Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 32: Hidro sunfua lưu huỳnh dioxit lưu huỳnh trioxit

Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 32: Hidro sunfua lưu huỳnh dioxit lưu huỳnh trioxit

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Học sinh biết tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, tính chất hóa học và ứng dụng của H2S, SO2 và SO3.

- Học sinh hiểu ngoài tính axit yếu thì H2S còn có tính khử mạnh.

- So sánh tính chất của SO2 và SO3.

- Nguyên nhân tính khử và tính oxi hóa của SO2.

2. Về kỹ năng

- Dựa vào số oxi hóa có thể dự đoán được tính oxi hóa và tính khử.

- Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất của H2S dựa trên sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

- Làm bài tập về H2S, oxi axit phản ứng với dung dịch kiềm.

- Nhận biết các chất khí.

 

doc 3 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 2117Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 32: Hidro sunfua lưu huỳnh dioxit lưu huỳnh trioxit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường THPT Trần Đại Nghĩa
Lớp: 10B6 Môn: Hóa học
Tiết thứ: 1 Ngày: 09/03/2010
Gsh: Huỳnh Văn Đằng
Mã số: 2060398
Bài 32 HIDRO SUNFUA
LƯU HUỲNH DIOXIT
LƯU HUỲNH TRIOXIT
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Học sinh biết tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, tính chất hóa học và ứng dụng của H2S, SO2 và SO3.
- Học sinh hiểu ngoài tính axit yếu thì H2S còn có tính khử mạnh.	
- So sánh tính chất của SO2 và SO3.
- Nguyên nhân tính khử và tính oxi hóa của SO2.
2. Về kỹ năng
- Dựa vào số oxi hóa có thể dự đoán được tính oxi hóa và tính khử.
- Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất của H2S dựa trên sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
- Làm bài tập về H2S, oxi axit phản ứng với dung dịch kiềm.
- Nhận biết các chất khí.	
3. Về giáo dục
Ảnh hưởng của khí H2S, SO2 đến môi trường và sức khỏe.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Tổ chức HS hoạt động nhóm + Diễn giảng + Đàm thoại trao đổi + Kể chuyện + Khám phá + Trực quan, 
2. Phương tiện: Biểu bảng + Sơ đồ + SGK + BHTTH,
III.NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Chuẩn bị: 
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ: - Bằng phản ứng hóa học, em hãy chứng minh lưu huỳnh vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa ( mỗi loại viết hai PTPƯ )
2. Nội dung:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS nghiên cứu tính chất vật lý của H2S trong SGK/134
Hoạt động 2
GV nêu: khí H2S tan vào trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu ( yếu hơn axit cacbonic).
GV đặt vấn đề :H2S là axit 2 lần axit, vậy phản ứng với kiềm có thể tạo ra những muối gì ?
Nhận xét: khi nào tạo thành muối trung hòa, khi nào tạo thành muối axit?
-Hướng dẫn HS cách suy luận sản phẩm tạo thành khi H2S tác dụng với dung dịch NaOH. 
Hoạt động 3
GV yêu cầu HS nhận xét số oxi hóa của H2S → tại sao H2S có tính khử mạnh.
- Nếu đặt trên ngọn lửa một tấm kính hoặc đáy bình cầu chứa nước lạnh sẽ có một lớp bột S màu vàng bám trên tấm kính hay đáy bình .
Dung dịch H2S để lâu trong không khí bị vẩn đục màu vàng do bị oxi của không khí oxi hóa thành S.
-H2S cháy trong không khí cho ngọn lửa xanh nhạt tạo ra SO2 và H2O.
- H2S chất khử mạnh nên tham gia phản ứng làm mất màu dung dung dịch brom.
Hoạt động 4
Hướng dẫn HS nghiên cứu sách giáo khoa.
Viết PTPƯ điều chế H2S trong phòng thí nghiệm.
Hoạt động 5
GV hướng dẫn HS tham khảo SGK về các tính chất vật lí và tính độc của SO2.
Hoạt động 6 
GV nêu: khí lưu huynh đioxit (SO2) tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfurơ, đó là axit yếu (mạnh hơn axit H2S và H2CO3) và không bền .
Y/c HS viết phản ứng của H2SO3 là một điaxit với dung dịch NaOH tạo thành muối axit và muối trung hòa .
Hoạt động 7
GV nêu “vì sao SO2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa ?”
Gợi ý : với số oxi hóa trung gian của S là +4 (trong SO2), khi tác dụng với chất oxi hóa, số oxi hóa tăng lên +6. khi tác dụng với chất khử, số oxi hóa giảm xuống 0 hoặc -2.
Hướng dẫn HS viết PTPƯ
Hoạt động 8
GV nêu ứng dụng và phương pháp điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và phương pháp sản xuất SO2 trong công nghiệp.
Hướng dẫn HS viết PTPƯ
Hoạt động 9
GV nêu tính chất, ứng dụng và phương pháp sản xuất SO3 trong công nghiệp. 
Tham khảo SGK và đưa ra kết luận
-Viết PTHH của phản ứng có thể xảy ra khi cho H2S vào dung dịch NaOH.
Quan sát, lắng nghe hướng dẫn của GV.
Lắng nghe, nhận xét số oxi hóa của S trong H2S và rút ra nhận xét về tính chất của H2S.
-Viết PTHH:
2 H2S + O2 ® 2H2O + 2S (thiếu oxi)
-Viết PTHH:
2 H2S + 3O2 ® 2H2O + 2 SO2 (đủ oxi)
Lắng nghe, quan sát
-Tự nghiên cứu SGK tìm hiểu trạng thái tự nhiên và PP điều chế
Tham khảo SGK và trả lời
-Viết PTHH:
SO2 + NaOH ® NaHSO3
SO2+2NaOH®Na2SO3+H2O
-Hoàn thành PTHH các phản ứng sau :
SO2 + Br2 + H2O ®
SO2 + H2S ®
-Nghe, nghiên cứu thêm SGK, viết PTHH của các phản ứng điều chế
-Nghe, nếu có thắc mắc hay biết được gì khác về tính chất, ứng dụng thì phát biểu để GV chỉnh sửa.
Tham khảo SGK và nghe hướng dẫn của GV
A – HIĐRO SUNFUA
I. Tính chất vật lí
H2S là chất khí, không màu, mùi trứng thối và rất độc, hơi nặng hơn không khí (d = 1,17)
II. Tính chất hóa học
1. Tính axit yếu
- H2S tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuahiđric.
- Khi axit H2S khi tác dụng với dung dịch bazơ (như NaOH) tạo ra 2 muối:
 H2S + NaOH ® NaHS +H2O
 H2S + 2NaOH ® Na2S + 2H2O
Lập tỉ lệ: 
Nếu T ≤ 1 → tạo muối NaHS
Nếu T ≥ 2 → tạo muối Na2S
Nếu 1 < T < 2 → tạo ra 2 muối.
2. Tính khử mạnh
Trong hợp chất H2S, nguyên tố lưu huỳnh có số oxy thấp là -2, khi tham gia các phản ứng hóa học nó sẽ tăng lên thành 0, +4 hoặc +6. 
→ H2S có tính khử mạnh
a. Trong điều kiện thiếu oxy
b. Trong điều kiện đủ oxy
c. Tác dụng với dung dịch brom.
 (nhận biết H2S)
III. Trạng thái tự nhiên và điều chế 
(SGK/135)
Phương trình điều chế H2S trong phòng thí nghiệm:
FeS + 2HCl ® FeCl2 + H2S­ 
B – LƯU HUỲNH ĐIOXIT
I. Tính chất vật lí
SO2 (khí sunfurơ) là chất khí không màu, mùi hắc, là khí độc, nặng hơn không khí (d=2,2).
II. Tính chất hóa học 
1. Lưu huỳnh đioxit là oxit axit
SO2 tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfurơ H2SO3:
SO2 + H2O 
H2SO3
Khi SO2 tác dụng với dung dịch bazơ tạo hai muối NaHSO3 và Na2SO3
SO2 + NaOH ® NaHSO3
SO2+2NaOH®Na2SO3+H2O
2. Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa 
a. Lưu huỳnh đioxit là chất khử
( dùng nhận biết SO2)
SO2 khử Br2 có màu thành HBr không màu (nhận biết khí SO2)
b. Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa
III. Ứng dụng và điều chế lưu huỳnh đioxit
1. Dùng để sản xuất H2SO4 trong công nghiệp, chất tẩy trắng giấy và bột giấy, chất chống nấm mốc lương thực, thực phẩm...
2. Điều chế lưu huỳnh đioxit
- Trong phòng thí nghiệm:
Na2SO3 + H2SO4 ® Na2SO4 + H2O + SO2
- Trong công nghiệp, SO2 được sản xuất bằng cách đốt S hoặc quặng pirit sắt:
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
C – LƯU HUỲNH TRIOXIT 
I. Tính chất
Lưu huỳnh trioxit (SO3) là chất lỏng không màu (tnc = 170C), tan vô hạn trong nước và trong axit sunfuric
SO3 + H2O ® H2SO4 
II.Ứng dụng và sản xuất
xt, t0
- SO3 ít có ứng dụng thực tế, nhưng lại là sản phẩm trung gian trong quá trình sản xuất axit sunfuric.
2SO2 + O2 
SO3
3. Củng cố bài 
1. Cho 0,1 mol khí H2S tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Viết phương trình hóa học và tính khối lượng muối thu được?
Trả lời: tạo ra 2 muối→ 
2. Vì sao trong tự nhiên có nhiều nguồn phóng thải ra nguồn khí H2S nhưng lại không có sự tích tụ khí đó trong không khí ?
Trả lời : Do H2S có tính khử mạnh nên nó bị O2 của không khí oxi hóa đến S:
2 H2S + O2 ® 2H2O + 2S
3. Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày trong không khí bị xam đen .
Trả lời :Do Ag tác dụng với khí H2S và O2 trong không khí tạo ra bạc sunfua Ag2S màu đen: 
4Ag + 2H2S + O2 ® 2Ag2S + 2 H2O
4. SO2 do các nhà máy thải ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol trong 1m3 không khí thì coi là không khí đó bị ô nhiễm. Nếu người ta lấy 50 lít không khí của một thành phố và phân tích thấy có 0,012mg SO2 thì không khí đó có bị ô nhiễm không?
Trả lời: Không khí không bị ô nhiễm.
Bài tập về nhà: 1 – 10/SGK trang 138, 139.
Cần Thơ, ngày.......tháng......năm........ Cần Thơ, ngày.......tháng......năm........
 Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh
 Hàng Mỹ Linh Huỳnh Văn Đằng

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 10-hidrosunfua-so2so3.doc