Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thư dụ vương thông lần nữa

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thư dụ vương thông lần nữa

A/.MỤC TIÊU:

 Giúp H:

1/ Thấy được ý chí quyết thắng, lòng yêu hoà bình của quân dân ta cùng chiến lược “ đánh vào lòng người” thể hiện qua bức thư.

2/ Nắm được nghệ thuật lập luận sắc bén, mạnh mẽ, giàu sức thuyết phục của tác giả.

3/ Lòng tự hào về tài trí của cha ông.

B/.CHUẨN BỊ:

 * GV:SGK, SGV, thiết kế bài học

 * HS: SGK; đọc hiểu bài “TDVTHLN”, tiểu dẫn, phần chú thích.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/.Ổn định tổ chức: kiểm diện HS.

2/.Kiểm tra bài cũ :

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 6458Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thư dụ vương thông lần nữa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 80,81
Ngày dạy: 
 NGUYỄN TRÃI
A/.MỤC TIÊU:
 Giúp H: 
1/ Thấy được ý chí quyết thắng, lòng yêu hoà bình của quân dân ta cùng chiến lược “ đánh vào lòng người” thể hiện qua bức thư.
2/ Nắm được nghệ thuật lập luận sắc bén, mạnh mẽ, giàu sức thuyết phục của tác giả.
3/ Lòng tự hào về tài trí của cha ông.
B/.CHUẨN BỊ:
	* GV:SGK, SGV, thiết kế bài học
	* HS: SGK; đọc hiểu bài “TDVTHLN”, tiểu dẫn, phần chú thích.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:	
 G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/.Ổn định tổ chức: kiểm diện HS.
2/.Kiểm tra bài cũ :
? VBTM là gì? Cho TD?
- H trả lời như phần1, mục a.
? Các HT kết cấu của VBTM?
- H trả lời như phần1, mục c.
? Kiểm tra BT về nhà.
3/. Giảng bài mới:
* Giới thiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* H đọc-hiểu tiểu dẫn, VB SGK trang16,17,18.
 * H làm việc cá nhân, trình bày trước lớp theo câu hỏi G
- Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì?
- Hãy cho sơ nét về cuộc đời của
NT?
Qua tiểu dẫn:
+ Nhận xét về thể loại?
+ Hoàn cảnh sáng tác và mục đích của việc viết thư này?
- Bức thư có thể chia làm mấy đoạn và nêu ý chính của từng đoạn?
- Bức thư thể hiện điều gì?
* H đọc – hiểu VB.
- H giải nghĩa các từ khó.
- Mở đầu bức thư NT quan niệm thế nào về thời thế đ/với người dùng binh giỏi?
- Sự dối trá che đậy của quân M thế nào? Bức thư chỉ rõ tình thế của quân giặc ra sao ở TQ, VN? + + Thế ở T/Quốc ntn? Nêu cụ thể?
+ Thế của M ở Đông Quan ntn?
- Trên cơ sở đó, tác giả vạch rõ nguyên nhân thất bại của chúng ntn?
- Phần kết luận của bức thư khuyên dụ quân M ra hàng ntn?
H nhận xét, phân tích và thảo luận.
H đọc lại phần 2 của bức thư.
- Tư thế của người viết thư, thể hiện qua lời lẽ thế nào?
- Em nhận xét lời lẽ của NT như thế nào trong bức thư? Vì sao?
- Lời lẽ của người viết thư ntn để chứng tỏ sức mạnh của người chiến thắng đứng trên đầu thù mà phán xét, mà thách thức?
H đọc lại phần 3 của bức thư.
- Niềm tin tất thắng và t/thần yêu chuộng h/bình của t/giả thể hiện ở những điểm nào trong bức thư?
- Chi tiết thể hiện mong ước hoà hiếu của tác giả?
H trao đổi thảo luận và trả lời.
- Vì sao trong thế tất thắng như thế mà t/giả lại nhúng nhường như thế?
- Qua bức thư em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
H trao đổi thảo luận và trả lời.
4/. Củng cố và luyện tập:
- Qua em cảm nhận gì về NT và tài năng của người qua bức thư trên?
I/. GIỚI THIỆU:
1/. Tác giả:
- Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ), hiệu Ức Trai, sinh 1380 ở T/Long, quê ở Chi Ngại ( Chí Linh – Hải Dương), sau dời về Nhị Khê ( Thường Tín – Hà Tây ).
- Xuất thân trong một gia đình quan lại, có nhiều người đỗ đạt cao, làm quan và sáng tác VH.
- Là công thần bật nhất của triều đại nhà Lê – có công lớn trong công cuộc đánh tan giặc Minh.
- 1431 ông cáo quan về quê ở Côn Sơn. 1440 ông trở lại chốn quan trường. 1442 bị mang oan án giết vua Lê Thái Tông và bị kết án “ tru di tam tộc”.
- 1464 vua Lê Thánh Tông cải oan và cho s/tầm thơ văn NT.
- Tác phẩm tiêu biểu:
 + Thơ: Ưùc Trai thi tập ( chữ Hán 105 bài ), Quốc âm thi tập ( chữ Nôm 253 bài ), Chí Linh sơn phú.
+ Văn: Quân trung từ mệnh tập ( 1423 – 1427 ), Bình Ngô đại cáo ( 1428 ), các chiếu biểu.
+ Địa lý: Dư địa chí (1435 )
+ Sử ký: Lam Sơn thực lục (1431)
2/. Tác phẩm:
a) Thể loại: Thư ( thư tín ) – chữ Hán: Viết để trao đổi thông tin công việc giữa mọi người với nhau, hoặc gởi cho vua quan, bạn bè, người thân.
b) Hoàn cảnh sáng tác và mục đích:
- Sáng tác lúc quân ta vây hảm Đông Quan, khoảng 2/ 1427. Sau được in trong tập “ Quân trung từ mệnh tập” của N/Trãi.
- Là thư số 35. Mục đích viết thư để dụ Vương Thông hàng.
c) Bố cục: 3 đoạn
- Từ đầuà “ việc binh được”: Quan niệm của tác giả về thời thế đ/với người giỏi dùng binh.
- “ Trước đây.làsáu”: phân tích từng thời điểm và thế thất bại của địch ở thành Đông Quan.
- Phần còn lại: Khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp và sỉ nhục tướng giặc.
d) Chủ đề: 
Lòng tin về thế tất thắng của dân tộc. Và khẳng định sự thảm bại của quân giặc là lẽ tất yếu trong nay mai.
II/. ĐỌC – HIỂU
* Giải nghĩa từ khó:
1/ Quan niệm về thời thế:
a) Người dùng binh muốn đánh thắng thì phải biết thời thế
 à Kẻ địch không biết thời thế mà còn dối trá, che đậy.
b) Sự dối trá che đậy thời thế của quân Minh
- Thế của người M ở T/Quốc:
+ Chính sách hà khắc à diệt vong.
+ Phía Bắc có giặc Thiên Nguyên.
+ Trong nước có nội loạn Tầm châu.
- Thế của M ở Đông Quan ( T/Long ) Thế của M ở Đ/Quan
+ Thành bị vây à không viện binh, không lương thực.
+ Dân Việt căm ghét chống lại.
+ Quân lính oán ghét chống lại các tướng.
- Sáu cớ bại vong là lẽ tất yếu không thể chối cải được.
c) N/Trãi nêu ra 2 khả năng cho quân M chọn lựa: 1 đầu hàng, 2 mở cửa thành đem quân ra đánh. Và t/giả khuyên chúng đầu hàng là có lợi nhất.
2/ Tư thế người viết thư ( NT ):
- Cách xử sự khôn ngoan đ/với từng đ/tượng tướng lĩnh nhà M
+ Xỉ mắng và quyết tiêu diệt: Phương Chính, Mã Kỳ.
+ Bàn lẽ phải dụ hàng: Vương Thông, Sơn Thọ.
- Lời lẽ luôn ở tư thế áp đảo quân thù à bởi ta đang ở thế bao vây thành Đông Quan nên:
+ Một mặt xỉ mắng hạ uy thế địch là hạng thất phu, hạng đàn bà.
+ Mặt khác dùng lý lẽ p/tích 6 cớ bại vong nhằm t/động lí trí.
- Cuối cùng làlời th/đánh để ch/tỏ sức mạnh quân sự của ta.
3/ Niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình:
- Nắm được thế tất yếu thất bại của giặc qua việc phân tích thế lực của giặc.
- Lòng yêu chuộng hoà bình thể hiện ở thiện chí chủ trương không tiêu diệt mà tạo điều kiện cho quân thù rút quân.
+ Sửa sang đường sá.
+ Cung cấp phương tiện.
+ Đảm bảo tính mệnh.
+ Giữ quan hệ triều cống, xưng thần như cũ.
- Chủ trương hoà bình là một suy nghĩ sáng suốt: không muốn gây thù, muốn giữ quan hệ láng giềng thân thiện lâu dài. Đây là một chiến lược sâu sắc, có ý nghĩa lâu dài của N/Trãi.
4/ Nghệ thuật của tác phẩm:
- Lập luận của NT rất chặt chẽ. T/giả đi từ quan niệm dùng binh phải biết thời thế, tiếp đến p/tích thời thế của quân thù và cuối cùng khuyên chúng rút quân.
- Bức thư không nói lý lẽ mà còn bày tỏ thái độ khinh bỉ, xỉ mắng, vạch mặt sự giả trá của quân thù à cuối cùng khiêu khích sỉ nhục thách đánh để tỏ uy thế của ta.
- Hứa hẹn tạo điều kiện cho giặc rút lui làm cho chúng mềm lòng.
III/. TỔNG KẾT:
- NT là nhà viết văn chính luận lỗi lạc. T/phẩm của ông có sức mạnh như 1 vũ khí sắc bén đánh tan sỉ khí của quân thù. Thế nên, bức thư đã thể hiện 1 tài nghệ, nghị luận bậc thầy trong lịch sử văn học dân tộc.
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà :
- Học bài; Làm BT nâng cao.
- Soạn bài : Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
+ Các đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docThu du Vuong Thong lan nua 10NC.doc