Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 28: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 28: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

 - Củng cố và nâng cao những hiểu biết về các phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng từ nhiều nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa

 - Luyện tập để có thể sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau và lĩnh hội từ với các nghĩa khác nhau, chọn lựa từ thích hợp trong từng ngữ cảnh

 - Phương pháp: Kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, cho hs tự giải bài tập

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: SGK ngữ văn 11 tập 1, SGV ngữ văn 11 tập 1.

- Học sinh: Đọc kĩ bài thơ ở nhà, soạn bài vào tập soạn.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra sĩ số học sinh

 2. Giới thiệu bài mới:

- Lời vào bài

- Nội dung bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1826Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 28: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:7	Ngày Soạn: 12/09/09
Tiết:28	Ngày dạy: /09
THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
 - Củng cố và nâng cao những hiểu biết về các phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng từ nhiều nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa
 - Luyện tập để có thể sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau và lĩnh hội từ với các nghĩa khác nhau, chọn lựa từ thích hợp trong từng ngữ cảnh 
 - Phương pháp: Kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, cho hs tự giải bài tập 
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK ngữ văn 11 tập 1, SGV ngữ văn 11 tập 1.
- Học sinh: Đọc kĩ bài thơ ở nhà, soạn bài vào tập soạn.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra sĩ số học sinh
 2. Giới thiệu bài mới: 
- Lời vào bài
- Nội dung bài mới:
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung truyền đạt
Bổ sung
£ Yêu cầu HS làm các bài tập.
 Lần lượt làm các bài tập 1, 2, 3, 4 SGK Tr.74 - 75 .
Giáo viên cho thảo luận nhóm sau đó gọi đại diện nhóm lên trình bày.
Có thể chia mỗi nhóm mỗi bài . Học sinh trình bày xong các nhóm nhận xét với nhau. Sau đó giáo viên đánh giá chung.
Cụ thể:
 Tổ 1: bài 1
 Tổ 2: bài 2
 Tổ 3: bài 3
 Tổ 4: bài 4
£ Hướng dẫn và sửa chữa.
£ Em hãy nhận xét chung cề các lớp từ này.
 Đặt câu với các từ tay, chân, đầu, mặt, miệng, lưỡi
£ Em hãy nhận xét chung cề các lớp từ này.
sTìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh, tính chất của tình cảm, cảm xúc? Đặt câu với mỗi từ đó
sTìm từ đồng nghĩa với từ cậy, nhờ? Tại sao tác giả dùng từ cậy, nhờ mà không dùng từ đồng nghĩa với các từ đó?
Ê Cách dùng từ đã thể hiện sự tinh tế của TK và sự tài hoa trong cách dùng từ của ND.
sGiải thích lí do chọn từ?
1. Bài tập 1
 a. Trong câu thơ: “ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” từ lá được sử dụng theo nghĩa gốc: chỉ bộ phận của cây, thường ở trên cành cây, ngọn cây, thường có màu xanh thưòng có dáng mỏng. “Lá vàng”: chiếc lá đã nhuốm màu vàng, khẽ bay trước làn gió nhẹ của mùa thu.
 b. Các trường hợp chuyển nghĩa:
Các trường hợp sử dụng
Nghĩa của từ
Cơ sở chuyển nghĩa
Phương thức chuyển nghĩa
Lá gan, lá phổi, lá lách.
Bộ phận cơ thể người, động vật có hình dáng giống lá cây.
Quan hệ tương đồng
Ẩn dụ
Lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá bài, lá phiếu
Vật bằng giấy mỏng, có bề mặt như lá cây.
Quan hệ tương đồng
Ẩn dụ
Lá cờ, lá buồm
Vật bằng vải, có bề mặt như lá cây.
Quan hệ tương đồng
Ẩn dụ
Lá cót, lá chiếu, lá thuyền
Vật bằng tre nứa, cây cỏ, có bề mặt mỏng như lá cây.
Quan hệ tương đồng
Ẩn dụ
Lá tôn, lá đồng, lá vàng
Vật bằng kim loại,vó bề mặt dát mỏng như lá cây.
Quan hệ tương đồng
Ẩn dụ
Nhận xét:
- Điểm chung: gọi tên các vật khác nhau nhưng các vật có điểm giống nhau: hình dáng mỏng, dẹt như cái lá cây
 - Các nghĩa của từ lá có quan hệ với nhau: đều có nét nghĩa chung chỉ thuộc tính có hình dáng mỏng như cái lá cây (tương đồng).
2.Bài tập 2:
Có nhiều từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận thân thể người, nhưng có thể được chuyển nghĩa để chỉ cả con người như : tay, chân, đầu, mặt, miệng, lưỡi
-Trinh sát của ta đã tóm được một cái lưỡi
- Anh ấy là một tay súng cừ khôi.
- Nó thường giữ chân hậu vệ trong đội bóng của trường
 Nó có chân trong đội tuyển của trường.
- Nhà ông ấy có năm miệng ăn
- Đó là gương mặt mới trong làng thơ Việt Nam
- Năm cái đầu lố nhố từ trong bụi chui ra.
 Nó cứng đầu lắm.
- Bác Hồ có một trái tim rất nhân hậu.
Nhận xét: Đều lấy bộ phận cơ thể để chỉ con người sử dụng với nghĩa chuyển (hoán dụ)
3. Bài tập 3:
Các từ chỉ vị giác: mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi các từ này chuyển nghĩa để chỉ
- Đặc điểm của âm thanh lời nói:
Nói ngọt lọt đến xương
Một câu nói chua chát
Những lời mời mặn nồng, thắm thiết
Ông ấy nói nghe cũng bùi tai quá.
Nó kể chuyện nghe rất nhạt
- Mức độ của tình cảm, cảm xúc:
Tình cảm ngọt ngào của mọi người làm tôi rất xúc động
Nó đã nhận ra nỗi cay đắng trong tình cảm gia đình
Anh ấy đang mải mê nghe câu chuyện bùi tai
4. Bài tập 4:
- Từ cậy và nhờ là từ đồng nghĩa, giống nhau về nghĩa:mong muốn người khác giúp mình một việc gì đó. Nhưng cậy khác nhờ ở nét nghĩa, cậy thể hiện niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ của người khác
- Từ chịu đồng nghĩa với nhận, nghe, vâng, đều chỉ sự đồng ý, chấp thuận với lời người khác.
+ Nhận: tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường. Các từ đó vẫn có sắc thái khác nhau:
+Nghe, vâng: đồng ý, chấp thuận của kẻ dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng
+ Chịu lời: thuận theo lời người khác, theo một lẽ nào đó mà mình có thể không ưng ý.
Bài tập 5
a. Chọn canh cánh, vì :
- Các từ khác nếu dùng chỉ nói đến một tấm lòng nhớ nước như một đặc điểm nội dung của tác phẩm
- Từ canh cánh: khắc hoạ rõ nét tâm trạng day dứt triền miên của tác giả HCM
b.Dùng từ liên can
c.Các từ: bầu bạn, bạn hữu, bạn, bạn bè đều có nghĩa chung là bạn nhưng khác nhau ở chỗ:
- Bầu bạn có nghĩa khái quát, chỉ cả một tập thể nhiều người, sắc thái gần với khẩu ngữ. Trong câu, chủ ngữ Việt Nam ( số ít) nên không dùng từ bầu bạn
- Bạn hữu: nghĩa cụ thể, bạn thân thiết không phù hợp để nói về mối quan hệ giữa các quốc gia
- Bạn bè: nghĩa khái quát, sắc thái thân mật, nhưng Việt Nam( số ít) nên không dùng từ này
4. Củng cố: 
 Nắm được cách thức dùng từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.
5. Dặn dò:
 Vận dụng vào cuộc sống và trong học tập, đặc biệt là trong việc tìm hiểu văn bản văn học.
 Chuẩn bị bài: “ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM” (soạn vào tập theo yêu cầu SGK, chuẩn bị hôm sau thuyết trình)
6. Rút kinh nghiệm:	
Phụ lục:
1. Ẩn dụ: Hiện tượng chuyển nghĩa biểu vật dựa vào liên tưởng đồng dạng. Nghĩa là phương thức chuyển nghĩa lấy tên gọi a của sự vật A để gọi tên sự vật b, c, d... vì a, b, c, d... giống nhau ở một nét, một điểm nào đó. Ví dụ: miệng: miệng chén, miệng ly, miệng tô... 
Hiện tượng này có nhiều trong ngôn ngữ và rất phổ biến. Người ta có thể phân loại ẩn dụ theo tính chất và đặc điểm: 
Ẩn dụ dụ cụ thể: lấy tên gọi của sự vật cụ thể để gọi tên sự vật cụ thể. 
Ví dụ: chân: chân bàn, chân ghế, chân tường... 
Ẩn dụ dụ cụ thể - trừu tượng: lấy tên gọi của cái cụ thể để gọi tên những cái trừu tượng. 
Ví dụ: nắm tay: nắm được tư tưởng, nắm được vấn đề... 
Sóng gió ngoài biển: sóng gió trong lòng 
Lái con thuyền: lái vấn đề, lái một cuộc hội nghị... 
Trời sáng sủa: bài văn sáng sủa 
Ẩn dụ còn dựa vào sự giống nhau về hình thức, vị trí, trạng thái, tình thế... 
Ví dụ: con ốc: đinh ốc ( hình thức ) 
Cái đầu: đầu làng, sông, lớp... ( vị trí ) 
Bàn bấp bênh: tư tưởng bấp bênh 
Phòng tối tăm: cuộc đời tối tăm 
Ngoài ra còn hiện tượng ẩn dụ mà người ta gọûi là cải dung. Cải dung là, từ ngữ chỉ cảm giác thuộc một giác quan này lại được dùng để chỉ cảm giác thuộc một giác quan khác, hoặc là để chỉ những cảm giác có tính chất trí tuệ, tâm lí. 
Ví dụ : ăn nói sao chua quá; hai thương ăn nói mặn mà có duyên 
Màu nóng ( đỏ ), màu lạnh 
Sự đời cay đắng 
 2. Hoán dụ: Hiện tượng chuyển nghĩa biểu vật dựa vào liên tưởng tiếp cận. Nghĩa là phương thức chuyển nghĩa lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên sự vật b, c, d... vì a, b, c, d... có một nét nào đó tuy không giống nhau nhưng lại gần nhau. 
Ví dụ : nhà: những người ở trong nhà ( một nhà sum họp ) 
Miệng: người ( nhà này có sáu miệng ăn ) 
Người ta cũng có thể phân loại hoán dụ theo tính chất và đặc điểm: 
* Hoán dụ lấy tên gọi bộ phận gọi tên cái toàn thể và ngược lại: 
Có chân trong hội đoàn khoa học 
Một tay ăn nói 
Trước sân trồng mấy gốc cau 
Tiểu đôi có mười cây súng ( mười người ) 
Hội nghị những cây bút trẻ 
Ba xuân , ba thu: ba tuổi, ba năm 
* Hoán dụ lấy tên gọi bộ phận cơ thể để gọi tên hoạt động, tư thế, địa vị hay một chức năng tâm lý nào đó. Ví dụ: 
Miệng lưỡi, mồm mép: sự nói năng 
Tai mắt, vai vế: địa vị trong xã hội 
Tim, gan: tình cảm, gan dạ 
* Tên gọi vật chứa đựng để goi tên cho vật được chứa đựng bên trong. Ví dụ: 
 Cả trường náo nức 
Hà Nội xuống đường 
Cả lớp lo lắng 
Uống một cốc 
* Hoán dụ lấy tên riêng tác giả để chỉ tác phẩm, sản phẩm. Ví dụ: 
 Ðọc Tố Hữu; nghiên cứu Nguyễn Du ... 
Hút Tam Ðảo, đọc Sài Gòn... 
* Hoán dụ lấy tên gọi của động tác tiêu biểu để gọi tên hoạt động chế tạo sản xuất. 
Ví dụ : đóng cái bàn, cắt cái áo... 
* Hoán dụ lấy tên gọi của hoạt động, hiện tượng để chỉ trạng thái, tư thế. 
Ví dụ: nhắm mắt, tắt thở: chết 
Cúi đầu, quì gối, khoanh tay: chịu lệ thuộc , thất bại 
Tóm lại, ẩn dụ dựa vào sự giống nhau ( đồng dạng ). Cơ sở của nó là nét tương đồng. Còn hoán dụ dựa vào sự gần nhau ( tiếp cận ). Cơ sở của nó là nét gần gũi, tất suy. Tuy nhiên, trong một từ có thể ở trường hợp này nó là nghĩa ẩn dụ, nhưng sang trường hợp khác nó lại là nghĩa hoán dụ.Ví dụ: mũi tàu, mũi súng: ẩn dụ; còn đừng dí mũi vào công việc người khác: hoán dụ. Hay: Thầy giáo chấm bài: hoán dụ. Còn anh chấm cô nào ?: ẩn dụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUC HANH VE NGHIA CUA TU TRONG SU DUNG(1).doc