Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ đề hoạt động tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ đề hoạt động tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo

A. Mục tiêu giáo dục:

- Kiến thức: Hiểu được nội dung và giá trị của truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, xác định được trách nhiệm của thanh niên trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống đó.

- Thái độ: Biết cách cư xử đúng mực với thầy cô giáo trong mọi tình huống.

- Kỹ năng: Kính trọng yêu quý thầy cô giáo, tích cực, tự giác học tập để phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.

B. Nội dung hoạt động:

 - Những dòng cảm xúc về thầy cô giáo

 - Hoạt động kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 20960Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ đề hoạt động tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề hoạt động tháng 11
THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC
 VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Mục tiêu giáo dục:
Kiến thức: Hiểu được nội dung và giá trị của truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, xác định được trách nhiệm của thanh niên trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống đó.
Thái độ: Biết cách cư xử đúng mực với thầy cô giáo trong mọi tình huống.
Kỹ năng: Kính trọng yêu quý thầy cô giáo, tích cực, tự giác học tập để phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.
Nội dung hoạt động:
 - Những dòng cảm xúc về thầy cô giáo
 - Hoạt động kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam
Hoạt động 1
Những dòng cảm xúc từ thầy, cô giáo
I/ Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh hiểu được công lao của thầy, cô giáo, hiểu lao động sư phạm của nghề thầy giáo.
- Kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo.
- Có hành vi thể hiện lòng biết ơn thầy, cô giáo. 
II/ Nội dung hoạt động:
- Ca ngợi công lao của thầy, cô giáo.
- Những dòng suy nghĩ về thầy, cô giáo.
III/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: đề tài
2/ Học sinh:
- Các thành viên của lớp viết bài hoặc sưu tầm về nội dung trên.
- Tập hợp lại, phân loại.
- Xây dựng thành tập san.
- Chọn một số bài tiêu biểu để trình bày trong buổi thảo luận.
	+ Nếu là thơ: học thuộc.
	+ Nếu là văn: đọc cho nhuần nhuyễn.
- Trang trí lớp:
- Cử người dẫn chương trình:
- Danh sách khách mời (lớp trưởng và bí thư chịu trách nhiệm).
IV/ Tổ chức hoatï động:
- Người dẫn chương trình nêu ý nghĩa, giới thiệu đại biểu, thông báo chương trình hoạt động.
- Các thành viên có bài được chọn lên trình bày.
- Xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
- Mời các thầy cô tham dự tiết mục đọc thơ, hát, phát biểu cảm tưởng.
- Trao giải thưởng cho những dòng cảm xúc hay.
V/ Kết thúc hoạt động:
- Rút kinh nghiệm và phát huy những gì đạt.
- Thông báo nội dung hoạt động 2: Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.
	+ Thi hiểu biết về truyền thống tôn sư trọng đạo, về lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam.
	+ Thi làm thiệp chúc mừng.
	+ Thi cắm hoa.
	+ Thi văn nghệ.
	+ Tặng hoa chào mừng thầy cô.
Hoạt động 2
Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
I/ Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam, giá trị của truyền thống tôn sư trọng đạo; từ đó, xác định trách nhiệm của người học sinh trong việc phát huy truyền thống tốt đẹp này. Thể hiện được thái độ kính trọng thầy, cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi, ở trong học tập, các hoạt động giáo dục của nhà trường. Có hành vi ứng xử đúng mực với thầy, cô giáo.
II/ Nội dung hoạt động:
1/ Truyền thống "Tôn sư trọng đạo":
- Khái niệm về truyền thống Tôn sư trọng đạo.
- Những biểu hiện của truyền thống Tôn sư trọng đạo xưa và nay.
- Ý nghĩa của truyền thống Tôn sư trọng đạo đối với việc giáo dục học sinh nói riêng, cho toàn xã hội nói chung.
- Giá trị nhân văn, giá trị xã hội của truyền thống Tôn sư trọng đạo.
2/ Ngày nhà giáo Việt Nam:
- Lịch sử của ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Ý nghĩa xã hội của ngày Nhà giáo Việt Nam đối với mỗi người dân nói chung, với học sinh nói riêng.
- Trách nhiệm và thái độ của học sinh đối với thầy, cô giáo.
III/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: chuẩn bị nội dung
- Thi tìm hiểu về truyền thống Tôn sư trọng đạo và ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Thi làm thiệp chúc mừng thầy, cô.
- Thi hát.
2/ Học sinh:
- Cán bộ lớp và chi đoàn họp bàn xây dựng kế hoạch.
	+ Thi tìm hiểu về truyền thống Tôn sư trọng đạo và ngày Nhà giáo Việt Nam. 
	+ Thi làm thiệp và văn nghệ.
- Các đội phân công trách nhiệm cho từng thành viên của tổ.
- Chuẩn bị:	* Kê bàn ghế: + Ban giám khảo.
	 + Thư kí. 
	 + Khách mời.
	 + Bốn đội. 
	* Dụng cụ cần thiết:
- Một chùm bong bóng thường + Màu xanh: Đựng câu hỏi thi vòng 1.
	 + Mỗi màu đựng số thự tự một vòng thi.
- Trang trí lên bảng (GV phân công cụ thể).
- Ba bộ số cho ban giám khảo chấm điểm.
- Bánh kẹo, nước uống.
- Phần thưởng cho các đội.
- Hoa tặng thầy, cô.
- Bầu ban giám khảo: 3 người.
- Thư kí: 1 người.
- Người dẫn chương trình.
IV/ Tổ chức hoạt động:
- Người dẫn chương trình: Ổn định lớp: sinh hoạt bằng bài hát, trò chơi. 
- Tuyên bố lý do.
Giới thiệu khách mời gồm: Cô giáo chủ nhiệm, bí thư đoàn trường, các thầy cô giáo bộ môn, đại diện hội cha mẹ học sinh, bốn đội chơi, ban giám khảo, thư kí (đã phân công ở hoạt động trên).
Mời ban giám khảo và thư kí lên làm việc.
1/ Thi tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của truyền thống Tôn sư trọng đạo, về lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam:
a/ Thể lệ thi: 
- Có 4 câu hỏi dành cho 4 đội được ghi ra giấy bỏ vào trong bong bóng.
- Mỗi đội chọn 1 bong bóng đó là câu hỏi của đội mình cũng là thứ tự trả lời.
- Các đội chuẩn bị trong thời gian 30 giây và trả lời theo thứ tự đã bốc thăm.
- Sau mỗi phần thi, ban giám khảo cho điểm trực tiếp.
- Điểm cho phần thi này là 10 điểm.
b/ Câu hỏi:
- Khái niệm về truyền thống Tôn sư trọng đạo.
- Những biểu hiện của truyền thống Tôn sư trọng đạo.
- Lịch sử của ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam đối với mỗi người dân nói chung, với học sinh nói riêng.
2/ Thi tài năng:
a/ Thể lệ:
- Các đội bốc thăm thứ tự trình diễn (bong bóng).
- Điểm là 10.
b/ Bài hát về thầy cô, mái trường:
3/ Thi khéo tay:
a/ Thể lệ:
- Làm thiệp chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
- Các đội bốc thăm thứ tự thuyết trình cho sản phẩm của đội mình.
- Làm trước một thiệp, còn một thiệp các đội chuẩn bị vật liệu, dụng cụ làm trên lớp trong khoảng thời gian 5 phút.
- Thiệp có ghi lời chúc mừng một thầy cô nào đó (các tổ phân công nhau).
b/ Thuyết trình:
- Các đội thuyết trình theo thứ tự đã bốc thăm.
- Cử đại diện tổ lên tặng và chúc mừng các thầy cô.
c/ Thi văn nghệ:
- Bốn tổ bốc thăm để trình bày.
- Ban giám khảo cho điểm.
V/ Tổng kết:
- Lời phát biểu, nhắc nhở của các thầy cô giáo và đại biểu (cha mẹ HS).
- Nội dung hoạt động tháng 12 "Thanh niên với sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc".
 + Thảo luận về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc góp phần xây dựng đất nước.
 + Thanh niên và nhiệm vụ phòng chống tệ nạn xã hội.
 + Kỉ niệm ngày Quốc phòng toàn dân 22 tháng 12.

Tài liệu đính kèm:

  • doc11_Thang 11. Nhung dong cam xuc tu thay, co giao.doc