Giáo án môn Ngữ văn 11

Giáo án môn Ngữ văn 11

A: Mục tiêu bài học:

 1. Về kiến thức:

Nắm vững những yêu cầu trong sử dụng Tiếng Việt về phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách ngôn ngữ.

2. Về kỹ năng:

Nhận diện lỗi, phân tích lỗi, chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi và có kĩ năng sửa lỗi.

3. Về thái độ:

Nâng cao tình cảm yêu quý Tiếng Việt, thái độ cẩn trọng khi nói và viết bằng Tiếng Việt.

B: Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 HS: Vở ghi, vở soạn, SGK CT chuẩn.

 Giáo viên: Bài soạn – SGV – Sách tham khảo.

C: Tiến trình bài dạy

 1. Kiểm tra: ( Không thực hiện )

 2. Bài mới:

 

doc 97 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1479Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy A2..Sĩ số.
Tiết 2 
 Chủ đề 1:
 Những lỗi thường gặp trong sử Dụng Tiếng Việt
 Thực hành sửa lỗi.
A: Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức: 
Nắm vững những yêu cầu trong sử dụng Tiếng Việt về phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách ngôn ngữ.
2. Về kỹ năng: 
Nhận diện lỗi, phân tích lỗi, chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi và có kĩ năng sửa lỗi.
3. Về thái độ: 
Nâng cao tình cảm yêu quý Tiếng Việt, thái độ cẩn trọng khi nói và viết bằng Tiếng Việt.
B: Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
 HS: Vở ghi, vở soạn, SGK CT chuẩn.
 Giáo viên: Bài soạn – SGV – Sách tham khảo.
C: Tiến trình bài dạy
 1. Kiểm tra: ( Không thực hiện )
 2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1
Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt
- Có những yêu cầu nào về sử dụng T.Việt?
- Tại sao phải sử dụng đúng các phương tiện ngôn ngữ?
- Nguyên nhân việc phát âm sai?
- Yêu cầu phát âm ntn?
* ( Cần phải viết theo âm chuẩn của Tiếng Việt )
VD: “Tiễn đây anh nẵm cổ tay
 Anh hõi câu này có lẫy anh không?”
- Nêu VD? 
- Đó là những q.tắc viết ntn?
Bàng quang: bong bóng, 
Bàng quan: Kẻ đứng ngoài mà xem chứ không dự vào.
 - Vì sao cần phải dùng đúng nghĩa của từ?
- Khi chuyển nghĩa cho từ cần xác định yêu cầu gì?
Viết, dùng từ thế nào cho đúng?
VD: ( SGK ). Các câu có kết cấu đa dạng: câu đơn, bình thường, câu đặc biệt
VD: SGV
Thế nào là chuẩn mực về cấu tạo Văn bản?
VD:
Tại sao phải chia văn bản dài thành các phần, mục, chương?
VD cho từng phong cách?
I/ Khái quát về những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt.
1) Sử dụng đúng các phương tiện ngôn ngữ theo các chuẩn mực của Tiếng Việt.
a) Chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết.
* Nguyên nhân :
+Tiếng địa phương..
+ Giọng điệu cá nhân.
+Mắc bệnh ở cơ quan phát âm.
*Yêu cầu: 
- Phát âm chuẩn theo hệ thống âm thanh chuẩn của Tiếng Việt
 + Phụ âm đầu. Âm đệm, âm chính. Âm cuối, âm điệu.
 + Viết theo phát âm chuẩn của Tiếng Việt, không theo địa phương.
VD: Đẹp đẻ - đẹp đẽ . Giặc quần áo – giặt quần áo.
 Rữa xe - rửa xe. Chốn chánh – trốn tránh
 Hoàng cầu – hoàn cầu.
- Viết theo quy định hiện hành của chữ quốc ngữ.
VD: Nghành ngề – ngành nghề.
 Kông tác – công tác. Qoanh cảnh – quang cảnh.
- Ngoài ra phải theo quy tắc viết hoa và quy tắc viết theo từ ngữ gốc tiếng nước ngoài.
b) Chuẩn mực về dùng từ:
- Dùng đúng ht âm thanh và cấu tạo của từ, không lẫn các từ gần âm khác nghĩa.
VD: Bàng quang / bàng quan. Chinh phu / chinh phụ.
 Nhỏ / nho nhỏ / nhỏ nhẻ / nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhỏ nhen / nhỏ nhoi. /
- Dùng đúng ý nghĩa của từ (cả ý nghĩa cơ bản + sắc thái biểu cảm ) 
VD: Ngoan cố – xấu – phê phán
 Ngoan cường – tốt – ca ngợi.
 Gần âm, gần nghĩa – không thay đổi ý định
 Bọn gặc ngoan cố chống cự
 Bộ đội ta ngoan cường chống trả
- Khi dùng từ với nghĩa chuyển ( chuyển nghĩa ) phải phù hợp với nội dung quy định b.đạt 9 nội dung ý nghĩa của câu ).
VD: “Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây
 Vìtrăm nămtrồng người”
- Từ trồng thứ 2 dùng theo nghĩa chuyển.
Tôi tự hào các em. Sai.- Cần có hư từ “về”.
c) Chuẩn mực về đặt câu: 
- Câu đúng về kết cấu ngữ pháp.
VD: chó sủa xa xa, chừng đã khuya- bồi hồi.
- Câu đúng về nội dung, ý nghĩa: Đúng hiện thực, hợp lô gíc
VD: (SGK )
- Câu cần được đánh dấu câu thích hợp: Dấu trong câu, dấu cuối câu:
VD: 9 SGK )
d) Chuẩn mực về cấu tạo văn bản:
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, kết cấu văn bản mạch lạc.
Văn bản dài thì chia thành các phần, chương, các mục sao thể hiện rõ ý định, phong cách văn bản.
e) Chuẩn mực về phong cách ngôn ngữ:
- Chuẩn dùng từ, đặt câu, tổ chức văn bản, chữ viết, các kí hiệu phù hợp với từng phong cách chức năng.
VD: Phong cách sinh hoạt:
 Anh giúp tôi việc này với! ( Đúng )
Pc hành chính ( đơn, biên bản )  không dùng thể loại thơ.
3/ Củng cố: 
Nắm nội dung bài học.
Cách dùng từ ngữ trong cách nói và trong cách viết.
4/Hướng dẫn về nhà: 
Xác định lỗi đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách ngôn ngữ.
Ngày dạy A2..Sĩ số.
Tiết 3 
 Chủ đề 1:
 Những lỗi thường gặp trong sử Dụng Tiếng Việt
 Thực hành sửa lỗi
.
A: Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: 
Nắm vững những yêu cầu trong sử dụng Tiếng Việt về cách dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách ngôn ngữ.
2. Về kỹ năng: 
Nhận diện lỗi, phân tích lỗi, chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi và có kĩ năng sửa lỗi.
3. Về thái độ: 
Nâng cao tình cảm yêu quý Tiếng Việt, thái độ cẩn trọng khi nói và viết bằng Tiếng Việt.
B: Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh: 
1. Chuẩn bị của HS: Vở ghi, vở soạn, SGK CT chuẩn.
 2. Chuẩn bị của Giáo viên: Giáo án – SGV – Sách tham khảo ( Bảng phụ)
C: Tiến trình bài dạy
 1. Kiểm tra:
 2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy trò
Yêu cầu cần đạt
- Muốn sd đạt hiệu quả cao cần chú ý những yếu tố nào?
VD: Phân tích ?
* Viết về Nguyễn Văn Trỗi,
Tìm hiểu thể hiện tình cảm, sự kính trọng tn ?
( Tiếng – hình của anh).
Chúng ta thường dùng những biện pháp nghệ thuật nào?
- Phân tích bp nghệ thuật mà tác giả sd?
 Nhân hóa?
 ẩn dụ?
 Hoán dụ?
à Tác dụng của bp đó?
- Khi sd câu, ta thường dùng bp gì?
* Phân tích bp t2 trong câu?
- Văn bản có nhất thiết sắp xếp theo trình tự không?
 Vì sao?
 - Vậy muốn đạt hiệu quả cao tiếp cần sd ng2 ntn?
2) Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao.
* ngữ âm, dùng từ, đặt câu B.pháp tu từ.
Cấu tạo văn bản ( kép nghệ thuật )
 ( đạt hiệu quả cao )
a) Đối với ngữ âm, chữ viết.
- Những biện pháp SD âm, thanh, vần, nhịp điệu à âm hưởng, hiệu quả trong nội dung tư tưởng tình cảm.
Vd: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
à Vị ngữ: 2/2/4/4 nhịp ngắn đi trước, nhịp dài đi sau.
Thanh bằng, trắc luân phiên à âm hưởng hài hòa.
( từ nhỏ à lớn, từ gần à xa) à Phẩm chất sâu mạnh. ( Cây tre à: Con người Việt Nam.
VD: Hỡi người Anh, đã khép chặt đôi môi.
 Tiếng Anh hô: “ Hãy lấy lời tôi ! ”
 Đã vang dội. Và ánh đôi mắt sáng,
 Của Anh đã chói ngời trên báo Đảng.
 ( Hãy nhớ lấy lời tôi – Tố Hữu)
hoặc: Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn 
 Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn
 Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
 Vững như muôn ngọn dải trường sơn.
 ( Bác ơi – TH )
b) Đối với từ ngữ:
- Thường sd các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, tượng trưng, chơi chữ
à Phải sd phù hợp với nd tư tưởng:
VD: “ Ngày ngày mặt trờià mùa xuân”
 ( VLB – Viễn Phương )
à Biện pháp: Nhân hóa, mặt trời
 ẩn dụ: Mặt trời ( thứ 2 ) à ý nghĩa lớn lao mà cđ và sự nghiệp cao cả của Bác à sự kính trọng, thương yêu dân tộc đối với Bác.
 à Giá trị vĩnh hằng của sự nghiệp, của tình cảm nhân dân giành cho Bác.
Những từ ngữ bộc lộ chính xác: dòng người, tràng hoa
 Hoán dụ: Mùa xuân ( chứ không dùng năm hay tuổi ).
c) Đối với câu:
- Sdụng bp đảo, đối, phép điệp, song hành cú pháp, liệt kê, chêm xen, tách biệt
VD: “ Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị” 
 ( H đất – Anh Đức)
* Nhận xét: Dùng từ: Cảm thán à biết bao nhiêu
 ẩn dụ à quả ngọt, trái sai
 Từ tg thanh à oa oa
 Màu sắc à thắm hồng
à Tạo tính hình tượng và biểu cảm cho câu.
d) Đối với văn bản:
- Có thể thay đổi trật tự kết cấu văn bản phù hợp với các pt biểu đạt khác nhau, hoặc những cách trình tạo ấn tượng mạnh mẽ.
VD: ( CP – N. Cao ) à Chí Phèo vừa đi vừa chửi
à ( mới ra đi ) à kể lại từ khi sinh ra
- Tóm lại: Muốn đạt hiệu quả cao ( trong nói cần sd sáng tạo trong chuyển hóa linh hoạt các p.tiện ngôn ngữ.
3/ Củng cố: 
Nắm nội dung bài học.
Cách sử dụng câu trong cách nói và trong cách viết.
4/Hướng dẫn về nhà: 
- Xác định lỗi đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách ngôn ngữ.
- Lấy dẫn chứng minh họa cho nội dung bài học.
.
Ngày dạy A2..Sĩ số
Tiết 4 
 Chủ đề 1:
 Những lỗi thường gặp trong sử Dụng Tiếng Việt
 Thực hành sửa lỗi
A: Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức: 
Nắm vững những yêu cầu trong sử dụng Tiếng Việt về cấu tạo văn bản và phong cách ngôn ngữ.
2. Về kỹ năng: 
Nhận diện lỗi, phân tích lỗi, chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi và có kĩ năng sửa lỗi.
3. Về thái độ: 
Nâng cao tình cảm yêu quý Tiếng Việt, thái độ cẩn trọng khi nói và viết bằng T. Việt.
B: Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh: 
1. Chuẩn bị của HS: Vở ghi, vở soạn, SGK CT chuẩn.
 2. Chuẩn bị của Giáo viên: Giáo án – SGV – Sách tham khảo ( Bảng phụ)
C: Tiến trình bài dạy
 1/ Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện
 2. Bài mới:
Hoạt động của thầy trò
Yêu cầu cần đạt
Bảng phụ.
 * GV đưa lỗi, hs chữa
 ( tìm ra nguyên nhân – cách chữa )
* H/S tự chỉ ra lỗi à chữa – GV củng cố.
 - Gồm những lỗi nào thường gặp?
 - GV đưa và hs sửa lỗi?
- Phân tích và chỉ ra lỗi? ( từng ý )
- Chúng ta thường gặp những loại lỗi nào về từ?
( Bảng phụ )
GV đưa lỗi, hs chữa.
1. Tư di à Tư duy
2. à uông à à uôm
3. chu à tru
4. P.tiện à P.diện
5. ác chiến à ác chiến
6. Thẳng thừng à khảng khái
7. Nếp nhăn à sợi bạc
8. Thanh toán à giải quyết
GV đưa 1 số lỗi khác h/s chữa.
- Thường gặp những lỗi nào về câu? VD?
- GV đưa VD – h/s chữa lỗi
( Bảng Phụ )
( Dùng bảng phụ )
Yêu cầu h/s xđ lỗi?
Cách chữa?
 Câu 1, 2, 3 ?
Câu 6 ?
Câu 7 ?
Câu 8 ?
II/. Những loại lỗi thường mắc khi sử dụng Tiếng Việt.
1) Lỗi về phát âm và chữ viết:
a) Lỗi do nói ,hoặc viết theo sự phát âm của phương ngữ hay cá nhân.
* Các loại lỗi thường gặp:
a. Lồng làn, lông lổi, chăng chối, xục xôi, dội dàng, dui dẻ
b. Uống riệu, yêu tiên, gió bỉn, tùi tàn
c. Bác ngác, tu thu mên mông, nhăng nhó, ngây ngấc, lần lược
d. Rộng rải, trống trãi, khũng khiếp, bình tỉnh
e. Ngẹo đầu, ngẹo cổ, chếnh cháng
* Phân tích và chữa:
a. à Nói viết sai phụ âm đầu: Nồng nà, nông nổi, trăn trối, sục sôi, vội vàng, vui vẻ
d. à Nói viết sai thanh điệu: Rộng rãi, trống trải, khủng khiếp, bình tĩnh
b. Lỗi do viết không đúng những quy định về chữ viết hiện hành.
* Một số loại lỗi:
a. Nghành nghề, ôm gì, kông tác, ghế ghỗ. Thi sỹ, hoa quình
b. Quảng ninh, vàm cỏ đông, quận cầu giấy, ông nguyễn văn ba, bà thu yến
c. thủ đô PaRi, nhà văn Sec van Téc, nước Bờ Ra Din, nhà bác học An Be Anh Xtanh, makét tinh, cây lô md
* chữa lỗi:
a. à viết sai các âm “ ngờ” “ cờ” “ i”
Chữa lại: Ngành nghề, ôm ghì, công tác, ghế gỗ, ti sĩ, hoa quỳnh
b. Viết sai chữ cái in hoa cần thiết: Địa danh và danh từ riêng chỉ người.
 Quảng Ninh, Vàm Cỏ Đông, quận Cầu Giấy, Ông Nguyễn Văn Ba, bà Thu Yến
c. Viết hoa bừa bãi Pari, Xéc van tec, Braxin, Anbe- Anhxtanh, makéttinh, ki lô mét
2) Lỗi về từ: 
a) Một số loại lỗi:
 1. Trình độ tư di của nó còn yếu lắm.
 2. hiện nay việc ôn thi là quan trọng nhất, không thể làm à uông được.
 3. Những kẻ tàn ác rồi sẽ bị trời chu đất diệt cho mà xem.
 4. trong đề này có nhiều phương diện khác nhau.
 5. Chúng ta sẽ ác chiến với quân thù trong trận này.
 6. khi bị bắt, bị kết án tù ông không khiếp sợ mà thẳng thừng nhận tội và chịu trách nhiệm việc mình làm.
 7. Tóc mẹ em có nhiều nếp nhăn.
 8. Tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm không thanh toán được.
b) Phân tích, chữa lỗi:
 Câu 1, 2, 3 do không nhớ chính xác nên dùng từ sai ht âm thanh.
 Câu 4, 5, 6 dù ...  tự do.
Quý ngữ: "Cánh đồng hoa" à Mùa đông.
 3. Củng cố: Hệ thống nội dung chính
 4. Dặn dò: Về học bài cũ
Ngày soạn : 15/4/2008
Ngày giảng :
A2 Tiết 32
A4
	Chủ đề 7 
Những nội dung chủ yếu của phần văn học nước ngoài
 trong chương trình ngữ văn 10
( Tiết 4 )
.A - Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức: 
Nắm được vài nét của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa - Nội dung đoạn trích đã học - những lưu ý khi học VHNN.
2/ Kĩ năng: 
Có kĩ năng nhận diện phân tích đánh giá, giá trị của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Trân trọng giá trị văn học nước ngoài.
3/ Thái độ: 
Yêu quý thiên nhiên con người, trân trọng giá trị văn học nước ngoài - học tập vẻ đẹp nhân cách trong văn học qua nhân vật cụ thể: ý thức, hình tượng và lao động.
B- Chuẩn Bị Của GV và HS:
1/ GV: SGK - Giáo án - SGK
2/ HS: Vở soạn, vở ghi,SGK.
C - Tiến trình dạy học.
1/ Kiểm tra: Muốn đọc - hiểu thơ hai cư ta phải làm gì ?
2/ Bài mới:
Hoạt động của Thầy – Trò
Yêu cầu cần đạt
- Em hiểu thế nào về thể thơ cổ điển Trung Quốc ?
- Nội dung ?
à Đề cao chính nghĩa, lên án gian tàn, ca ngợi tôi trung vua hiền, phê phán nịnh thần, khát vọng hoà bình hạnh phúc ấm no, hướng về thời kì thịnh trị thời xưa. Nguyên tắc chính nghĩa thắng gian tà là nguyên tắc chủ đạo.
- Kết thúc của tiểu thuyết Trung Quốc ? 
- Giới thiệu lại nội dung đoạn trích ?
* Hai vụ đặt trong tình thế độc lập như sau:
- Phân tích tính cách T/ Phi ?
* ý nghĩa:
+ Hồi trống thách thức.
+ Minh oan.
+ Đoàn tụ.
- Phân tích vẻ đẹp con người Q Công ?
- ý nghĩa hồi thắng ?
- Đoạn trích " T2 uống  hg" nói đề cập đến vấn đề gì ?
- Phân tích tính cách LB - Tào Tháo ?
- Nghệ Thuật Đ.Trính ?
à Tình huống đặc biẹt:
- Cần lưu ý vấn đề gì khi học VHNN ?
- Đọc 1 số đoạn văn, câu thơ trong VHNN?
IV/ Tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa.
1/ Giới thiệu chung.
- Tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa từ thời Minh à Thanh là thành tựu lớn mang đậm dấu ấn và phong cách dan tộc độc đáo của văn học Trung Hoa.
à Kết thúc có hậu tạo niềm tin vào cuộc sống có khi là kết thúc bi đát.
TQDN tái hiện bức tranh phong kiến Trung Quốc ( gần 1 năm )
2/ Hồi trống cổ thành. 
( trích hồi 28 ) - TQDN.
Cuộc tái ngộ giữa 2 người anh em 
( QC - TP ) cùng tưởng bằng lời thề kết nghĩa.
- Đặc điểm của người anh hùng: "Trung thần chịu chết" không chịu nhục, đại trượng phu không thờ 2 chủ.
à Hồi trống trở thành linh hồn đoạn trích.
* Nghệ thuật: Miêu tả ngoại hình à Chân dung mang tính "Truyền thần" thái độ, hành đông, ngôn ngữ, nhân vật vào tình huống.
3/ Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Trích hồi 21 - TQDN ).
 Tái hiện 1 tình huống đặc biệt trong cuộc đời LB. Tào Tháo mời LB uống rượu, không phải là "đối ẩm" hay chén tạc chén thù" mà là cơ hội T2 khai thác ý đồ sâu xa của LBị à nhằm loại bỏ - Lbị vờ làm vườn à Tào Tháo gọi đến uống rượu.
à LBị: điềm tĩnh, thận trọng, khôn khéo
Tào Tháo: Đa nghi, nham hiểm, xảo quyệt
* Nghệ thuật: 
-Xây dựng ngôn ngữ nhân vật: LBị: Vòng vo, lẩn tránh.
VI/ Một số điểm cần lưu ý.
- Tri thức Đ.sống, XH, V.hoá hết sức quan trọng.
-Cần có định hướng so sánh, đối chiếu những tác phẩm có quan hệ gần gũi với đề tài, chủ đề giữa VHVN và nước ngoài à nhận rõ sự khác nhau.
 3. Củng cố: Hệ thống nội dung chính
 4. Dặn dò: Về học bài cũ 
Ngày soạn: 24/4/2008 Tiết 33
Ngày giảng:	Chủ đề 8
A2
A4 luyện tập nhận biết và xây dựng luận điểm , luận cứ cho bài văn nghị luận ( 3 Tiết)
A. A. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:- Hiểu được khái niệm , vai trò và nhiệm vụ của luận điểm , luận cứ ; nhận biét luận điểm , luận cứ và mối quan hệ của chúng trong văn bản nghị luận .
2. Kỹ năng: - Tự xây dựng được luận điểm , luận cứ phù hợp cho bài viết.
3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn về việc xây dựng luận điểm , luận cứ. 
B. Phương tiện thực hiện.
Thầy:SGK, SGV.Giáo án.
Trò : SGK, Vở soạn , vở ghi
C. Tiến trình giờ học.
1. Kiểm tra bài cũ: Không.
2. bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
.
Hoạt động I.
Em hiểu thế nào là nghị luận ?
muốn bài nghị luận có tính thuyết phục cao người viết phải làm gi?
Luận đề là gì?
Hoạt động II.
Luận điểm là gì?
Luận cứ là gì?
Bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia có mấy luận cứ?
Hoạt động III.
Nêu vai trò của luận điểm và luận cứ đối với bài văn nghị luận ?
Vai trò của luận cứ ?
I. những khái niệm cơ bản .
“ Nghị” và “ Luận” đều có nghĩ là bàn bạc . Như vậy , nghị luận là một loại văn, ở đó, người viết trình bày những hiểu biết của mình về một vấn đề ngằm thuyết phục người đọc người nghe. Muốn bài nghị luận có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những ý kiến, những quan điểm đúng và tổ chức chúng thành một hệ thống chặt chẽ . Đó chính là hệ thống luận điểm, luận cứ . Luận đề, luận điểm , luận cứ là những khái niệm cần nắm vững trước khi đi vào luyện tập các thao tác nghị luận.
1.Luận đề.
Là vấn đề bao trùm toàn bộ bài nghị luận . Mỗi bài nghị luận bao giờ cũng có một luận đề . 
Nhiều trường hợp , luận đề được thể hiện bằng chính nhan đề của bài viết , chẳng hạn : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh ) ;
Tiếng việt , một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc ( Đặng Thai Mai); Nguyễn Du , một trái tim lớn , một nghệ sĩ lớn ( Hoài Thanh)
2. luận điểm .
Là những ý lớn được triển khai nhằm giải quyết vấn đề . Mỗi luận điểm là một quan điểm , một tư tưởng của người viết về một khía cạnh của luận đề.
3. Luận cứ 
Luận cứ là những ý nhỏ , những tri thức cụ thể ( Lí lẽ dẫn chứng ) nhằm làm sáng tỏ luận điểm 
Ví dụ . Bài kí đề danh tiến sĩ khoa nhâm tuất niên hiệu Đại bảo thữ ba cuả Thân Nhân Trung có nêu luận điểm : Hiền tài là nguyên khí của quốc gia . Luận điểm này được triển khai thành các luận cứ :
+ là nguyên khí của quốc gia , hiền tài có quan hệ đến việc thịnh suy của đất nước .
+ Hiền tài phải được bồi dưỡng , vun trồng.
+ Hiền tài phải được quý chuộng , đãi ngộ.
4. Vai trò của luận điểm và luận cứ đối với bài nghị luận.
a. Vai trò của luận điểm 
Luận điểm là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định chất lượng của một bài văn nghị luận . Thiếu luận điểm bài văn chỉ là sự tập hợp rời rạc các câu , không nói lên được điều gì.
Nếu luận điểm không chính xác , bài văn sẽ lạc đề.
b. Vai trò của luận cứ.
Một hệ thống luận điểm dù rất đầy đủ , cũng mới chỉ là bộ khung, chưa thành một bài nghị luận. Muốn có bài nghị luận hoàn chỉnh, từng luận điểm phải được triển khai thành các luận cứ , ở đó người viết trình bày những lí lẽ , dẫn chứng cụ thể . Sự sắc bén sinh động , hấp dẫn của bài nghị luận phụ thuộc rất nhiều ở luận cứ . Nừu luận điểm là phần xương cốt thì luận cứ là phần thịt ra tươi tắn của bài nghị luận .
3. Củng cố: Cách nhận biết và xây dựng luận điểm luận cứ
4.Dặn dò: về nhà. Nắm nội dung bài học.
Ngày soạn: 25/4/2008 Tiết 34
Ngày giảng:	Chủ đề 8
A2
A4 luyện tập nhận biết và xây dựng luận điểm , luận cứ cho bài văn nghị luận ( Tiết2)
A. A. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:- Hiểu được khái niệm , vai trò và nhiệm vụ của luận điểm , luận cứ ; nhận biét luận điểm , luận cứ và mối quan hệ của chúng trong văn bản nghị luận .
2. Kỹ năng: - Tự xây dựng được luận điểm , luận cứ phù hợp cho bài viết.
3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn về việc xây dựng luận điểm , luận cứ. 
B. Phương tiện thực hiện.
Thầy:SGK, SGV.Giáo án.
Trò : SGK, Vở soạn , vở ghi
C. Tiến trình giờ học.
1. Kiểm tra bài cũ: Không.
2. bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động I.
Cách nhận biết luận điểm luận cứ trong bai văn nghị luận.
Tác dụng của việc nhận biết luận điểm , luận cứ trong bài nghị luận .
Nhận biết luận điểm có tác dụng gì?
Thế nào là luận điểm phụ ?
Hoạt động II. 
Luyện tập cách xây dựng luận điểm và luận cứ cho bài văn nghị luận.
Hoạt động III.
Làm bài tập 1. Sắp xếp các luận điểm trong bài tập 1 theo trình tự hợp lí.
H/ S làm việc cá nhân 
Trình bày trước lớp và cho điểm.
Luyện tập đề xuất hệ thống luận điểm.
Bài tập 2. Hãy xây dựng hệ thống luận điểm cho luận đề : Truyện ngụ ngôn “ Đẽo cày giữa đường” cho ta bài học bổ ích về cách tiếp thu ý kiến của người khác .
Học sinh làm viẹc độc lập , trình bày trước lớp.
II.Cách nhận biết luận điểm , luận cứ trong bài nghị luận 
1. Tác dụng của việc nhận biết luận điểm, luận cứ trong bài nghị luận .
a, làm giàu kiến thức.
Để viết một bài văn nghị luận , người viết phải huy động , lựa chọn những tri thức cần thiết có liên quan đến vấn đề cơ bản . Những tri thức đó biểu hiện ra ở các luận điểm , luận cứ trong bài.
b. Học tập tư duy , kĩ năng nghị luận 
Trong những bài nghị luận đặc sắc các luận điểm , luận cứ thường được sắp xếp một cách tối ưu , thể hiện sự lập luận chặt chẽ của người viết .
2. Cách nhận biết luận điểm , luận cứ trong bài nghị luận.
a Nhận biết luận điểm 
Để nhận biết luận điểm trong một văn bản nghị luận , có thể căn cứ vào một tron hai dấu hiệu : hình thức lập luận hoặc nội dung.
Dựa vào hình thức lập luận 
Dựa vào nội dung 
b Phân biệt luận điểm chính và luận điểm phụ 
Luận điểm chính là những luận điểm quan trọng nhất , thể hiện phần cốt lõi trong tư tưởng , quan niệm của người viết về vấn đề đưa ra bàn bạc 
Luận điểm phụ là những luận điểm có tác dụng mở rộng , nâng cao , biểu cảm , nhằm tăng sức hấp dẫn và sức thuýet phục cho bài viết. 
III. Luyện tập cách xây dựng luận điểm và luận cứ cho bài nghị luận.
1. Xây dựng luận điểm .
Xây dựng luận điểm là phát hiện ra các khía cạnh , các phương diện nội dung của luận đề. Muốn làm được điều này , phải đọc kĩ đề bài để thấu hiểu thực chất vấn đề cần giải quyết .
a , Luyện tập sắp xếp các luận điểm 
Bài tập 1. Từ luận đề: Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du trong “ Truyện Kiều” ta có các luận điểm :
- Đồng cảm với nỗi đau khổ của con người.
- Bình luận mặt tích cực và mặt hạn chế trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.
- Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp và những khát vong chính đáng của con người .
- Giải thích khái niệm nhân đạo .
Lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên quyền sống của con người lương thiện.
Hãy sắp xếp lại các luận điểm trên đây theo trật tự hợp lí.
- Giải thích khái niệm nhân đạo 
- Đồng cảm với nỗi đau khổ của con người 
- Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp và những khát vọng chính đáng của con người. 
- Lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên quyền sống của người lươnbg thiện.
- Bình luận mặt tích cực và mặt hạn chế trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.
b	Luyện tập đề xuất hệ thống luận điểm.
Bài tập 2. Hãy xây dựng hệ thống luận điểm cho luận đề : Truyện ngụ ngôn “ Đẽo cày giữa đường” cho ta bài học bổ ích về cách tiếp thu ý kiến của người khác .
Gợi ý: có thể xây dựng hệ thống luận điểm cho luận đề trên như sau:
- Trong cuộc sống , do quan hệ , mỗi người không tránh khỏi sự tqác động của những quan điểm , những ý kiến của người khác.
- Những ý kiến khác nhau , thậm chí trái ngược nhau về một vấn đề , xuất phát từ động cơ , quan điểm , trình độ khác nhau của người đề xuất. 
- Làm việc hay suy nghĩ điều gì đều phải có chủ kiến : Trước những ý kiến của người khác , cần bình tĩnh phân tích thấu đáo , gạn lọc để tiếp thu.
3. Củng cố: Cách xây dựng luận điểm luận cứ 
4. Dặn dò: Về học và làm bài tập sau: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 12.doc