Giáo án Lịch sử 11 - Phần ba: Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918)

Giáo án Lịch sử 11 - Phần ba: Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

- Nắm được ý đồ xâm lược của thực dân phương Tây và Pháp có từ rất sớm. Đến giữa thế kỉ XIX (1858), thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam.

- Nhận thức được quá trình xâm lượcVIệt Nam của thực dân Pháp từ 1858 - 1873.

- Nắm được cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 - 1873.

2. Tư tưởng

- Giúp HS hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.

- Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến.

 

doc 67 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5123Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 11 - Phần ba: Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần ba
LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918)
Chương I
VIỆT NAM TỪ ĐẦU NẮM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX
Bài 34
VIỆT NAM TRƯỚC NGUY CƠ BỊ PHÁP XÂM LƯỢC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Nắm được ý đồ xâm lược của thực dân phương Tây và Pháp có từ rất sớm. Đến giữa thế kỉ XIX (1858), thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam.
- Nhận thức được quá trình xâm lượcVIệt Nam của thực dân Pháp từ 1858 - 1873.
- Nắm được cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 - 1873.
2. Tư tưởng
- Giúp HS hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.
- Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến.
- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc.
3. Kỹ năng
- Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét rút ra từ bài học lịch sử.
- Sử dụng lược đồ trình bày các sự kiện.
II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
- Lược đồ mặt trận Gia Định.
- Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam Kì.
- Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.
- Văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dẫn dắt vào bài mới
Sự kiện liên quan Pháp - Tây Ban Nha xâm lược nước ta, sau đó biến Việt Nam trở thành thuộc địa của chúng là một sự kiện bi thương trong lịch sử dân tộc. Để hiểu bối cảnh của nước ta trước cuộc xâm lược của Pháp như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
TIẾT 1
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 1: Cả lớp
- GV hướng dẫn HS theo dõi SGK để thấy được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
- HS theo dõi SGK, kết hợp với kiến thức đã học về tình hình nước ta nửa đầu thế kỉ XIX để trả lời:
1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX
+ Chính trị: Giữa thế kỉ XIX, trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền, song chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã bước vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
+ Chính trị: Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
* Kinh tế
* Kinh tế
+ Nông nghiệp sa sút mất mùa, đói kém thường xuyên.
+ Nông nghiệp sa sút mất mùa, đói kém thường xuyên.
+ Công thương nghiệp đình đốn, lạc hậu do chính sách bế môn tỏa cảng của nhà nước.
+ Công thương nghiệp đình đốn, lạc hậu do chính sách "bế môn tỏa cảng".
+ Quân sự lạc hậu, đối ngoại sai lầm: "cấm đạo", xua đuổi giáo sĩ.
+ Quân sự lạc hậu, đối ngoại sai lầm: "cấm đạo", đuổi giáo sĩ.
+ Xã hội: Nhiều cuộc đấu tranh chống triều đình bùng nổ.
+ Xã hội: Các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình bùng nổ khắp nơi.
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV tóm tắt: Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào khủng hoảng, nền kinh tế sa sút, quân đội lạc hậu, yếu kém. Đặt Việt Nam trong bối cảnh châu Á và thế giới, lúc đó em có suy nghĩ gì? (GV gợi ý: Hãy liên hệ với bài Trung Quốc - Ấn Độ - Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX).
+ HS dựa vào phần kiến thức đã học ở chương I để trả lời:
+ Trong lúc Việt Nam đang suy yếu, khủng hoảng thì chủ nghĩa tư bản Âu - Mĩ đang đẩy mạnh xâm lược thuộc địa ở khắp nơi trên thế giới. Việt Nam và Đông Nam Á là khu vực quan trọng, giàu tài nguyên. Chế độ phong kiến đang khủng hoảng, vì vậy tất yếu Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây (Việt Nam cũng như các nước châu Á khác, đứng trước nguy cơ bị xâm lược)
- GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Cả lớp / cá nhân
- GV L Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 10, em hãy nhắc lại Việt Nam tiếp xúc với phương Tây từ khi nào?
- HS nhớ lại kiến thức cũ để trả lời.
2. Việt Nam trong bối cảnh các nước phương Đông bị xâm lược (giữa thế kỉ XIX)
- GV nhận xét và nhắc lại: Những người phương Tây đầu tiên đến Việt Nam là cácc lái buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, họ đã biết đến Việt Nam từ lâu (thế kỉ XVI) đến thế kỉ XVII, người Anh đã định chiếm đảo Côn Lôn (nay là Côn Đảo) nhưng không thành, chứng tỏ chủ nghĩa thực dân phương Tây nhòm ngó xâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm, chủ yếu bằng con đường buôn bán và truyền đạo. Lúc đầu đơn giản chỉ là buôn bán và truyền đạo, về sau khi chủ nghĩa tư bản phát triển, nhu cầu thị trường lớn, nên đã tranh giành buôn bán và muốn xâm lược, đặt ách thống trị. Trong cuộc chạy đua thôn tính phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng việc truyền đạo Thiên Chúa như một công cụ xâm lược. 
- Tư bản phương Tây và Pháp nhòm ngó xâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm, bằng con đường buôn bán và truyền đạo.
Thế kỉ XVII, các giáo sĩ Pháp đã tới Việt Nam truyền đạo, trong đó có một số kết hợp với việc dò xét tình hình, vẽ bản đồ, vạch kế hoạch cho cuộc xâm nhập của người Pháp sau này.
- Thực dân Pháp đã lợi dụng việc truyền bá Thiên Chúa giáo để xâm nhập vào Việt Nam.
Hoạt động 4: Cả lớp
- GV trình bày: Trong cuộc chạy đua xâm lược Việt Nam, Pháp tỏ ra tích cực hơn cả, chớp mọi cơ hội để can thiệp vào Việt Nam. Cuối thế kỉ XVIII, khi phong trào nông dân Tây Sơn nổ ra, Nguyễn Ánh đã cầu cứu nước ngoài nhằm khôi phục lại quyền lực. Giám mục Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội đó tạo điều kiện cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam bằng Hiệp ước Véc-xai 1787. Với Hiệp ước này, tư bản Pháp hứa sẽ giúp Nguyễn Ánh đánh lại nhà Tây Sơn, đổi lại Pháp được sở hữu cảng Hội An, đảo Côn Lôn và độc quyền buôn bán với Việt Nam.
- GV mở rộng: Giới thiệu về Bá Đa Lộc, quá trình nhân vật này giúp đỡ Nguyễn Ánh ...
- GV gợi cho HS nhớ lại: Giữa thế kỉ XIX, nước Pháp tiến nhanh trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, càng ráo riết tìm cách đánh chiếm Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực châu Á. Vì vậy, năm 1857 Na-pô-lê-ông III lập Hội đồng Nam Kỳ để bàn cách can thiệp vào Việt Nam, tích cực chuẩn bị đánh Việt Nam ® Việt Nam đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược.
3. Thực dân Pháp tìm cớ can thiệp vào Việt Nam
- Năm 1787, Bá Đa Lộc đã giúp tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam bằng Hiệp ước Véc-xai.
- Năm 1857 Napolêông III lập Hội đồng Nam Kỳ để bàn cách can thiệp vào Việt Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đánh Việt Nam ® Việt Nam đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược.
4. Sơ kết bài học
- Củng cố: Hướng dân HS trả lời câu hỏi nhận thức đặt ra từ đầu giờ học.
-Dặn dò:
+ Học bài cũ, xem trước bài mới.
+ Tìm hiểu về sự nghiệp của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.
Bài 35
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
(1858 - 1884)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Nắm được từ 1873 Pháp mở rộng xâm lược cả nước, những diễn biến chính trong quá trình mở rộng xâm lược Việt Nam của Pháp.
- Hiểu được những diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì, Trung kì, kết quả, ý nghĩa.
2. Tư tưởng
- Ôn lại truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm .
- Giáo dục ý thức tôn trọng bảo vệ di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp.
- Đánh giá đúng mức trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.
3. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, liên hệ với hiện tại.
- Sử dụng lược đồ trình bày các sự kiện.
II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
- Lược đồ trận Cầu Giấy lần 1 và 2.
- Tư liệu về các cuộc kháng chiến ở Bắc Kì.
- Tranh ảnh một số nhân vất lịch sử có liên quan đến tiết học.
- Văn thơ yêu nước đương thời
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Hãy cho biết âm mưu xâm lược của các nước phương Tây đối với Việt Nam. 
2. Dẫn dắt vào bài mới
- Trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã tỏ ra không có biện pháp hữu hiệu nào để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta thì thiếu kiên quyết chống Pháp, nặng về phòng thủ, lúng túng trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, không phát động nhân dân kháng chiến. Trái lại, nhân dân chủ động kháng chiến, tinh thần chiến đấu anh dũng, thái độ kiên quyết, sẵn sàng hi sinh, xuất hiện nhiều tấm gương quên mình như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực. Để tìm hiểu cuộc kháng chiến từ khi Pháp xâm lược đến năm 1884 diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân
- GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 đến trước 1873 (trước khi Pháp xâm lược Bắc kì) theo mẫu:
Mặt trận
Cuộc xâm lược của Pháp
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta
Kết quả, ý nghĩa
Đà Nẵng 1858
Gia Định 1859 - 1860
- GV tiếp tục hướng dẫn trong thời gian còn lại của tiết học sẽ thống kê chiến sự tại mặt trận Đà Nẵng và mặt trận Gia Định.
- HS theo dõi SGK tự thống kê các sự kiện.
- GV hướng dẫn, khuyến khích HS tự học.
- GV: Sau khi HS lập bảng, GV treo lên bảng hoặc trình chiếu trên PowerPoint một bảng thống kê do GV làm sẵn, làm thông tin phản hồi giúp HS đối chiếu chỉnh sửa phần HS tự làm.
1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và các tỉnh Nam Kì
1. Trên Mặt trận Đà Nẵng 1858; chiến sự ở Gia Định từ năm 1859 đến năm 1862 (gộp mục 1, 2)
Mặt trận
Cuộc xâm lược của thực dân Pháp
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam
Kết quả,
ý nghĩa
Đà Nẵng 1858
- Ngày 3/8/1858 liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
- Ngày 1/9/1858 Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam.
- Triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến.
- Quân dân: anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi các đợt tấn công của địch, thực hiện kế sách "vườn không nhà trống" gây cho địch nhiều khó khăn.
- Khí thế kháng chiến sôi sục trong cả nước.
Pháp bị cầm chân ở Đà Nẵng từ tháng 8/1858 đến tháng 2/1859, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bước đầu bị thất bại.
Gia Định 1859 - 1860
- Tháng 2/1859, Pháp đánh vào Gia Định, đến 17/2/1859 Pháp đánh chiếm thành Gia Định.
- Nhân dân chủ động kháng chiến ngay từ đầu: chặn đánh quấy rối và tiêu diệt địch.
- Làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp buộc chúng phải chuyển sang chinh phục từng gói nhỏ.
- Năm 1860 Pháp gặp nhiều khó khăn phải dừng các cuộc tấn công, lực lượng địch ở Gia Định rất mỏng
- Triều đình không tranh thủ tấn công mà cử Nguyễn Tri Phương vào Gia Định xây dựng phòng tuyến Chí Hòa để chặn giặc.
- Nhân dân tiếp tục tấn công địch ở đồn Chợ Rẫy 7/1860, trong khi triều đình xuất hiện tư tưởng chủ hòa.
- Pháp không mở rộng đánh chiếm được Gia Định, ở vào thế tiến thoái lưỡng nan.
- HS đối chiếu chỉnh sửa bảng thống kê của mình.
- GV có thể giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản bằng một số câu hỏi:
+ Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam? GV dùng lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858 - 1885), giới thiệu trên lược đồ vị trí Đà Nẵng là một cửa biển nước sâu, lại gần kinh đô Huế (cách khoảng 100km).
- HS quan sát lược đồ trả lời:
+ Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.
+ Đà Nẵng gần kinh đô Huế vì vậy có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn ... óng dân tộc trong thời kỳ này.
- Nắm được sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
2. Tư tưởng
- Trân trọng truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
3. Kỹ năng
- Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kịên.
- Biết tổng kết kinh nghiệm rút ra bài học.
II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
Tổ chức cho HS sưu tầm ảnh, tư liệu lịch sử phản ánh nền kinh tế xã hội và các cuộc khởi nghĩa trong thời kì này.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Bối cảnh nảy sinh khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.
2. Dẫn dắt vào bài mới
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 1: Cả lớp
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK, các hoạt động đấu tranh của giai cấp công nhân.
- HS theo dõi SGK, trả lời.
+ Ngày 22/2/1916, nữ công nhân nhà máy Cái Bầu nghỉ việc.
+ Năm 1916, công nhân mỏ Hà Tu đánh trả lính khố xanh.
+ Tháng 6, 7/1917, có 22 công nhân mỏ boxit Cao Bằng bỏ trốn, 47 công nhân Thái Bình mới đến cũng bỏ trốn.
+ Ngày 31/8/1917, nhiều công nhân ở mỏ than Phấn Mễ và Na Dương tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên.
+ Năm 1917, công nhân mỏ Hà Tu biểu tình..
+ Năm 1918, công nhân mỏ Hà Tu đốt nhà cai thầu vì tội ngược đãi công nhân.
III. Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới.
1. Phong trào công nhân.
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Qua các hoạt động đấu tranh đó của giai cấp công nhân trong chiến tranh, em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh, mức độ đấu tranh, mục tiêu, tính chất phong trào ...
- HS dựa vào nội dung vừa học suy nghĩ trả lời.
- GV bổ sung, kết luận:
+ Bước vào thời kì chiến tranh, phong trào công nhân vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi.
+ Bước vào thời kì chiến tranh, phong trào công nhân vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi.
+ Hình thức đấu tranh: đấu tranh kinh tế bằng những hình thức hòa bình, kết hợp với bạo động vũ trang.
- Hình thức chính trị kết hợp với vũ trang.
+ Mục tiêu: chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế.
+ Mục tiêu: chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế.
® Phong trào đấu tranh mang tính chất tự phát, chỉ đòi quyền lợi kinh tế, chưa ý thức được vai trò chính trị của mình, tổ chức chưa chặt chẽ, còn đấu tranh lẻ tẻ ...
Phong trào công nhân trong 4 năm chiến tranh có lúc hòa nhập với phong trào yêu nước, có lúc tạo nên một phong trào riêng, nhưng phong trào còn mang tính tự phát.
® Phong trào đấu tranh mang tính chất tự phát.
Hoạt động 1: Cả lớp
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK, kết hợp với những hiểu biết xã hội của mình về Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc,danh nhân văn hóa thế giới để giới thiệu về tiểu sử và hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước của Người.
2. Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1918
- HS theo dõi SGK và dựa vào những hiểu biết của mình để trả lời.
- Hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước:
- GV bổ sung: Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành,sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan. Sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, lớn lên tại một miền quê có truyền thống đấu tranh quật khởi lại chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, các phong trào đấu tranh anh dũng của nhân dân ta đều thất bại, từ rất sớm Người có trí đuổi thực dân Pháp, cứu đồng bào.
+ Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước.
+ Quê hương: Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An - một vùng quê có truyền thống đấu tranh.
® Người sớm có tinh thần yêu nước và ý chí cứu nước.
Người khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, nhưng lại thấy phong trào đấu tranh do họ lãnh đạo đều thất bại, bế tắc. Vì vậy Nguyễn Ái Quốc không tán thành con đường cứu nước của họ. Theo Người, Phan Bội Châu định dựa vào Nhật để đánh Pháp thì chẳng khác nào "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau", vì Nhật là một đế quốc đang tranh giành thuộc địa, Phan Chu Trinh muốn dựa vào Pháp để chấn hưng đất nước thì chẳng khác nào: "Xin giặc rủ lòng thương", còn phong trào đấu tranh của các sĩ phu Phan Đình Phùng, khởi nghĩa nông dân của Hoàng Hoa Thám còn mang nặng cốt cách phong kiến truyền thống. Vì vậy, Người đã quyết định đi sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới, sang ngay nước Pháp với tư tưởng đúng đắn đó là: muốn đánh thắng kẻ thù thì phải hiểu rõ về kẻ thù của mình. Người còn muốn xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình.
+ Trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh của nhân dân đều thất bại, bế tắc. Người quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
+ Ngày 5/6/1911, Nguyễn Ái Quốc rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. 
Hoạt động 2: 
- HS theo dõi SGK những hoạt động buổi đầu của Nguyễn Ái Quốc.
- GV bổ sung.
- Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc:
+ Khác với Phan Bội Châu (coi Nhật là bạn), Phan Chu Trinh (coi Pháp là bạn), Nguyễn Ái Quốc đã phân biệt rõ đâu là bạn, đâu là thù. Người nhận thức được chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là kẻ thù của nhân dân lao động, dù ở dưới chân tượng Nữ thần Tự do (Mỹ) hay ở quê hương của công thức nổi tiếng: Tự do, bình đẳng, bác ái (Pháp).
+ Năm 1911 - 1917, Người bôn ba qua nhiều nước, làm nhiều nghề, tiếp xúc với nhiều người ® Hiểu rõ ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cùng bị áp bức, bóc lột dã man (nhẩnõ bạn - thù)
+ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 - 1918 vừa nhằm tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam, vừa tìm tòi để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ® Những hoạt động đó của Người mới chỉ là bước đầu nhưng là dấu hiệu quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam.
- Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Tại đây, Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hường Cách mạng Tháng Mười Nga ® Tư tưởng của Người dần dần biến đổi.
4. Sơ kết bài học
- Củng cố:
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất do tác động của chiến tranh và do những chính sách khai thác, bóc lột ráo riết của thực dân Pháp đã làm cho kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển. Song những biến chuyển đó chưa đủ để tạo ra bước ngoặt trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta. Vì vậy trong những năm chiến tranh, phong trào đấu tranh chống Pháp vẫn tiếp tục phát triển song vẫn bế tắc về đường lối, khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo. Hoàn cảnh đó đã thúc đẩy người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Những hoạt động bước đầu của Người là những dấu hiệu quan trọng để Người xác định con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
-Dặn dò:
+ Học bài cũ, chuẩn bị bài ôn tập.
Bài 42
SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Nắm được nét chính của tiến trình xâm lược của Pháp đối với nước ta.
- Nắm được những nét chính về cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, cắt nghĩa được nguyên nhân thất bị của các cuộc đấu tranh đó.
- Thấy rõ bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
2. Tư tưởng
- Củng cố lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn thực dân và phong kiến tay sai.
- Lòng kính trọng và biết ơn các anh hùng, chiến sĩ đã hi sinh thân mình cho sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược và giải phóng dân tộc.
3. Kỹ năng
- Củng cố kỹ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá...
- Kỹ năng sử dụng các loại tranh, ảnh, lược đồ lịch sử.
II.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC ÔN TẬP
1. Những sự kiện chính
GV yêu cầu HS cùng lập bảng thống kê các sự kiện chính.
Gợi ý: 	- Kẻ lên bảng khung chưa có sự kiện.
	- Lần lượt yêu cầu HS nhớ lại và hoàn thành bảng.
Bảng kê các sự kiện chính của tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam 
(1858 - 1918)
Niên đại
Sự kiện
Ngày 1/9/1858
Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn xâm lược Việt Nam
Tháng 2/1859
Pháp đánh Gia Định
Tháng 2/1862
Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì
Ngày 5/6/1862
Ký Hiệp ước Nhâm Tuất
Tháng 6/1867
Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì
Ngày 20/11/1873
Pháp đánh thành Hà Nội
Ngày 18/8/1883
Pháp đánh vào Huế,triều đình đầu hàng kí Hiệp ước Hác - măng
Ngày 6/6/1884
Kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt
Bảng kê các sự kiện chính của phong trào Cần vương (1885 - 1896)
Niên đại
Sự kiện
Ngày 5/7/1885
Cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến ở Huế.
Ngày 13/7/1885
Ra chiếu Cần vương
Năm 1886 - 1887
Khởi nghĩa Ba Đình
Năm 1883 - 1892
Khởi nghĩa Bãi Sậy
Năm 1885 - 1895
Khởi nghĩa Hương Khê
Năm 1884 - 1913
Khởi nghĩa Yên Thế
Nửa cuối thế kỉ XIX
Trào lưu cải cách duy tân
Bảng kê các sự kiện chính của Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đến năm 1918
Niên đại
Sự kiện
Năm 1905 - 1909
Phong trào Đông Du
Năm 1907
Đông Kinh nghĩa thục 
Năm 1908
Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì
Năm 1916
Vụ âm mưu kháng chiến ở Huế
Năm 1917
Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên
Năm 1911
Nguyết Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.
2. Những nội dung chủ yếu
Gợi ý cách làm:
- GV nêu từng vấn đề về nội dung.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
Nội dung 1: Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
Hướng trả lời: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn tới nhu cầu xâm chiếm thuộc địa. Việt Nam giàu sức người sức của ...
Nội dung 2: Nguyên nhân làm cho nước ta biến thành thuộc địa của thực dân Pháp.
Hướng trả lời: Thái độ: không kiên quyết, ảo tưởng vào thương lượng, xa rời nhân dân của triều đình Huế. Trách nhiệm thuộc về triều đình Huế.
Nội dung 3: Phong trào Cần vương
Hướng trả lời: Nguyên nhân, nét chính về ba cuộc khởi nghĩa lớn, ý nghĩa lịch sử của phong trào.
Nội dung 4: Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở cuối thế kỉ XIX.
Hướng trả lời:
- Quy mô: khắp miền Trung Kì và Bắc Kì, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê.
- Hình thức và phương pháp đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).
- Tính chất: là cuộc đấu tranh giải quyết dân tộc.
- Ý nghĩa: Chứng tỏ ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được.
Nội dung 5. Những chuyển biến kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Hướng trả lời:
- Nguyên nhân sự chuyển biến: tác động của cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào; tấm gương tự cường của Nhật.
- Những biểu hiện cụ thể:
+ Về chủ trương đường lối: giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản).
+ Về biện pháp đấu tranh: phong phú; khởi nghĩa vũ trang; duy tân cải cách.
+ Về thành phần tham gia: đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.
3. Bài tập thực hành
Yêu cầu HS lập bảng thống kê và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương theo bảng sau: 
Tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Người lãnh đạo
Địa bàn hoạt động
Nguyên nhân thất bại
Ý nghĩa bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan ba.doc