Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 92, 93

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 92, 93

Tiết 92: đọc văn

Đọc văn

TÔI YÊU EM

Pu-skin

Đọc thêm

BÀI THƠ SỐ 28

R.Ta-go

1. Mục tiêu

 Giúp HS:

 a. Về kiến thức

 - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của một tâm hồn Nga, một tâm hồn thơ.

- Nắm bắt được những đặc sắc nghệ thuật thơ cổ điển Pu-skin: giản dị, tinh tế, hàm súc.

 b. Về kỹ năng

 - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, ngôn từ.

 c. Về thái độ

 Giáo dục văn hóa tình yêu, niềm tin và nghị lực trong cuộc sống.

 

doc 10 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 92, 93", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 92: đọc văn
Đọc văn
TÔI YÊU EM
Pu-skin
Đọc thêm
BÀI THƠ SỐ 28
R.Ta-go
1. Mục tiêu
 Giúp HS: 
 a. Về kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của một tâm hồn Nga, một tâm hồn thơ.
- Nắm bắt được những đặc sắc nghệ thuật thơ cổ điển Pu-skin: giản dị, tinh tế, hàm súc.
 b. Về kỹ năng
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, ngôn từ. 
 c. Về thái độ
Giáo dục văn hóa tình yêu, niềm tin và nghị lực trong cuộc sống.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của HS
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Thơ về tình yêu là một đề tài muôn thuở của thi ca, và cũng là sự đam mê của bạn trẻ. Bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin được coi là một trong những bài thơ tình nổi tiếng thế giới. Giờ học này....
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
15
I. Tìm hiểu chung
Hãy giới thiệu vài nét tiêu biểu về nhà thơ Pu-skin?
1. Tác giả
Tại sao lại nói như vậy?
- A-lếch-xan-đrơ Pu-skin (1779 – 1837) “mặt trời của thi ca Nga”, là nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà còn trong cả lịch sử sự phát triển của dân tộc Nga”.
- Sự nghiệp văn học đa dạng, đồ sộ, thuộc nhiều thể loại:
+ Thơ
+ Tiểu thuyết bằng thơ
+ Bi kịch
+ Truyện ngắn
- Giá trị: thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu.
Có nhà phê bình nhận xét: “Trước Pu-skin, thơ Nga không hơn là người học trò có năng khiếu nhưng rụt rè, nhút nhát. Đến Pu-skin, thơ ca Nga đã trở thành bậc thầy điêu luyện.”.
- Tác phẩm: SGK
- Giá trị: thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu.
2. Bài thơ
Nêu vài nét về hoàn cảnh ra đời, giá trị của bài thơ?
- Là bài thơ tình nổi tiếng, được coi là viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga.
- Bài thơ được khơi nguồn từ mối tình có thật nhưng không thành của nhà thơ với A.A.Ô-lê-nhi-na, con gái vị Chủ tịch Viện hàn lâm Nghệ thuật Nga.
Hãy đọc bài thơ theo đúng tâm trạng, tình cảm của nhà thơ.
HS đọc diễn cảm. 
Câu 1 – 2: chậm, ngập ngừng
Câu 3 – 4: mạnh mẽ, dứt khoát
Câu 5 – 6: day dứt, u buồn
Câu 7 – 8: mong ước, tha thiết mà điềm tĩnh. 
Bài thơ xuất hiện ba lần cụm từ “Tôi yêu em” không chỉ nhấn mạnh tình cảm của tác giả, là thông điệp tình yêu mà còn là tín hiệu nghệ thuật, là mã khóa để tìm hiểu thi phẩm. Hãy xác định bố cục bài thơ dựa trên tín hiệu đó?
Bố cục:
+ Đoạn 1: Bốn câu đầu
+ Đoạn 2: Hai câu tiếp
+ Đoạn 3: Hai câu cuối
25
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Bốn câu đầu
Dịch nghĩa:
Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ
Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi;
Nhưng hãy để nó không làm phiền em nữa;
Tôi không muốn làm em buồn vì cứ điều gì.
Bài thơ mở đầu bằng cụm từ “Tôi yêu em”, theo em, dịch giả Thúy Toàn đã dịch hết nghĩa chưa? Vì sao?
- Bản dịch nghĩa: Tôi đã yêu em
- Bản dịch thơ: Tôi yêu em
Từ việc hiểu đầy đủ ý nghĩa của nó, em thấy ở hai câu đầu thể hiện tình cảm gì của chàng trai?
-> Chưa dịch được từ đã: chỉ thời quá khứ
- Nhà thơ vừa khẳng định, vừa thú nhận, vừa tự nhủ: Tôi đã yêu em và đến bây giờ tôi vẫn yêu em.
Nhận xét về cách nhà thơ bày tỏ tình cảm của nhà thơ? Cách ngăt nhịp của câu thơ như thế nào?
-> Cách ngắt nhịp: có lẽ/chưa: Lời bày tỏ ngập ngừng, phân vân, bối rối nhưng rất ngắn gọn, giản dị, trực tiếp vào vấn đề cốt yếu.
GV: Trong con người chúng ta thường có hai cái tôi, cái tôi của tình cảm và cái tôi của lí trí. Theo em, hai câu đầu này là tiếng nói của tình cảm hay lí trí? Vậy cái tôi lí trí nói gì?
Nhà thái độ của nhà thơ lúc này như thế nào? Có còn ngập ngừng, phân vân như hai câu đầu nữa không hay như thế nào? Vì sao ta nói vậy?
- Câu 3 – 4: mạch thơ chuyển hướng đột ngột
- Nhà thơ quyết định: Phải chối bỏ tình yêu, phải dập tắt ngọn lửa tình trong lòng mình.
-> Không: phủ định từ được sử dụng hai lần thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát.
Theo em lí do là vì sao?
- Lí do: Không muốn làm người mình yêu bận lòng vì bất cứ điều gì ngay cả đó là tình yêu của tôi.
Rấ yêu cô gái, nhưng lại quyết định phải dứt khoát, phải từ bỏ tình yêu ấy vì sợ người mình yêu bận lòng, theo em lúc này tác giả đang như thế nào? Liệu tình yêu có thể dùng lí trí để quyết định được không? Tâm trạng nhà thơ, trái tim nhà thơ lúc này đang phải như thế nào?
-> Câu thơ thể hiện sự dằn lòng, sự chế ngự, sự vượt lên trong tình cảm của nhà thơ.
Như vậy chúng ta có thể thấy, trong tình yêu Pu-skin cọi trọng điều gì?
=> Nhà thơ đang hướng về tình yêu trong ý nghĩa đích thực, xem yêu như một hành vi trao tặng, làm cho đối tượng của mình yêu hạnh phúc quan trọng hơn là được yêu với nghĩa đón nhận, sử hữu về mình.
c. Củng cố, luyện tập (3')
Hãy tìm những câu thơ viết về đề tài tình yêu trắc trở và so sánh với nội dung bài thơ Tôi yêu em
- Bài thơ: trèo lên cây bưởi..
- Bài: Lỡ bước sang ngang
- Bài: một mùa đông
- Bài Hai sắc ti gôn:
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng hoa dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi.
=> P không rơi vào bi luỵ, hoàn toàn bình tĩnh, đầy cao thượng trước sự hững hờ của giai nhân mà mình tôn thờ. Đó là cái tôi độ lượng của niềm đau khôn tả.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Tóm tắt, nắm vững nội dung bài học, học thuộc lòng bài thơ.
 Làm các câu hỏi, bài tập trong SGK
 + Bài mới: Chuẩn bị phần còn lại và đọc thêm: Bài thơ số 28 của Ta - go
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 92: 
Đọc văn
TÔI YÊU EM
Pu-skin
Đọc thêm
BÀI THƠ SỐ 28
R.Ta-go
1. Mục tiêu
 Giúp HS: 
 a. Về kiến thức
Tôi yêu em:
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của một tâm hồn Nga, một tâm hồn thơ.
- Nắm bắt được những đặc sắc nghệ thuật thơ cổ điển Pu-skin: giản dị, tinh tế, hàm súc.
Bài thơ số 28:
- Cảm nhận được quan niệm của nhân vật trữ tình về tình yêu: tình yêu là sự hiểu biết, sự hòa điệu giữa hai người, là sự hiến dâng và tự nguyện.
- Thấy được cấu trúc của câu thơ sóng đôi và sử dụng hình ảnh.
 b. Về kỹ năng
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, ngôn từ. 
 c. Về thái độ
Giáo dục văn hóa tình yêu, niềm tin và nghị lực trong cuộc sống.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của học sinh
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Tình yêu là đề tài muôn thưở đối với thi ca. Rất nhiều bài thơ hay viết về tình yêu đã ra đời và đến tận bây giờ chúng ta vẫn ca tụng chúng.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
10
2. Hai câu tiếp.
Ở câu 3 – 4, chúng ta thấy lí trí đang chế ngự, kìm nén tình cảm. Như đến hai câu thơ này thì điệp từ : “Tôi đã yêu em” lại được ngân lên, theo em điều đó thể hiện điều gì?
- Lí trí đã kìm nén, chế ngự nhưng xúc cảm thì vẫn trào dâng, da diết.
Hãy đọc lại bản dịch nghĩa của hai câu thơ:
Tôi đã yêu em lặng thầm, vô vọng
Bị dày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông.
Ở đây, nhân vật trữ tình là chủ thể của tình yêu hay là đối tượng chịu tác động của tình yêu? Nhân vật trữ tình bộc bạch tình cảm, thái độ gì của mình qua 2 câu thơ này?
- Nhà thơ thổ lộ tâm trạng, suy nghĩ của mình trong tình yêu: rất cháy bỏng trong âm thầm, cuồng nhiệt trong vô vọng, đắm đuối đến lo âu, thấp thỏm, vừa rụt rè lại xen lẫn cả hậm hực, ghen tuông.
Và để diễm tả điều đó, nhà thơ đã thể hiện chúng bằng các từ ngữ như thế nào?
- Sử dụng liên tiếp các từ ngữ miêu tả tâm trạng, kết hợp cấu trúc lúckhi diễn tả một cách tinh tế những biến động, những song gió trong lòng người đang yêu.
Như vậy, nhà thơ đã rất thẳng thắn phơi bày, phân tích những góc khuất của tâm hồn mình trong tình yêu: yếu đuối, rụt rè, nhút nhát, ghen tuông mà không hề giấu giếm. Điều này có phải ai cũng làm được không? Vậy nó chứng tỏ điều gì?
=> Câu thơ không hề tiêu cực mà tràn đầy sinh lực của tình yêu.
15
3. Hai câu cuối.
Trong mạch thơ như vậy, hai câu kết vừa nối tiếp tự nhiên vừa bất ngờ, hàm chứa nhiều thú vị. Tại sao?
- Mở đầu bằng cụm từ “Tôi đã yêu em” nhưng không chỉ trở về quá khứ mà nối đến tương lai. 
Nhà thơ sử dụng những từ ngữ như thế nào? Thể hiện điều gì?
- Từ ngữ tích cực: chân thành, dịu dàng, yêu thương,
Nhà thơ có hành động gì ở hai câu cuối này?
- Nhà thơ vượt lên sự u buồn, long ghen tuông ích kỉ để vươn tới cái cao cả của tình yêu: cầu chúc cho người mình yêu tìm được người yêu cô ấy như mình đã yêu.
Nhận xét gì về lời cầu chúc này? Giọng điệu?
- Giọng điệu nhẹ nhàng, thanh thoát, ẩn chút nuối tiếc, xót xa nhưng tự tin, kiêu hãnh.
=> Là một người cao thượng, có cách ứng xử văn hóa trong tình yêu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả tác và phẩm 
- Hãy nêu bố cục và nội dung của từng phần ?
- Em hãy nêu chủ đề của “bài thơ số 28”
- Hình ảnh mở đầu bài thơ là đôi mắt ,em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật này ?
- Nhà thơ đã so sánh đôi mắt với ánh trăng nhằm với mục đích gì ?
- Cấu trúc của đoạn thơ này có gì đặc biệt?
- Đoạn thơ này xuất hiện nghịch lí gì ? nêu ý nghĩa của nó?
Đoạn thơ cuối có cấu trúc như thế nào ? hãy chỉ ra nội dung và ý nghĩa của nó
- Hãy nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
- Tình yêu là sự hòa điệu tâm hồn hai con người ?
- Tình yêu là sự hiến dâng tự nguyện và đón nhận ?
- Tình yêu là sự đa dạng, phong phú, là cuộc sống ?
- Đoạn thơ có cấu trúc giống đoạn hai ở chỗ nào? trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi cử người trình bày trước lớp. 
- Câu thơ tiếp xuất hiện nghịch lí gì?
- Cấu trúc của đoạn thơ này có gì đặc biệt? Suy nghĩ của em sau khi học xong bài thơ này?
- Học sinh thảo luận nhóm: N1. Tình yêu là sự hòa điệu tâm hồn hai con người ?
N2: Tình yêu là sự hiến dâng tự nguyện và đón nhận ?
N3: Tình yêu là sự đa dạng,phong phú ,là cuộc sống ? N4 : Nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
15
3
10
2
Đọc thêm: 
I. GIỚI THIỆU CHUNG
 1. Tác giả: 
- Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941), nhà văn, nhà văn hoá lớn của ấn Độ. Ông sinh trưởng trong một gia đình quý tộc Bà La Môn nổi tiếng tại thành phố Can-cút-ta, bang Ben-gan. 
- Ông để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết. Hàng trăm truyện ngắn, hàng nghìn ca khúc và Tranh vẽ. Nhân dân ấn Độ tôn vinh ông là “thánh sư”
- 1913, Ta-go là người châu á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học với tập “Thơ Dâng”
Gồm 103 bài, sáng tác từ 1890-1912 và ông tự dịch ra tiếng Anh.
 2. Tác phẩm: 
 a. Xuất xứ: Bµi th¬ sè 28 trÝch trong tËp Ng­êi lµm v­ên, th¬ «ng th­êng kh«ng cã ®Çu ®Ò. Bµi th¬ nµy «ng lµm khi ng­êi vî yªu dÊu Mri-na-li-ni-®ª-vi qua ®êi (1902)
 b. Bố cục : 3 phần 
- Đoạn 1: từ đầu àkhông biết gì tất cả về anh:tình yêu là sự hiÓu biÕt, hòa điệu giữa hai tâm hồn 
- Đoạn 2: tiếp theoàem có biết gì về biên giới của nó đâu, tình yêu là sự hiến dâng và đón nhận 
- Đoạn 3: còn lại ànhững nghịch lí để diễn tả sự đa dạng và phong phú của tình yêu 
 c. Chủ đề :bài thơ như một quan niệm về tình yêu. tình yêu là sự hiểu biết hòa điệu giữa hai con người ,tình yêu là sự hiến dâng tự nguyện ,là sự đa dạng phong phú, tình yêu là cuộc sống . 
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
 1. Đọc văn bản 
 2. Tìm hiểu văn bản
 2.1 Tình yêu là sự hòa điệu tâm hồn hai con người 
- Đôi mắt, sự biểu đạt tâm hồn 
- Đôi mắt người con gái khao khát thấu hiểu người mình yêu . 
- So sánh : đôi mắt “ như trăng kia muốn lặn sâu vào biển cả” àtm hồn muốn tìm hiểu tâm hồn Bóng trăng lồng bóng nước biến thành biển trăng. Trăng và biển đồng nhất và hiểu biết về nhau như chính bản thân mình.
 + Anh hiểu em và anh giãi bày: Tình cảm chân thành, mãnh liệt ,cả hai cùng hướng về nhau và có sự thấu hiểu, hòa điệu giữa hai tâm hồn .
“anh đả để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em ,anh không dấu em một điều gì”
- Anh hiểu em và anh giãi bày: 
 “Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em
 Anh không dấu em một điều gì”
- Chân thành và mãnh liệt, em hướng về anh, anh hiểu em, cùng hướng về nhau, tình yêu đòi hỏi sự hoà điệu của hai tâm hồn, nếu không: “Dù tin tưởng chung một đời một mộng; Anh là anh, em vẫn cứ là em” (Xa cách- Xuân Diệu)
 2.2 Tình yêu là sự hiến dâng tự nguyện và đón nhận.
- Dùng cách nói giả định không thực: anh là .. kiểu câu thơ song đôi 
- Tự nguyện hiến dâng ,dịu dàng âu yếm: đời anh là trái tim, tình yêu không thể dựa trên nền tảng vật chất. =>Tình yêu không thể hiểu bằng quan sát, phân tích, chỉ có thể hiểu tình yêu bằng chính tình yêu .
- Anh là viên ngọc, là đoá hoa, quàng vào cổ, đặt lên mái tóc em! Đời anh là trái tim. Tình yêu không thể dựa trên nền tảng vật chất! 
- Trái tim: vừa cụ thể, vừa trìu tượng, vừa nhỏ be, vừa lớn lao...dẫu em có cả vương quốc trái tim tình yêu của anh, em cũng không thể nào hiểu hết được nó! Tình yêu không thể hiểu bằng quan sát, phân tích
 2.3 Tình yêu là sự đa dạng, phong phú, là cuộc sống .
- Sử dụng cấu trúc sóng đôi anh là ..(viên ngọc ; đóa hoa .)
- Trái tim tình yêu với nhũng cung bậc, cảm xúc 
- Tưởng chừng như đối lập nhau: Niềm vui / nỗi khổ đau. => Tình yêu chẳng dễ bày tỏ, chẳng dễ phản ánh và bộc lộ trọn vẹn 
- Cấu trúc sóng đôi: Anh là A, là B, là C. Trái tim tình yêu với những cung bậc cảm xúc tưởng chừng như đối lập nhau: niềm vui/ nỗi khổ đau; tính triết lí: tình yêu chẳng dễ tỏ bày, chẳng dễ phản ánh và bộc lộ trọn vẹn
- Tình yêu tuy không giấu mà bộc lộ nhưng thế giới của tình yêu là vô bờ, thiêng liêng và nhiều bí ẩn. Tình yêu không phải tri thức ai cũng hiểu được. Tình yêu là bản chất và sự tồn tại của cuộc sống. Nó hướng thiện làm đẹp và phát triển con người. Nó sưởi ấm con người khi mùa đông băng giá, làm mát lòng người khi trưa hè nóng bỏng.
III. Tổng kết
- Nghệ thuật : Sử dụng cách nói giả định ,kiểu câu thơ sóng đôi để thể hiện những cung bậc ,cảm xúc trong tình yêu .
- ND: Tình yêu đòi hỏi sự hiểu biết, tự nguyện hiến dâng ở cả hai phía. Tình yêu là thế giới của sự vô bờ, thiêng liêng và nhiều bí ẩn. Tình yêu chính là cuộc sống, tình yêu tạo sự hướng thiện, làm đẹp tâm hồn con người, là cơ sở để loài người tồn tai và phát triển.uag cuûa doøng soâng vaø nhöõng chieán coâng hieån haùch ôû ñaâyùcâng oanh lieät nhaát trong lòch söû d
c. Củng cố, luyện tập (3')
? Cảm nhận của anh chị về tình yêu trong bài thơ?
Tình yêu là sự hòa điệu của tâm hồn, là sự hiến dâng; tự nguyện và làm phong phú thêm cuộc sống. 
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Nắm chắc nội dung bài học, học thuộc hai bài thơ.
 + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • doc92,93.doc