điểm về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ được bài văn nêu lên:
Mang nhiều tầng ý nghĩa, hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, đáng yêu.
+ Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
+ Thể hiện khát vọng hòa nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân thiên nhiên ,đất nước.
- Bố cục 3 phần chặt chẽ. Giữa các phần của văn bản có sự liên kết về ý và về diễn đạt.
Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm tha thiết trìu mến.
2. Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập.
Củng cố: 
Nhắc vài nội dung cơ bản.
 5. Hướng dẫn, dặn dò:
- HS về nhà hoàn chỉnh các yêu cầu.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 27: Từ ngày 08 tháng 03 năm 2010 đến ngày 13 tháng 03 năm 2010
Tiết (PPCT): 125
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh tiếp tục:
- Biết cách viết bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cho đúng với yêu cầu đã học ở tiết trước.
- Rèn kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, một bài thơ, cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan, đoạn văn mẫu.
- HS: Thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ tiết 124
Bài mới:
Hoạt động của thầy - Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng đề.
- Học sinh đọc các đề - thảo luận trả lời các câu hỏi.
1.	Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?
* Giống nhau: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
* Khác nhau:
- Từ phân tích: Yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận.
- Cảm nhận: Yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
-Từ suy nghĩ: Yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định đánh giá của người viết.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1. Vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương.
2.	Phương pháp nghị luận: Phân tích.
3.	Tư liệu chủ yếu: Bài thơ.
- Tìm ý?
b.Lập dàn ý:
1.Mở bài: Giới thiệu bài thơ quê hương
-> Vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương.
2. Thân bài: 
- Phân tích nội dung: Cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá.
 Cảnh thuyền cá về bến
Nỗi nhớ làng quê biển.
- Phân tích nghệ thuật: Thể thơ tám chữ nhịp 2/3; 3/2; 3/5 vần chân.
- Cấu trúc ngôn từ, bút pháp, hình ảnh.
3. Kết bài: 
Hoạt động 3: Cách sắp xếp luận điểm
- Cho học sinh nhận xét, thảo luận chỉ ra các nguyên nhân chính làm nên tính thuyết phục của bài thơ.
- Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ. 
C. Dặn dò: Về nhà học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập /84. 
I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, đoạn văn:
- Đề không kèm theo những chỉ định cụ thể (Đề 4-7)
- Đề có kèm theo những chỉ định cụ thể (Đề 1.2.3.5.6.8).
II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
1. Các bước làm bài:
a) Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Tìm ý: 
+ Nội dung: Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị.
+ Nghệ thuật: Cách miêu tả, chọn hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu.
2. Cách tổ chức triển khai luận điểm:
- Bố cục chặt chẽ, mạch lạc.
- Tập trung trình bày, nhận xét, đánh giá đặc sắc, nổi bật nhất về nội dung, cảm xúc và nghệ thuật bài thơ.
* Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố: 
Cần nắm vững những gì về văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
Hướng dẫn, dặn dò: 
- Về nhà học thuộc bài, 
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 27: Từ ngày 08 tháng 03 năm 2010 đến ngày 13 tháng 03 năm 2010
Tiết (PPCT): *
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
Biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan, đề văn mẫu.
- HS: Thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đề bài và cách làm bài văn nghị luận
Học sinh tìm hiểu đề bài.
- Học sinh đọc đề bài.
- Các đề trên có điểm gì giống nhau ?
- Có điểm gì khác nhau ?
- Học sinh nghĩ ra đề bài tương tự.
 Học sinh thảo luận ghi lên bảng.
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
- Học sinh đọc mục 1 – sgk 
- Loại đề ?
- Yêu cầu ?
- Phạm vi ?
- Nghĩa đen của câu tục ngữ ?
- Bài học đạo lí ?
-Ý nghĩa ?
=> Lời nhắc nhở : đối với những ai vô ơn.
 Lời khích lệ : Cống hiến cho xã hội.
- Học sinh đọc phần 2.
- Giáo viên khái quát lại các nội dung chính của ba phần.
- Xen lẫn phần 2 và phần 3 (viết bài) lại với nhau.
- Học sinh đọc phần 3.
- Các cách mở bài như trong sgk đi theo cách nào ?
=> Gián tiếp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kết luận theo hướng mở bài, thân bài, kết bài theo từng mục sgk.
I. Đề bài nghị luận :
Đề bài : (sgk) 
- Giống : Đều tự do, không giới hạn, đều chứa đựng khái niệm về tư tưởng, đạo lí.
- Khác :
+ Dạng đề có mệnh lệnh : 1, 3, 10
+ Dạng đề không có mệnh lệnh : 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9
- VD : 
+ Bàn về chữ hiếu.
+ Lòng nhân ái.
+ Suy nghĩ về câu tục ngữ : “Gần mục thì đen, gần đèn thì rạng”.
II. Cách làm bài nghị luận :
Đề bài : Suy nghĩ về đạo lí : “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý :
- Đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Yêu cầu : Nêu suy nghĩ.
- Phạm vi : Hiểu về tục ngữ và trong đời sống.
- Nghĩa đen : 
+ Nước : Là vật thể tự nhiên có vai trò quan trọng trong đời sống.
+ Nguồn : Nơi bắt đầu của mọi dòng chảy.
- Nghĩa bóng : 
+ Nước : Thành quả con người hưởng thụ : giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
+ Nguồn : Tổ tiên, những người đi trước.
- Bài học đạo lí :
Biết ơn những người tạo ra thành quả ấy.
Có trách nhiệm tiếp tục sáng tạo ra giá trị ấy.
- Ý nghĩa : 
+ Nhân tố tạo nên sức mạnh dân tộc.
+ Nguyên tắc đối nhân, xử thế.
2. Lập dàn ý :
- Mở bài 
- Thân bài
- Kết bài
3. Viết bài :
 (sgk) 
4. Đọc lại và sửa chữa 
HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện tập
Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Học sinh lập dàn bài cho đề số 7.
- Viết phần mở bài.
- Trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét.
II. Luyện tập
Đề bài : Tinh thần tự học
A. Mở bài : 
Giới thiệu việc học và tinh thần tự học.
B. Thân bài : Giải thích
- Học là gì ? (Hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một chủ thể học tập nào đó)
Học diễn ra dưới hai hình thức :
+ Học có sự hướng dẫn
+ Tự học
- Tinh thần tự học là gì ?
+ Tự học -> nhu cầu
+ Ý chí vượt qua mọi khó khăn.
+ Có phương pháp phù hợp với bản thân.
- D/c : Trong sách báo, bạn bè chung quanh.
C. Kết bài :
Khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách con người.
4. Củng cố: 
Em sẽ làm gì sáu khi học xong bài này?
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài thơ, phân tích được ND, NT của bài. 
- Soạn bài: Nói với con.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 27: Từ ngày 08 tháng 03 năm 2010 đến ngày 13 tháng 03 năm 2010
Tiết (PPCT): 126
MÂY VÀ SÓNG
R. Ta - go
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Hiểu ý nghĩa của tình mẫu tử.
- Thấy được nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng những hình ảnh thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan, phiếu học tập.
- HS: Xem trước bài, trả lời câu hỏi trong SGK .
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài thơ Nói với con, nêu ND, NT.
Bài mới: 
Hoạt động của Thầy - Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Đọc tìm hiểu chú thích.
 GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp.
 GV và HS nhận xét.
GV gọi HS đọc chú thích *.
? Tóm tắt đôi nét về tác giả?
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
? Em có nhận xét gì về điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 phần?
 Phải có 2 phần: Sự thổ lộ trong tình huống có thử thách -> Tình cảm trọn vẹn.
? Hãy lý giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời rủ rê?
 - Nếu từ chối thì tình cảm thiếu chân thực -> Tình yêu thương mẹ đã chiến thắng lời mời gọi.
? Sự giống và khác nhau giữa các trò chơi em bé sáng tạo đã nói lên điều gì?
 - Biến mình thành mây, sóng. Còn mẹ là trăng là bến bờ.
? Em hãy chỉ ra thành công nghệ thuật của bài thơ?
 -Những hình dáng, hoạt động âm thanh, màu sắc miêu tả mây, trăng sóng, bờ biển...đều rất sát hợp.
? Em hãy phân tích ý nghĩa của câu thơ 
 “ Con lăn, lăn lăn mãi...”
? Ngoài ý nghĩa về tình mẫu tử câu thơ còn gợi cho bta suy gẫm thêm điều gì?
 - Cần có điểm tựa vững chắc là tình mẫu tử để khước từ những cám dỗ.
 - Nhắc nhở mọi người hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn, do ai ban cho, mà ở ngay trên thế gian do con người tạo dựng.
 - Mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
C. Dặn dò: Về nhà học thuộc bài thơ, ghi nhớSGK. 
I. I. Đọc - Tìm hiểu chú thích:
4.	Đọc bài.
5.	chú thích: chú ý chú thích µ
II.Đọc - hiểu văn bản:
1.	Bố cục bài thơ: 2 phần.
* Giống nhau: Thuật lời rủ rê, thuật lời từ chối, lý do từ chối. Nêu lên trò chơi do em sáng tạo.
* Khác nhau: Ý và lới không trùng lặp.
 Hình ảnh mẹ, tấm lòng mẹ ở phần 2 rõ hơn, tha thiết hơn.
2. Vị trí của dòng thơ: “ Con hỏi...”.
 - Khảng định tình yêu thương của mẹ đã chiến thắng lời mời gọi.
3. Ý nghĩa trò chơi sáng tạo cũa em bé.
 - Hoà hợp tình yêu thiên nhiên, tình mẫu tử.
 - Con là sóng, mẹ là bến bờ-> Sự bao dung, rộng mở luôn tiếp nhận đón con của người Mẹ.
4. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh thiên nhiên.
 - Các hình ảnh: Mây, sóng, trăng, bờ biển, bầu trời vốn là hình ảnh tự nhiên nhưng ở trong bài do em bé tạo ra -> lung linh kỳ ảo.
5. Ý nghĩa của câu thơ.
 “Con lăn, lăn lăn mãi...” có ý nghĩa tượng trưng tình mẫu tử ở khắp mọi nơi, thiêng liêng, bất diệt.
III. Luyện tập.
 Đọc diễn cảm bài thơ.
4. Củng cố: 
- HS đọc ghi nhớ.
- Vài nét về nội dung, nghệ thuật.
Hướng dẫn, dặn dò:
Về nhà học thuộc bài thơ, ghi nhớ, nội dung bài học,
Chuẩn bị bài Ôn tập về thơ.
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 27 (09-10).doc