Giáo án Lịch sử - Phần một: Lịch sử thế giới cận đại

Giáo án Lịch sử - Phần một: Lịch sử thế giới cận đại

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

- Hiểu rằng, cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Lan lật đổ vương triều Tây Ban Nha từ giữa thế kỉ XVI là một cuộc cách mạng tư sản đầu tiên của thời kì lịch sử cận đại thế giới.

- Thấy rõ đây là cuộc cách mạng dưới hình thức giải phóng dân tộc, cuộc tấn công vào chế độ phong kiến châu Âu, mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản phát triển.

2. Tư tưởng

Cách mạng tư sản trong buổi đầu thời Cận đại thể hiện mặt tích cực ở việc lật đổ chế độ phong kiến ở một số quốc gia châu Âu, song chỉ là sự thay đổi hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác mà thôi. Một chế độ bóc lột mới, tinh vi và tàn bạo đang hình thành.

 

doc 170 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2427Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử - Phần một: Lịch sử thế giới cận đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
Chương I
CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN
(GIỮA THẾ KỈ XVI - CUỐI THẾ KỈ XVIII)
Bài 1
CÁCH MẠNG HÀ LAN GIỮA THẾ KỈ XVI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Hiểu rằng, cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Lan lật đổ vương triều Tây Ban Nha từ giữa thế kỉ XVI là một cuộc cách mạng tư sản đầu tiên của thời kì lịch sử cận đại thế giới.
- Thấy rõ đây là cuộc cách mạng dưới hình thức giải phóng dân tộc, cuộc tấn công vào chế độ phong kiến châu Âu, mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản phát triển.
2. Tư tưởng
Cách mạng tư sản trong buổi đầu thời Cận đại thể hiện mặt tích cực ở việc lật đổ chế độ phong kiến ở một số quốc gia châu Âu, song chỉ là sự thay đổi hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác mà thôi. Một chế độ bóc lột mới, tinh vi và tàn bạo đang hình thành.
3. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện.
II. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Lược đồ thế giới; lược đồ trống vùng Tây Âu.
- Lược đồ Cách mạng tư sản Hà Lan.
- Tranh ảnh về cuộc Cách mạng Hà Lan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Giới thiệu khái quát về chương trình Lịch sử lớp 11:
- Chương trình Lịch sử lớp 11 bao gồm các phần:
+ Lịch sử thế giới cận đại phần tiếp theo.
+ Lịch sử thế giới hiện đại (từ 1917 - 1945)
+ Lịch sử Việt Nam (từ 1858 - 1918)
2. Giới thiệu bài mới
GV khái quát: Ở giai đoạn hậu kì trung đại (Thế kỉ XV - XVII), chế độ phong kiến khủng hoảng, suy vong. Giai cấp tư sản tuy mới ra đời nhưng đã nhanh chóng khẳng định thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh của mình. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến thực hiện trước hết trên lĩnh vực tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật ... là bước dọn đường cho những cuộc cách mạng tư sản không thể tránh khỏi ở Tây Âu.
Nhưng vì sao, những cuộc cách mạng tư sản sớm nổ ra ở "vùng đất thấp" và xứ sở "sương mù"? Ý nghĩa của những sự kiện đó đối với tiến trình của lịch sử nhân loại ra sao? Chúng ta sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này trong bài học hôm nay.
- GV giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 11.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 1: Cá nhân
- GV giới thiệu trên bản đồ vị trí của Hà Lan trước cách mạng (gồm lãnh thổ của các nước Hà Lan, Bỉ, Luy-xăm-bua và một số vùng Đông Bắc Pháp) và giải thích vì sao vùng đất này có tên gọi "Nê-đéc-lan" (Vùng đất thấp)
- GV nêu câu hỏi: Dựa vào đâu để nói rằng, đầu thế kỉ XVI Nê-đéc-lan là một trong những vùng công thương nghiệp phát triển nhất châu Âu?
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét HS trả lời và nhấn mạnh: Nhờ vị trí địa lí thuận lợi, Nê-đéc-lan có nền công nghiệp và mậu dịch hàng hải phát triển; do đất đai màu mỡ, nhiều đồi cỏ nên nghề chăn nuôi cừu phát triển cung cấp cho ngành len dạ nhiều lông cừu.
I. Tình hình Hà Lan giữa thế kỉ XVI.
1. Sự phát triển kinh tế của Nê-đéc-lan.
- Tiếp theo, GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết những biểu hiện về sự phát triển của công thương nghiệp ở Nê-đéc-lan?
- Từ đầu thế kỉ XVI Nê-đéc-lan là một trong những vùng kinh tế TBCN phát triển nhất châu Âu.
- HS có thể dựa vào SGK để trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận: Những biểu hiện về sự phát triển của công thương nghiệp được thể hiện trên nhiều mặt nào đó là:
- Biểu hiện.
+ Nhiều công trường thủ công phát triển với các xưởng nấu xà phòng, đường, dệt vải, luyện kim ở Lu-de.
+ Nhiều công trường thủ công lớn xuất hiện.
+ Nhiều thành phố và hải cảng lớn xuất hiện: Am-xtec-đam, An-véc-pen, Lay-den. (GV kết hợp với việc chỉ trên lược đồ những thành phố trên)
+ Nhiều thành phố và hải cảng lớn xuất hiện.
+ Nhiều ngân hàng được thành lập.
+ Nhiều ngân hàng được thành lập.
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Sự biến đổi về kinh tế đã dẫn đến sự thay đổi gì về mặt xã hội Nê-đéc-lan?
- HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét HS trả lời và kết luận:
+ Giai cấp tư sản: Sớm hình thành đó là những chủ xưởng, chủ tàu, họ có thế lực về kinh tế.
- Xã hội:
+ Giai cấp công nhân: Là những thợ thủ công và nông dân bị phá sản trở thành công nhân làm thuê cho các công trường thủ công.
+ Các tầng lớp dân nghèo thành thị đông đảo hơn do họ tập trung về thành phố làm ăn.
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về sự thay đổi trong xã hội Nê-đec-lan?
+ Giai cấp tư sản Nê-đéc-lan ra đời, thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh.
+ Giai cấp công nhân ra đời.
+ Các tầng lớp dân nghèo thành thị đông đảo hơn.
- HS dựa vào vốn kiến thức của mình trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và nhấn mạnh: Nê-đéc-lan có sự thay đổi lớn về kinh tế và cơ cấu giai cấp, những điều kiện về sự ra đời của xã hội tư bản đã đầy đủ - xã hội tư bản ở Hà Lan đã hình thành lúc bấy giờ.
- Xã hội tư bản được hình thành ở Hà Lan.
Hoạt động 1: Nhóm
Trước hết, GV trình bày: Cuối thế kỉ XV Nê-đéc-lan lệ thuộc vào Áo, đến giữa thế kỉ XVI lại lệ thuộc vào Tây Ban Nha.
Sau đó, GV nêu câu hỏi yêu cầu HS thảo luận nhóm: Chính sách thống trị của Tây Ban Nha đối với Nê-đéc-lan như thế nào?
2. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống lại ách thống trị Tây Ban Nha.
- HS làm việc theo nhóm thảo luận vấn đề GV đặt ra. Đại diện trình bày kết quả của mình. Nhóm khác có thể bổ sung.
- GV nhận xét và nhấn mạnh:
- Giữa thế kỉ XVI lại lệ thuộc vào Tây Ban Nha.
Hàng trăm người dân Nê-đéc-lan phải nộp bằng 2/5 ngân sách chung (diện tích vùng đất này chỉ bằng 6% tổng số diện tích cả vương quốc). Nhà vua đàn áp những người không theo đạo Thiên Chúa.
- Người dân Nê-đéc-lan bị Tây Ban Nha áp bức bóc lột nặng nề.
Hàng hoá nước ngoài nhập vào Nê-đéc-lan bị đánh thuế rất cao. Thương nhân Hà Lan bị hạn chế buôn bán với nước ngoài.
- Chính quyền Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển kinh tế; đánh thuế cao hàng hoá nước ngoài...
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi: Thái độ của nhân dân Nê-đéc-lan trước ách thống trị của Tây Ban Nha như thế nào?
- HS dựa vào nội dung SGK trả lời.
- GV nhận xét và trình bày: Các tầng lớp nhân dân Nê-đéc-lan nhiều lần nổi dậy chống lại ách thống trị của Tây Ban Nha. Họ dùng nhiều thức đấu tranh như sử dụng thơ ca để chế giễu, đả kích Giáo hội Thiên Chúa, đập phá tượng Thánh, vũ trang chống lại chính quyền phong kiến... Tầng lớp quý tộc lập tổ chức "Thỏa ước quý tộc", giai cấp tư sản cũng lập "Thỏa ước thương nhân"
- Các tầng lớp nhân dân Nê-đéc-lan nhiều lần nổi dậy chống lại ách thống trị của Tây Ban Nha với nhiều hình thức đấu tranh khác nhau.
Hoạt động: Cả lớp
Trước hết, GV treo lược đồ Cách mạng tư sản của Hà Lan lên bảng và nêu câu hỏi: 
II. Cuộc cách mạng bùng nổ
Hãy trình bày trên lược đồ diễn biến chính của giai đoạn 1566 - 1572?
- HS dựa vào nội dung SGK chuẩn bị nội dung trình bày. HS lên bảng trình bày diễn biến, HS khác có thể bổ sung cho bạn.
1. Giai đoạn 1566 - 1572:
- Tháng 8/1566, cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống Tây Ban Nha trở thành làn sóng mạnh mẽ.
- GV nhận xét và hoàn chỉnh việc trình bày diễn biến giai đoạn 1566 - 1572 trên lược đồ.
- Tháng 10/1566, phong trào lan rộng ra 12 tỉnh.
- Tháng 4/1972, quân khởi nghĩa giải phóng nhiều vùng rộng lớn ở phía Bắc.
- Tháng 8/1566, nhân dân miền Bắc Nê-đéc-lan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.
Hoạt động 1: Cả lớp/cá nhân
- GV trình bày: Chính quyền Tây Ban Nha tiếp tục điều quân sang Nê-đéc-lan để cướp phá, giết hại nhân dân. Tiêu biểu là việc đốt cháy thành An-vec-pen.
2. Giai đoạn 1572 - 1648
- Chính quyền Tây Ban Nha tiếp tục điều quân sang Nê-đéc-lan để cướp phá.
- GV nêu câu hỏi: Trước hành động quân Tây Ban Nha nhân dân có hành động gì để đối phó?
- HS dựa vào SGK suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét và nhấn mạnh thêm. 
- Nhân dân Nê-đéc-lan thành lập Ủy ban quản lí xã hội gồm đa số đại biểu tư sản và bình dân để thống nhất các lực lượng kháng chiến.
Hoạt động 2: Nhóm
- GV nêu câu hỏi: Đại biểu các tỉnh các miền Bắc họp ở U-trếch đã quyết định những vấn đề gì?
- GV nhận xét và kết luận.
- Ngày 23/1/1579, các đại biểu các tỉnh các miền Bắc hợp ở U-trếch đã quyết định:
+ Thống nhất hệ thống tiền tệ, đo lường, tổ chức quân sự.
+ Xác định chính sách đối ngoại.
+ Đạo Can-vanh được công nhận là Quốc giáo.
- Tháng 7/1581, vua Tây Ban Nha Phi-líp II bị phế truất.
- Các tỉnh miền Bắc trở thành một nước cộng hòa với Thủ đô là Am-xtéc-đam.
Hoạt động 3: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Ý nghĩa của việc thành lập các tỉnh Liên hiệp?
- Sau HS trả lời, GV chốt ý: Đánh dấu bước thắng lợi của cuộc đấu tranh lâu dài, chống sự thống trị của chính quyền phong kiến Tây Ban Nha.
- Ý nghĩa: Đánh dấu bước thắng lợi của cuộc đấu tranh lâu dài chống sự thống trị của chính quyền phong kiến Tây Ban Nha.
- GV nhấn mạnh thêm: Song chính quyền Tây Ban Nha chưa chịu công nhận Hà Lan. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan vẫn tiếp diễn đến năm 1609 Hiệp định đình chiến được ký kết, đến năm 1648 Tây Ban Nha chính thức công nhận nền độc lập của các tỉnh Liên hiệp.
- Năm 1609, Hiệp định đình chiến được kí kết, nhưng đến năm 1648 mới được công nhận độc lập.
Hoạt động 1: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết kết quả của cuộc Cách mạng Hà Lan đạt được?
- HS dựa vào SGK và vốn kiến thức của mình trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý.
III. Kết quả và ý nghĩa lịch sử của cách mạng
1. Kết quả
- Lật đổ chế độ phong kiến Tây Ban Nha ở Nê-đéc-lan, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Đồng thời GV giải thích khái niệm "Cách mạng tư sản", đặc điểm (lực lượng tham gia, giai cấp lãnh đạo, mục tiêu đấu tranh ...), ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách mạng tư sản...
- Tạo điều kiện cho sản xuất và thương nghiệp phát triển.
- Hà Lan tăng cường xâm lược thuộc địa.
Hoạt động 2: Cá nhân
GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của cuộc cách mạng Hà Lan?
2. Ý nghĩa
- Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận: Đồng thời nhấn mạnh đây là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Mở ra thời đại mới - bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.
- Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
- Động lực chủ yếu là công nhân và nông dân; giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng.
- GV nêu câu hỏi: Hạn chế của cách mạng Hà Lan?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận, chú ý đến việc nhân dân vẫn bị bóc lột.
- Hạn chế: Quan hệ sản xuất phong kiến còn tồn tại ở một số nơi, nhân dân không được hưởng quyền lợi kinh tế, chính trị.
4. Sơ kết bài học
- Củng cố:
GV hướng dẫn HS củng cố bằng việc trả lời câu hỏi sau:
+ Vì sao cuộc Cách mạng tư sản Hà Lan nổ ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc?
- GV củng cố để HS hiểu rõ khái niệm "Cách mạng tư sản" (cả nội hàm và ngoại diện của khái niệm). Cách mạng tư sản ở Hà Lan giải quyết những nhiệm vụ cụ thể khác nhau, nhưng đều hướng vào mục tiêu là lật đổ chế độ phong kiến, để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Đây là những sự kiện mở đầu cho một thời kỳ đấu tranh quyết liệt để giải quyết vấn đề "ai thắng ai" giữa ch ... ì này có gì khác với giai đoạn trước?
* Tác dụng:
- Đạt được nhiều thành tựu rực rỡ hơn, phản ảnh hiện thực cuộc sống ở cả các nước tư bản và các nước thuộc địa, phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội, mong ước một xã hội tốt đẹp hơn ...
- Phản ánh hiện thực xã hội, mong ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn.
Hoạt động 1: Cá nhân
- Cho HS đọc SGK, xem ảnh các nhà tư tưởng tiến bộ: Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen và trả lời câu hỏi: Tư tưởng chính của các ông là gì?Nó có thể trở thành hiện thực trong bối cảnh xã hội bấy giờ không?
III. Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời của CNXH khoa học từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
* Chủ nghĩa xã hội không tưởng
- Mong muốn xây dựng một xã hội không có chế độ tư hữu, không có áp bức bóc lột, nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình. Đây là tư tưởng không tưởng vì họ không thực hiện được kế hoạch của mình trong điều kiện CNTB vẫn được duy trì và phát triển.
- Nhà tư tưởng tiến bộ Xãnhi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen. Mong muốn xây dựng một xã hội không có chế độ tư hữu, không có áp bức bóc lột, nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình. Đây là tư tưởng không tưởng vì họ không thực hiện được kế hoạch của mình trong điều kiện CNTB vẫn được duy trì và phát triển.
Hoạt động 2: Cá nhân
- Cho HS tự đọc SGK và nhận xét về tư tưởng của các nhà triết học nổi tiếng người Đức: Hê-ghen; Phoi-ơ-bach ... Các nhà Kinh tế - chính trị Anh như A-đam X-mít (1723 - 1790) và Ri-các-đô (1772 - 1823)
* Triết học Đức và kinh tế chính trị học Anh
- Hê-ghen (1770 - 1831) và Phoi-ơ-bách (1804 - 1872) là những nhà triết học nổi tiếng người Đức. Hê-ghen là nhà duy tâm khách quan,còn Phoi-ơ-bách là nhà duy vật siêu hình...
® Chưa thấy được mối quan hệ giữa người với người đằng sau sự trao đổi hàng hoá.
Khoa Kinh tế - chính trị cổ điển phát sinh ở Anh với các loại đạ biểu như A-đam Xmít (1723 - 1790) và Ri-các-đô (1772 - 1823). Mở đầu "lí luận về giá trị lao động" nhưng chỉ nhìn thấy mối quan hệ giữa vật và vật chứ chưa thấy mối quan hệ giữa người với người.
Hoạt động 3: Nhóm
- GV và HS làm việc theo nhóm, đọc SGK và thảo luận, đìên vào Phiếu học tập, trả lời các vấn đề sau:
* Chủ nghĩa xã hội khoa học
+ Hoàn cảnh
- Sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản giai đoạn CNĐQ.
- Hoàn cảnh dẫn đến sự ra đời của CNXH khoa học?
- Nội dung cơ bản?
- Điểm khác với các học thuyết trước đây?
- Vai trò của CNXH khoa học?
- Phong trào công nhân phát triển. Do C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập, được Lê-nin phát triển.
+ Nội dung:
- Từ những nội dung trên, GV có thể cụ thể thành bài tập trắc nghiệm cho HS làm.
Ngoài ra cho HS xem ảnh của C. Mác, Ph. Ăng-ghen, Lê-nin và giới thiệu qua về công lao của các ông đối với việc cho ra đời và hoàn chỉnh dần CNXH khoa học.
- Kế thừa, phát triển có chọn lọc những thành tựu của khoa học xã hội và tự nhiên mà loài người đã đạt được, chủ yếu từ thế kỉ XIX (Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, học thuyết tế bào, định luật tiến hóa của các giống loài, các trào lưu triết học cổ điểm Đức, học thuyết kinh tế Anh và lí luận về chủ nghĩa xã hội Pháp).
- GV cho HS đọc Định luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, Học thuyết tế bào, Định luật tiến hóa của các giống loài ...
- Học thuyết gồm ba bộ phận chính: Triết học, kinh tế - chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp chặt chẽ với nhau.
- Điểm khác: Xây dựng học thuyết của mình trên quan điểm, lập trường giai cấp công nhân, thực tiễn đấu tranh của phong trào cách mạng vô sản thế giới. Hình thành hệ thống lí luận mới và khoa học của cách mạng.
* Vai trò:
- Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là đỉnh cao của trí tuệ loài người, là cương lĩnh cách mạng cho cuộc đấu tranh chống CNTB, xây dựng xã hội cộng sản và mở ra kỷ nguyên mới cho sự phát triển của khoa học (tự nhiên và xã hội, nhân văn)
4. Sơ kết bài học
- Củng cố:
Nhấn mạnh những thành tựu mà con người đạt được trong thời cận đại và giá trị của nó có ý nghĩa cho đến ngày nay.
-Dặn dò:
+ Học bài cũ, chuẩn bị ôn tập.
Bài 23
ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Nắm được những kiến thức cơ bản đã học một cách có hệ thống.
2. Tư tưởng
- Củng cố một số tư tưởng cơ bản được tiến hành giáo dục ở các bài học trước.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện tốt hơn các kĩ năng học tập bộ môn, chủ yếu là hệ thống hóa kiến thức, phân tích sự kiện, khái quát, rút ra kết luận, lập bảng thống kê.
II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
- Bảng thống kê các sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới cận đại.
- Tranh ảnh, lược đồ cho bài tổng kết.
- Dùng câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi lịch sử giúp HS ôn lại kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Những tác động của việc ứng dụng những tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất? 
2. Giới thiệu bài mới
Phần lịch sử thế giới Cận đại từ Cách mạng Hà Lan đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười Nga có những nội dung:
- Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của CNTB.
- Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế và sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản, phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.
Để hiểu được các nội dung trên, bài học hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những kiến thức đã học.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần nắm
- GV hướng dẫn HS xác định cụ thể những sự kiện lịch sử cơ bản của thời Cận đại.
I. Thắng lợi của cách mạng tư sản và sự xác lập chủ nghĩa tư sản.
Hoạt động 1:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi và điền và điền vào bảng tổng kết.
- Nhóm 1: Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ, động lực, lãnh đạo, hình thức, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử, hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản thế giới thế kỉ XVI - XIX?
- Nhóm 2: Hãy nêu những đặc điểm chung và những đặc điểm riêng của các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI - XIX?
- Nhóm 3: Khái niệm Cách mạng tư sản (phân biệt với cách mạng xã hội chủ nghĩa về nguyên nhân, mục đích, lực lượng tham gia, lực lượng lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa.
- Sự thắng lợi của CMTS và sự phát triển của CNTB.
- Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.
- Sự xâm lược của CNTB và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống CNTD.
Lập bảng về thắng lợicủa cách mạng tư sản và sự xác lập chủ nghĩa tư bản
Các cuộc CMTS
Nguyên nhân
Hình thức
Lãnh đạo
Lực lượng
Kết quả - ý nghĩa
CMTS Hà Lan
CMTS Anh
CMTS
Pháp
Thống nhất Đức - Ý
Cải cách Minh trị
- Các nhóm lên trình bày, GV chốt lại:
+ Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới các cuộc cách mạng tư sản.
+ Về hình thức diễn biến của các cuộc cách mạng tư sản cũng không giống nhau.
(GV hướng dẫn HS nhắc lại hình thức các cuộc cách mạng tư sản đã học: Chiến tranh giải phóng dân tộc; nội chiến; chiến tranh cách mạng bào vệ Tổ quốc; sự thống nhất đất nước (từ trên xuống, từ dưới lên); cuộc Duy Tân Minh trị; cải cách nông nô ở Nga ...)
- Nguyên nhân : Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngày càng sâu sắc.
- Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của mỗi cuộc cách mạng tư sản (có nhiều nguyên nhân khác nhau tùy thuộc vào mỗi nước)
- Động lực cách mạng: Quần chúng nhân dân ; lực lượng thúc đẩy cách mạng tiến lên (điển hình là CMTS Pháp)
- Lãnh đạo cách mạng: Chủ yếu là giai cấp tư sản hoặc quý tộc tư sản hóa.
- Hình thức diễn biến của các cuộc cách mạng tư sản cũng không giống nhau (có thể là nội chiến, có thể là chiến tranh giải phóng dân tộc, có thể là cải cách hoặc thống nhất đất nước ...)
- Kết quả, tính chất, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản. GV hướng dẫn HS thấy rõ kết quả chung của các cuộc cách mạng tư sản đã học, được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau và kết quả riêng của mỗi cuộc cách mạng. Từ đó, HS có thể giải thích vì sao cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, song vẫn có những hạn chế.
- Kết quả: đều xóa bỏ chế độ phong kiến ở những mức độ nhất định, mở đường cho CNTB phát triển.
- Hạn chế: Hạn chế chung: chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động, sự bóc lột của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ngày càng tăng ...
- Các nhóm khác tiếp tục trình bày, GV nhận xét và chốt lại các ý cơ bản.
- GV có thể mở rộng bằng cách yêu cầu HS so sánh CMTS và Cách mạng XHCN.
Nội dung 
so sánh
Cách mạng tư sản
Cách mạng XHCN
Mục đích
Lãnh đạo
Lực lượng tham gia
Kết quả, ý nghĩa
- Hạn chế riêng (tùy vào mỗi cuộc cách mạng). Chỉ có cách mạng Pháp thời kì chuyên chính Gia-cô-banh đã đạt đến đỉnh cao của cách mạng nên cuộc cách mạng này có tính triệt để nhưng vẫn còn hạn chế).
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS nắm các vấn đề chủ yếu sau bằng các câu hỏi:
+ Những mâu thuẫn cơ bản của chế độ tư bản chủ nghĩa?
+ Vì sao chế độ tư bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn? (xã hội tư bản là một bước tiến so với chế độ phong kiến, song vẫn là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, thay hình thức bóc lột này bằng một hình thức bóc lột khác ...)
II. Những mâu thuẫn cơ bản của chế độ tư bản chủ nghĩa
1. Phong trào công nhân và phong trào chống thực dân xâm lược
Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là:
- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
- Mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản.
- Mâu thuẫn giữa người giàu, người nghèo.
Hoạt động 2: Về phong trào công nhân thế giới
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ
+ Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là gì?
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trong điều kiện lịch sử như thế nào? Nêu một số nguyên lýcơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (qua Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ...)
- Lập niên biểu về phong trào công nhân thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
2. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
Thời gian
Địa điểm
Mục đích
Kết quả
Ý nghĩa
Hoạt động 3: Về phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
- Ở phần này, GV hướng dẫn HS nhận thức những vấn đề cơ bản, qua trao đổi và thực hiện các câu hỏi và bài tập sau:
- Vì sao các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược các nước phương Đông? (do yêu cầu phát triển của chủ nghĩa tư bản ...)
- Chế độ thống trik của chủ nghĩa tư bản được thiết lập ở các nước thuộc địa và phụ thuộc như thế nào? (nêu những nét lớn về mặt kinh tế, chính trị, xã hội ...)
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh mang những đặc điểm chung như thế nào?
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Trung Quốc? Ấn Độ? Đông Nam Á? (giai cấp lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa) (trên cơ sở hiểu biết đã học về tình hình đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, thái độ của giai cấp thống trị phong kiến ở các nước bị xâm lược, đô hộ; cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân chống chủ nghĩa thực dân, nguyên nhân thất bại, các hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ...)
- Cuối cùng, GV hướng dẫn HS hoàn thành các câu hỏi, bài tập ở cuối bài mang tính tổng kết, khái quát kiến thức.
4. Sơ kết bài học
- Củng cố: Hệ thống hóa những vấn đề đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan mot.doc