Giáo án môn Ngữ văn 11 - Chí phèo

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Chí phèo

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp HS :

- Hiểu và phân tích được các nhân vật chính, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.

- Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ nghệ thuật.

B. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Hình tượng nhân vật Chí Phèo (những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ở tù; nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự sát).

- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.

- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, .

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 8491Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Chí phèo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 25/3/2011
ND: /3/2011
Tiết: 53
Đọc văn
CHÍ PHÈO
 (Tiết 2)
 Nam Cao
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 	Giúp HS :
- Hiểu và phân tích được các nhân vật chính, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
- Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ nghệ thuật.
B. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Hình tượng nhân vật Chí Phèo (những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ở tù; nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự sát).
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, ...
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
C. CHUẨN BỊ:
 Thầy: Soạn giáo án
 Trò: Trả lời câu hỏi HDHB SGK
D. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
I. Kiểm tra bài cũ
II. Giới thiệu bài mới
III. Bài mới
Lời vào bài: Có thể nói đoản thiên tiểu thuyết Chí Phèo của nhà văn Nam Cao là một tác phẩm xuất sắc nhất. Tác phẩm ấy đánh dấu sự trưởng thành của nhà văn trong nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Nạn nhân đau khổ nhất, tiêu biểu nhất ở làng Vũ Đại, nói rộng ra là ở xã hội thối nát đương thời, là Chí Phèo. Đây là nhân vật chính hội tụ những giá trị đặc sắc của tác phẩm.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
Tiết 1
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác
2. Nhan đề tác phẩm
3. Tóm tắt
4. Bố cục văn bản
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a. Chi tiết mở đầu tác phẩm
Tiết 2
GV: Trước khi phân tích nhân vật CP chúng ta nhớ lại cấu trúc của tác phẩm và những sự kiện liên quan đến nhân vật chính.
? Em hãy tóm tắt truyện ngắn Chí Phèo theo nhân vật chính.
 Slide 1 (Tóm tắt t/p bằng hình ảnh)
? Cuộc đời của Chí Phèo có thể chi làm mấy giai đoạn? Căn cứ vào dấu mốc nào?
GV dẫn: Nhân vật Chí Phèo xuất hiện một cách ấn tượng với tiếng chửi bất hủ chứ không phải là hình dung, diện mạo. Qua tiếng chửi ấy đã hé mở cho chúng ta thấy có điều gì đó bất ổn trong con người này. Và chắc hẳn phải bức xúc lắm anh ta mới phải chọn cách giao tiếp đặc biệt ấy với thế giới loài người. Vậy CP là ai? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời qua phần (b) 
? Chí Phèo sinh ra ở đâu? lớn lên ntn?
(Ảnh lò gạch cũ + slide 2: Ảnh CP lương thiện)
? Những ai đã nuôi Chí ?
? Lớn hơn Chí làm gì để kiếm sống? 
? Chí từng có ước mơ ntn?
? Thái độ của Chí khi bị bà Ba nhà Bá Kiến sai làm việc không chính đáng? Qua đó chứng tỏ phẩm chất gì ở Chí?
? Em có cảm nhận gì về con người của Chí ?
? Hoàn cảnh của Chí gợi cho em suy nghĩ gì?
 Hoàn cảnh khốn cùng: Không cha, không mẹ, không người thân thiết, không tấc đất cắm dùi. Với CP, tất cả gia tài là con số không.
GV dẫn: Ở một xã hội bình thường, những con người như thế hoàn toàn có thể sống một cách lương thiện yên ổn. Nhưng cuộc đời Chí đã sang một ngã rẽ khác chỉ vì sự ghen tuông vô cớ của Bá Kiến. Chí bị bắt đi tù. Sau 7, 8 năm đi ở tù, Chí trở thành một con người khác hẳn. 
? Quá trình tha hóa của Chí được nhà văn miêu tả ra sao?
GV: Cho HS thảo luận nhóm.
Nhóm 1: Phiếu học tập
Đọc đoạn văn “Hắn về lớp này .... Trông gớm chết!” (SGK tr 146) và trả lời các câu hỏi sau.
Diện mạo của Chí Phèo ra sao? Tìm những chi tiết miêu tả diện mạo ấy?
 + Đầu? Răng? Mặt? Mắt? trang phục?
Nhận xét nghệ thuật miêu tả của Nam Cao trong đoạn văn này?
Ý nghĩa của những chi tiết nghệ thuật ấy ntn?
Em có nhận xét gì về hình tượng nhân vật Chí qua đoạn văn vừa phân tích?
GV bình: (Phim: gương mặt Chí Phèo, hành động đốt quán ở chợ) Chân dung nhân vật được nhà văn dựng với những chi tiết theo lối tả thực. Đặc biệt là gương mặt. Rõ ràng ấn tượng của chúng ta về một CP sau khi đi ở tù ra không còn bóng dáng của 1 CP lương thiện, 1 CP chất phác. Sau khi bị Bá Kiến đầy vào nhà tù của chế độ thực dân và phong kiến, CP đã mang gương mặt của một kẻ côn đồ, 1 kẻ liều lĩnh, 1 kẻ lưu manh. 
? Hình ảnh CP sau khi ra tù cho chúng ta hiểu được gì về xã hội lúc bấy giờ?
Với nhà tù dưới chế độ thực dân phong kiến thì một lực điền khỏe mạnh, thật thà, chất phác như CP đã trở thành một kẻ lưu manh.
Nhóm 2: Phiếu học tập
Đọc đoạn văn bản “Hắn về hôm trước ... Thì ra hắn định đến đây nằm vạ!” (SGK tr 147) và trả lời các câu hỏi sau.
Sau khi ra tù Chí Phèo đã có những hành động, cử chỉ ntn? Tìm chi tiết nghệ thuật thể hiện điều đó?
Nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nam Cao trong đoạn văn bản ấy?
Ý nghĩa của những chi tiết nghệ thuật ấy?
Em có hình dung ntn về bức chân dung nhân vật Chí trong đoạn văn trên?
Nhóm 3: Phiếu học tập
Đọc đoạn văn: “Ối làng nước ôi ... bảo người nhà đun nước mau lên”
Chí Phèo đến nhà Bá Kiến mấy lần?
Lần 1, Chí đến nhà Bá Kiến có động cơ, mục đích gì?
Hành động của Chí ntn? Kết quả ra sao?
Em có nhận xét gì về con người của Chí ở lần 1 đến nhà Bá Kiến 
Bình: Nhà văn NC đã kể lại lần đầu tiên CP đến nhà BK có động cơ và mục đích rất rõ.(Chèn phim hình ảnh Chí Phèo đến nhà Bá kiến lần 1) Mục đích là để trả thù và động cơ cũng là đến để “liều chết với bố con nhà mày” 
? Em hãy miêu tả lại quá trình tha hóa của Chí Phèo? 
? Ý nghĩa của quá trình tha hóa ở CP?
? Quá trình tha hóa ấy còn cho ta thấy nhà văn đã phát hiện ra điều gì nữa?
Chuyển: Giữa lúc Chí đang rơi vào ngõ thẳm đêm đen của tội lỗi thì Nam Cao bằng tấm lòng nhân đạo sâu sắc đã xuất hiện đúng lúc. Ông mang đến cho Chí một “thiên sứ” - Thị Nở với hi vọng cứu vãn linh hồn Chí Phèo.
? Chí Phèo gặp Thị Nở ở đâu?
? Cuộc gặp gỡ ấy có ý nghĩa ntn đối với cuộc đời của Chí?
? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả sự thay đổi trong tâm hồn của Chí ?
Gợi ý: 
+ Chí nghe thấy những âm thanh gì?
+ Những âm thanh ấy ở đâu? Ý nghĩa?
+ Tâm trạng của CP khi nghe những âm thanh đó ntn?
+ Từ đó Chí suy nghĩ về điều gì ?
+ Quá khứ nào? Hiện tại ra sao? Tương lai ntn ? tại sao CP lại nghĩ đến quá khứ?
+ Những suy nghĩa ấy chứng tỏ điều gì trong nhận thức của Chí?
? Nhận xét NT của nhà văn Nam Cao? Tác dụng của NT ấy là gì?
Bình: Cuộc gặp gỡ với Thị Nở trong một đêm trăng bên bờ sông đã thức tỉnh phần người của Chí giúp hắn trở về kiếp người. Sự quan tâm, chăm sóc của Thị Nở đã giúp Chí cởi bỏ phẩn “quỷ” để sống lại làm người, khao khát hoàn lương, làm người lương thiện.
Chuyển: Nhận thức được thực tại và đón nhận tình yêu thương chân thành, mộc mạc, giản dị của Thị Nở, Chí đã có ước mơ và khát vọng.
? Em hãy đọc lại đoạn văn “Thằng này rất ngạc nhiên ... Hắn thấy lòng rất vui” và tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của Chí?
+ Ban đầu Chí có tâm trạng gì? sau đó ntn?
+ Vì sao Chí lại cảm động?
+ Trước sự chăm sóc của TN, CP có thái độ ra sao?
? Thị Nở nhận ra điều gì ở Chí? 
? Rồi Chí lại nghĩ đến điều gì? Vì sao? 
? Trong lòng Chí mong muốn điều gì? Nhận xét ?
? Nhà văn Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả tâm trạng của nhân vật? Ngôn ngữ ở đây có đặc điểm ntn? (chú ý lời người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật và lời tác giả)
? Khát vọng ấy của Chí được thể hiện bằng chi tiết nào? Em có nhận xét gì về cách nói của Chí? Qua đó ta hiểu được bức thông điệp gì của nhà văn?
? Bản tính ấy sẽ trỗi dậy khi nào?
có chất xúc tác. Đó là sự thương yêu, quan tâm chia sẻ. 
? Từ đó nhà văn kêu gọi chúng ta điều gì?
cần tin vào con người, tin vào bản chất tốt đẹp của mỗi con người và cần giúp đỡ họ tìm lại những cái tốt đẹp nhất của phần “người”.
? Triết lí nhân sinh nào nhà văn muốn gửi gắm tới bạn đọc ?
Đó còn là bài học nhân sinh sâu sắc: Con người cần phải quan tâm, chia sẻ tình thương giữa người với người. Tình thương có khả năng cảm hóa được con người.
Bình:
Gửi niềm tin vào lòng tốt bình thường, NC đã tỏ rõ tầm cỡ của một nhà nhân đạo lớn. Bởi cái mà nhân loại thiếu không phải là một lòng tốt xa vời và hư ảo của một ông thánh, cũng không phải lòng tốt suông của những nhà lập thuyết viển vông. cái mà nhân loại thiếu là một lòng tốt bình thường.
? Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên, em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nam Cao? Từ đó em cũng hiểu được gì trong phong cách nghệ thuật của nhà văn?
NT điển hình hóa nhân vật
? Em hiểu thế nào là nghệ thuật điển hình hóa nhân vật?
Chuyển: CP mong nhờ TN mà hòa nhập với mọi người, chấm dứt đoạn đời thú vật để sống đúng với kiếp người. Nhưng sự mong ước được sống lương thiện của CP một lần nữa lại không thành hiện thực.
Tóm tắt
Trả lời
Tìm chi tiết và trả lời
Trả lời
Tìm chi tiết, trả lời
Nhận xét
Nêu cảm nhận
Nhận xét
Thảo luận nhóm (3 nhóm)
Cử đại diện nhận xét, bổ sung
Trả lời
Suy nghĩ, trả lời
Tìm chi tiết
Phân tích
Nhận xét
Trả lời
Đọc văn bản
Tìm chi tiết, phân tích, trả lời
Trả lời
Suy luận
Trả lời
Tìm chi tiết và phân tích
Lí giải
Nhận xét
Trả lời
Nhận xét
Đọc vb
Tìm chi tiết, phân tích
Trả lời
Trả lời
Lí giải
Trả lời
nhận xét
Trả lời
Tìm chi tiết, trả lời
Suy luận
trả lời
Khái quát
Trả lời
b. Chặng 1
* Trước khi đi tù
- Lúc nhỏ: 
+ Một anh đi thả ống lươn, một sáng sớm tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên cái lò gạch để không, cho bà góa mù, bán bác phó cối Sinh ra bị bỏ rơi, nhờ sự cưu mang của nhiều người
- Lớn lên
+ đi ở cho hết nhà này đến nhà khác
+ Năm 20 tuổi, hắn làm canh điền cho nhà lí Kiến bán sức lao động để mưu sinh.
+ ước mơ giản dị: có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.
- Có lòng tự trọng: bà Ba bá Kiến cứ hay ốm lửng, lại bắt CP bóp chân hắn thấy khinh, thấy nhục. 
 Bản chất của Chí là người lương thiện, hiền lành, thật thà, chất phác, có lòng tự trọng.
* Sau khi đi ở tù
- Nguyên nhân: Bá Kiến ghen tuông (Cụ chỉ muốn cho tất cả những thằng trai trẻ đi ở tù)
- Diện mạo: 
+ Trông đặc như thằng săng đá
+ cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết. 
+ Hắn mặc cái quần nái đen, cái áo tây vàng
+ cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế.
- NT: Miêu tả chi tiết, chân thực; ngôn ngữ lạnh lùng, sắc sảo; 
 Khắc họa chân dung nhân vật CP dị dạng, không còn hình hài của một con người. Hắn đã trở thành kẻ lưu manh, đã mất hết hình người. Đây là bước trượt đầu tiên và là bước trượt rất dài trong cuộc đời của Chí.
 Phong cách NT của nhà văn: Giọng văn lạnh lùng, dửng dưng, khách quan nhưng ẩn chứa trong đó là nỗi xót thương cho con người bị tha hóa, bị dồn vào đường cùng.
- Tính cách: 
+ Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều ... xòe diêm đốt quán.
+ say khướt, xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến, chửi. 
 Hành động và lời nói côn đồ, liều lĩnh, lưu manh.
- Chí Phèo đến nhà bá kiến lần 1: 
 + Động cơ: Liều chết
 + Mục đích: Trả thù
 + hành động: “đập cái chai vào cột cổng”, “lăn lộn dưới đất ... cào vào mặt, ăn vạ
 + Xưng hô: “Tao ... mày” 
 + Kết quả: Trở thành tay sai của Bá Kiến.
 CP từ chỗ chủ động đã trở thành kẻ bị động, bị điều khiển, sai khiến, lợi dụng và bị tha hóa. 
 Sơ đồ quá trình tha hóa của CP: Người nông dân lương thiện lưu manh con quỷ dữ.
 CP là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức ở nông thôn trước cách mạng. Vì bị dồn vào bước đường cùng, người lao động lương thiện không còn cách nào khác đã buộc phải chống trả bằng cách lưu manh hóa.
 Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho Bá Kiến biến Chí Phèo từ một người nông dân lương thiện và tự trọng thành một kẻ lưu manh. Ra tù, Bá Kiến và xã hội đã hoàn tất nốt quá trình tha hóa, biến Chí Phèo từ kẻ lưu manh côn đồ thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
 Hoàn cảnh sống có tác động sâu sắc đến số phận và tính cách của con người.
c. Chặng 2
* Hoàn cảnh gặp gỡ: vườn chuối, đêm trăng.
* Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo.
- Tỉnh rượu: Lần đầu tiên – từ khi ở tù về - Chí hết say và cảm nhận được thời gian và âm thanh hằng ngày của cuộc sống
 + Cảm nhận: tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá; có tiếng cười nói của những người đi chợ; anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá Đó là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống lần đầu tiên Chí mới nhận ra.
 + Tâm trạng: Chao ôi là buồn!
- Tỉnh ngộ: Nhận thức và nhìn lại cuộc đời mình trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
 Quá khứ: Nhớ về một thời hắn từng ước mơ “có một gia đình nho nhỏ, ...”
 Hiện tại: Hắn thấy hắn già mà vẫn cô độc, hắn đã tới cái dốc bên kia cuộc đời, cơ thể đã hư hỏng nhiều.
 Tương lai: tuổi già, đói rét và ốm đau, và cô độc.
 Tỉnh ngộ, Chí muốn khóc ... Chí Phèo đang thức tỉnh và bắt đầu hồi sinh về kiếp người. 
- NT: Miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, sắc sảo khắc họa chân thực, sinh động tâm hồn nhân vật.
- Khát khao hoàn lương và mong ước hạnh phúc
 + Chí ngạc nhiên và xúc động “mắt hình như ươn ướt” khi Thị Nở mang “một nồi cháo hành còn nóng nguyên” vì đây là lần đầu tiên “hắn được một người đàn bà cho”, “đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay đàn bà”. Chí lại nghĩ đến bà Ba và lấy làm kinh tởm vì những trò dâm đãng “nó chỉ mong cho thỏa nó chứ yêu đương gì”.
 + Chí “ăn năn”, “thấy lòng thành trẻ con” và “muốn làm nũng với thị như với mẹ” khi được Thị Nở chăm sóc bằng tình yêu thương.
 + Chí trở nên hiền lành đến khó tin: “Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó vẫn là cái thằng chí Phèo vẫn đập đầu, đâm chém người?”, “cái bản tính của hắn ngày thường bị lấp đi” đã trỗi dậy mạnh mẽ, Chí sống đúng với con người thật của mình, giống như anh canh điền trước đây.
 + Lo lắng: Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Sẽ cso một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bấy giờ mới nguy.
 + mong muốn trở lại làm người lương thiện: “Trời ơi! Hắm thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! ... Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng thân thiện của những người lương thiện”.
- NT: Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ sắc sảo, có sự đan xen hòa quyện giữa lời của nhân vật và người kể chuyện.
 + khát khao hạnh phúc và có một mái ấm gia đình: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?”, “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” Đây là lời cầu hôn chất phác, giản dị.
 Qua miêu tả tâm lí hồi sinh của Chí Phèo, Nam Cao cho ta thấy được bản tính tốt của con người có ngay trong con người bị tha hóa. 
Tiết 3
d. Bi kịch bị cự tuyệt làm người 
2. Nhân vật Bá Kiến
3. Nhân vật Thị Nở
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Nội dung

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet Chi Pheo.doc