Giáo án Hóa học 11 - Tiết 3: Sự điện li

Giáo án Hóa học 11 - Tiết 3: Sự điện li

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Biết được : Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.

2. Kỹ năng:

Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

 Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

 Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

3. Thái độ: HS biết nước tự nhiên là dung dịch điện li có chứa nhiều ion, khuẩn, các chất thải độc hại do hòa tan nhiều chất; giáo dục cho HS phải có ý thức bảo vệ môi trường nước, không vứt rác thải, hóa chất xuống song, hồ, ao, gây ô nhiễm môi trường nước.

4. Phát triển năng lực:

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

 - Năng lực tính toán

 - Năng lực vận dụng

II. Trọng tâm:

 Bản chất tính dẫn điện của chất điện li (nguyên nhân và cơ chế đơn giản)

 Viết phương trình điện li của một số chất.

III. Phương pháp dạy học: đàm thoại + thuyết trình.

IV. Chuẩn bị:

 - GV: hệ thống câu hỏi và bài tập,các tư liệu liên quan.

 - HS: chuẩn bị bài 1 – Sgk 11.

 

docx 3 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 1612Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Tiết 3: Sự điện li", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:26/08/2016
Ngày giảng:29,30,31/08/2016
Lớp: 11A1→6
Chương 1: SỰ ĐIỆN LI
Tiết 3: SỰ ĐIỆN LI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết được : Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.
2. Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.
- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
3. Thái độ: HS biết nước tự nhiên là dung dịch điện li có chứa nhiều ion, khuẩn, các chất thải độc hại do hòa tan nhiều chất; giáo dục cho HS phải có ý thức bảo vệ môi trường nước, không vứt rác thải, hóa chất xuống song, hồ, ao, gây ô nhiễm môi trường nước.
4. Phát triển năng lực:
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
	- Năng lực tính toán
	- Năng lực vận dụng
II. Trọng tâm:
- Bản chất tính dẫn điện của chất điện li (nguyên nhân và cơ chế đơn giản)
- Viết phương trình điện li của một số chất. 
III. Phương pháp dạy học: đàm thoại + thuyết trình.
IV. Chuẩn bị:
	- GV: hệ thống câu hỏi và bài tập,các tư liệu liên quan.
	- HS: chuẩn bị bài 1 – Sgk 11.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
- GV chiếu nội dung TN, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau:
+ Khi nối với nguồn điện, bóng đèn ở cốc nào sáng? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì?
+ Qua TN trên, hãy rút ra kết luận những dung dịch nào dẫn điện được?
- HS trả lời:
+ Khi nối với nguồn điện, bóng đèn ở cốc đựng dung dịch NaCl, NaOH, HCl sáng → chứng tỏ có dòng điện → các dung dịch này dẫn điện. Bóng đèn ở các cốc đựng nước cất, dung dịch saccarozơ, dung dịch ancol etylic, dung dịch glixerol hay cốc đựng NaCl rắn, khan, NaOH rắn, khan không sáng → chứng tỏ không có dòng điện → các dung dịch và các chất này không dẫn điện.
+ KL: Các dung dịch axit, bazơ, muối đều dẫn điện.
- GV: Dựa vào kiến thức đã học trong chương trình Vật lý lớp 9, hãy giải thích tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ, muối? (GV gợi ý)
- HS trả lời:
+ Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt electron từ cực âm sang cực dương.
+ Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion, dưới tác dụng của điện trường, các tiểu phân mang điện tích này sẽ chuyển động có hướng tạo thành dòng điện. Do đó, các axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li ra các ion thì dẫn điện được, còn ở trạng thái rắn, khan thì không dẫn điện được.
- GV: phát biểu khái niệm sự điện li? Chất điện li?
- HS trả lời.
- GV nêu cách viết phương trình điện li.
I. Hiện tượng điện li:
1. Thí nghiệm: (Sgk/4)
KL: Các dung dịch axit, bazơ, muối đều dẫn điện.
2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối trong nước:
Giải thích:
Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.
- Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước ra ion.
- Chất điện li là chất khi tan trong nước phân li ra ion.
→ Axit, bazơ, muối là các chất điện li.
-Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li:
Vd: NaCl → Na+ + Cl-
 HCl → H+ + Cl-
 NaOH → Na+ + OH-
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TN trong Sgk và trả lời các câu hỏi sau:
+ Khi nối với cùng một nguồn điện, bóng đèn ở 2 cốc đựng dung dịch HCl 0,1M và dung dịch CH3COOH 0,1M có sáng không? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì?
+ So sánh độ sáng của 2 bóng đèn? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì? Giải thích và rút ra kết luận?
-HS trả lời:
+ Bóng đèn ở 2 cốc đều sáng chứng tỏ cả 2 dung dịch HCl và CH3COOH đều dẫn điện → chúng đều là chất điện li.
+ Bóng đèn ở cốc đựng HCl sáng hơn chứng tỏ số lượng ion được phân li ra ở cốc này nhiều hơn → dung dịch HCl điện li mạnh hơn.
+ KL: Dựa vào mức độ phân li ra ion của các chất điện li khác nhau, người ta chia các chất điện li ra thành 2 loại: chất điện li mạnh và chất điện li yếu.
- GV: Trình bày thế nào là chất điện li mạnh?
- HS trả lời.
- GV bổ sung.
- GV yêu cầu HS cho vd và viết phương trình điện li của các chất điện li mạnh.
- HS làm vd.
- GV: Trình bày thế nào là chất điện li yếu?
- HS trả lời.
- GV bổ sung.
- GV yêu cầu HS cho vd và viết phương trình điện li của các chất điện li yếu.
- HS làm vd.
II. Phân loại các chất điện li:
1. Thí nghiệm: (Sgk/5)
KL: Dựa vào mức độ phân li ra ion của các chất điện li khác nhau, người ta chia các chất điện li ra thành 2 loại: chất điện li mạnh và chất điện li yếu.
2. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu:
a. Chất điện li mạnh:
- Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
- Chất điện li mạnh gồm:
+ Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4,
+ Các bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2,
+ Các muối tan: NaCl, NH4NO3, K2SO4,
- Trong phương trình điện li của các chất điện li mạnh, người ta dùng 1 mũi tên chỉ chiều của quá trình điện li.
Vd: HCl H+ + Cl-
 KOH K+ + OH-
 NH4NO3 NH4+ + NO3-
b. Chất điện li yếu:
- Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
- Chất điện li yếu gồm:
+ Các axit yếu: HF, HClO, CH3COOH,
+ Các bazơ yếu: Mg(OH)2, Bi(OH)3,
+ Các muối ít tan: CaSO4,
- Trong phương trình điện li của chất điện li yếu, người ta dùng 2 mũi tên ngược chiều nhau.
- Sự phân li của chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch, khi nào tốc độ phân li và tốc độ kết hợp các ion tạo lại phân tử bằng nhau thì cân bằng của quá trình điện li được thiết lập. Cân bằng điện li là cân bằng động và cũng tuân theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier.
Vd: HF H+ + F-
 Mg(OH)2 Mg2+ + 2OH-
4. Củng cố: BT3,4,5 – Sgk/7.
BT3-Sgk/7. a) Ba(NO3)2 Ba2+ + 2NO3-
 0,1M 0,1M 0,2M
 HNO3 H+ + NO3-
 0,02M 0,02M 0,02M
 KOH K+ + OH-
 0,01M 0,01M 0,01M
b) HClO H+ + ClO- ; HNO2 H+ + NO2-
BT4-Sgk/7. D
BT5-Sgk/7. A
5. Dặn dò:
	- Ôn lại kiến thức đã học
	- Chuẩn bị bài: Axit – Bazơ – Muối.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_1_Su_dien_li.docx