Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiểu sử tóm tắt

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiểu sử tóm tắt

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 Giúp học sinh:

- Nắm được mục đích, yêu cầu của văn bản tiểu sử tóm tắt.

- Biết cách viết một văn bản tiểu sử tóm tắt.

- Có ý thức trân trọng, chân thực khi viết tiểu sử tóm tắt.

B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

 - Trên cơ sở bản tiểu sử tóm tắt của nhà bác học Lương Thế Vinh GV sử dụng hệ thống các câu hỏi để tự bản thân học sinh đi khám phá và có những hiểu biết cơ bản về tiểu sử tóm tắt, rút ra cách viết tiểu sử tóm tắt.

 - Phương tiện dạy học : Sử dụng SGK, SGV, sách bài tập, thiết kế giáo án và các phương tiện đồ dùng dạy học khác.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2454Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiểu sử tóm tắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 90 Ngày soạn :18/02/2011
Làm Văn
TIỂU SỬ TÓM TẮT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
 Giúp học sinh:
- Nắm được mục đích, yêu cầu của văn bản tiểu sử tóm tắt.
- Biết cách viết một văn bản tiểu sử tóm tắt.
- Có ý thức trân trọng, chân thực khi viết tiểu sử tóm tắt.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
 - Trên cơ sở bản tiểu sử tóm tắt của nhà bác học Lương Thế Vinh GV sử dụng hệ thống các câu hỏi để tự bản thân học sinh đi khám phá và có những hiểu biết cơ bản về tiểu sử tóm tắt, rút ra cách viết tiểu sử tóm tắt.
 - Phương tiện dạy học : Sử dụng SGK, SGV, sách bài tập, thiết kế giáo án và các phương tiện đồ dùng dạy học khác.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Bài mới.
 Trong cuộc sống cũng như trong học tập các em đã bắt gặp rất nhiều những văn bản tiểu sử tóm tắt ví dụ như ở lớp 10 các em đã học bài về tác gia Nguyễn Du đó cũng là một văn bản tiểu sử tóm tắt. Vậy tiểu sử tóm tắt là gì? Tại sao chúng ta phải viết tiểu sử tóm tắt ? để viết được tiểu sử tóm tắt chúng ta cần thông qua các bước như thế nào, tuân thủ những yêu cầu gì ? bài học ngày hôm này sẽ giúp các em trả lời cho các câu hỏi đó. Chúng ta bước sang bài mới “ Tiểu sử tóm tắt”.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu mục I trong SGK – Tr 53 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Tiểu sử tóm tắt là gi?	
+ Mục đích của tiểu sử tóm tắt ?
+Yêu cầu của viết tiểu sử tóm tắt ?
GV: Yêu cầu đọc và tìm hiểu mục II trong SGK – Tr 54 và thực hiện các yêu cầu sau :
+ Kể lại vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh.
+ Các tài liệu được lựa chọn phải như thế nào?
GV: Yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu phần văn bản tiểu sử tóm tắt về nhà bác học Lương Thế Vinh vad trả lời các câu hỏi sau:
+ Tiểu sử tóm tắt thường gồm mấy phần ? Là những phần nào?
+ Muốn viết được tiểu sử tóm tắt cần phải làm gì?
GV: Yêu cầu một học sinh đọc to, rõ ràng, chậm để cả lớp cùng nghe
HS: Thực hiện yêu cầu.
GV: Yêu cầu cả lớp về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
GV: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1 và thực hiện yêu cầu đó.
GV : Gọi HS khác nhận xét.
GV: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
HS: Suy nghĩ và thực hiện yêu cầu.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA TIỂU SỬ TÓM TẮT. 
1. Khái niệm:
Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó.Ví dụ : tiểu sử một nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ,
 2. Mục đích : 
Tiểu sử tóm tắt nhằm mục đích giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của người đang được nói tới .Những hiểu biết đó giúp những người có trách nhiệm làm công tác tổ chức, giúp chúng ta trong việc chon bạn hoặc giới thiệu người vào các chức vụ của lớp, trường.
3. Yêu cầu :
- Thông tin phải khách quan, chính xác về người được nói tới, tức là phải ghi cụ thể từng số liệu, mốc thời gian, thành tích, năng lực..của người ấy.
- Nội dung và độ dài của văn bản phù hợp với tầm cỡ và cương vị của đương sự ( chính khách, nguyên thủ quốc gia, anh hùng có thể dài, cán bộ trường, lớp, tổ dân phốnên ngăn gọn.)
- Ngôn ngữ cô đọng, trong sáng, giản dị, thường đơn nghĩa không sử dụng các biện pháp tu từ.
II. CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT.
 1.Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt.
- Tài liệu được chọn phải thật chính xác, khách quan và tiêu biểu.
 2. Viết tiểu sử tóm tắt.
- Tiểu sử tóm tắt thường gồm ba phần.
+ phần 1 : Giới thiệu nhân thân của đương sự: họ tên, ngày tháng năm sinh ( năm mất ) nghê nghiệp, học vấn, gia đình, gia tộc, quê quán
+ phần 2 : Giới thiệu ngắn gọn các lĩnh vực hoạt động tiêu biểu, các thành tựu tiêu biểu, các quan hệ xã hội tiêu biểu của đương sự.
+ phần 3 : Đánh giá vai trò, tác dụng của đương sự trong một phạm vi không gian, thời gian nhất định ( không gian : quốc gia, làng xã, tập thể, gia đình; thời gian : lịch sử, đương đại)
- Muốn viết được tiểu sử tóm tắt cần phải:
+ Nghiên cứu kĩ về ba nội dung nói trên bằng cách: đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng ( nếu có )
+ Sắp xếp tư liệu theo trình tự không gian, thời gian, sự việc hợp lí.
+ Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để viết thành văn bản.
* Ghi nhớ : SGK – Trang 55
III.LUYỆN TẬP.
 1.Bài tập 1.
- Hai trường hợp có thể viết tiểu sử tóm tắt đó là trường hợp ( c ) và ( d ).
 2. Bài tập 2.
+ Điểm giống nhau: Các văn bản tiểu sử tóm tắt, điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh có thể đều viết về một nhân vật nào đó.
+ Khác nhau : 
-> Điếu văn : viết về người đã qua đời để đọc trong lễ truy điệu nên ngoài phần tiểu sử tóm tắt còn có lời chia buồn với gia quyến.
-> Sơ yếu lí lịch do bản thân tự viết theo mẫu, còn tiểu sử tóm tắt do người khác viết và tương đối linh hoạt.
-> Tiểu sử tóm tắt chỉ có đối tượng là con người, còn thuyết minh có đối tượng rộng hơn bao gồm cả con người, vật, cảnh, tác phẩm văn họctrong thuyết minh có yếu tố cảm xúc.
4. Bài tập về nhà :
- Về nhà làm bài tập 3 trong SGK – Trang 55.
- Viết tiểu sử tóm tắt của đại thi hào Nga Puskin vào vở bài tập.
5. Dặn dò:
- Về nhà xem và học lại bài cũ, chuẩn bị bài “ Đặc điểm loại hình của tiếng việt”.
D. RÚT KINH NGHIỆM.
 Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập
 Nguyễn Thị Hoài Hương Đặng Văn Thắng

Tài liệu đính kèm:

  • docTieu su tom tat.doc