Giáo án Hóa học 11 - Chương 6: Hidrocacbon không no - Bài 29: Anken

Giáo án Hóa học 11 - Chương 6: Hidrocacbon không no - Bài 29: Anken

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

• Học sinh biết về CTCT, CTTQ, CTPT của đồng đẳng, và các đồng phân anken.

• Gọi tên, tính chất vật lý của anken.

• Biết về tính chất hóa học của anken.

• Hiểu về cấu trúc e, cấu trúc không gian của anken.

2. Kĩ năng:

• Quan sát, nhận xét

• Viết CTCT, gọi tên đồng phân tương ứng với CTCT đó hoặc ngược lại.

• Giải các bài toán liên quan.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học, tăng thêm hứng thú học tập.

 

docx 8 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 2546Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Chương 6: Hidrocacbon không no - Bài 29: Anken", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Gv hướng dẫn: Phạm Minh Nam
Thực tập sinh: Hoàng Thị Hà.
CHƯƠNG 6: HIDROCACBON KHÔNG NO.
Bài 29: ANKEN
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh biết về CTCT, CTTQ, CTPT của đồng đẳng, và các đồng phân anken.
Gọi tên, tính chất vật lý của anken.
Biết về tính chất hóa học của anken.
Hiểu về cấu trúc e, cấu trúc không gian của anken.
Kĩ năng:
Quan sát, nhận xét
Viết CTCT, gọi tên đồng phân tương ứng với CTCT đó hoặc ngược lại.
Giải các bài toán liên quan.
Thái độ:
Yêu thích môn học, tăng thêm hứng thú học tập.
Phương pháp:
Đàm thoại.
Nêu vấn đề.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án.
Học sinh: nghiên cứu trước nội dung bài học.
Các bước lên lớp:
Ổn định lớp học.
Kiểm tra bài cũ:
Hoàn thành sơ đồ:
Propan 1,1-diclopropan 
 Metan cacbonic
Bài mới: 
Giới thiệu qua về HC không no: là HC mà trong phân tử chứa liên kết đôi hoạc liên kết ba, thậm chí là cả hai loại liên kết này.
Hoạt động của GV&HS
Nội dung bài học
HĐ 1: GV: Dựa vào thông tin trong sgk, em hãy cho biết khái niệm của anken.
HS: nghiên cứu và trả lời.
GV: nhận xét và đính chính.
HĐ 2:
GV: em hãy cho biết, anken có mấy loại đồng phân? Đó là loại đồng phân nào?
HS: Trả lời.
GV nhận xét.
GV: yêu cầu học sinh viết đồng phân cấu tạo cho chất từ C2 đến C5.
HS: hoàn thành yêu cầu.
GV: điều kiện để có đồng phân hình học?
HS: mạch chính dài nhất chứa lk đôi và C ở vị trí lk đôi đều lk vs 2 nhóm nguyên tử khác nhau.
GV: cho ví dụ để học sinh xác định. Bằng ba ví dụ đồng phân cấu tạo của buten.
HS: trả lời.
GV: vẽ mặt phẳng liên kết pi của đồng phân cis và trans của but-2-en cho học sinh nhận xét vị trí nhóm thế. Sau đó đưa ra khái niệm về các đồng phân. 
Ví dụ thực tế về dầu ăn không chứa trans fat.
HĐ 3: 
GV: cho các tên chất và tên gọi, yêu cầu học sinh cho biết cách gọi tên
Hs: Trả lời.
GV: em hãy dựa vào bảng 6.1 sgk cho biết cách gọi tên thay thế của anken.?
HS: nghiên cứu và trả lời.
GV cho một vài ví dụ yêu cầu học sinh luyện tập.
HĐ 4: Gv: em hãy dựa vào bảng 6.1 cho nhận xét về thông số vật lý của anken?
HS: trả lời.
GV: em có bổ sung gì về TCVL của anken?
HS: dựa vào sgk để bổ sung
GV nhận xét và đính chính.
HĐ 5: GV: dựa vào ctct của anken, em hãy suy đoán xem chúng có những phản ứng hóa học nào?
HS: dựa vào bài ankan và CTCT để đoán.
GV: đính chính và nhấn mạnh về đặc điểm của công thức cấu tạo của anken và các phản ứng có thể có.
GV: trong điều kiện nhiệt độ, xúc tác thích hợp, anken cộng với hidro và halogen, em hãy hoàn thành các phương trình sau:
CH3-CH=CH2 + H2 	
CH2=CH-CH2-CH3 + Br2(dd)	
HS: hoàn thành phản ứng.
GV: nhận xét: đây là phản ứng đặc trưng của HC không no, phân biệt với ankan.
GV: ngoài ra, các anken còn cộng với nước, hidro halogenua và axit mạnh, cụ thể như sau:
CH2=CH2 + H-OH CH3-CH2-OH
CH2=CH2 + H-Br CH3-CH2-Br.
Các anken đối xứng sẽ cho 1 sản phẩm duy nhất, còn đối với các anken mà CTCT không đối xứng, sẽ cho ra hai sản phẩm, một bạn lên bảng hoản thành phương trình:
CH3-CH=CH2 + HBr
HS: hoàn thành phương trình.
GV: nhận xét và đính chính. Nêu quy tắc cộng Mác-cốp-nhi-cốp.
Áp dụng với một vài ví dụ:
1, 3-metylbut-2-en với nước.
2, 2-metylbut-2-en với HBr.
HS: dựa vào kiến thức để hoàn thành.
GV: nhận xét.
To, p, xt
GV: anken còn có một phản ứng rất đặc biệt đó là phản ứng trùng hợp: 
nCH2=CH2 	 (-CH2-CH2-)n
etilen	polietilen.
Phản ứng này thuộc loại phản ứng polime hóa, phân tử polime chứa rất nhiều mắt xích tương tự nhau, các mắt xích đó gọi là monome và gọi tên polime này bằng cách:
Xác định monome, gọi tên:
 Poli+tên monome.
GV: tương tự với xicloankan thì anken khi đốt cháy trong oxi cũng cho tỉ lệ mol O2p/ư:CO2:H2O = 1:3/2:3/2.
Gv:ngoài ra anken còn có phản ứng oxi hóa không hoàn toàn cũng được dùng để phân biệt với ankan.
3CH2=CH2+4H2O+2KMnO4 
 3CH2(OH)CH2(OH)+KOH+ MnO2
? em hãy phân biệt 3 chất sau bằng phương pháp hóa học:
Metylxiclopropan, butan, but-2-en.
HS: trả lời.
GV: em hãy nhìn vào sơ đồ điều chế etilen trong hình 6.3 sgk, hãy mô tả thí nghiệm? tại sao lại cho đá bọt vào trong ống nghiệm?
HS: trả lời.
GV: ngoài ra, anken còn được sản xuất trong công nghiệp bằng cách đề hidro hóa ankan.
To, xt
CnH2n+2 	 CnH2n + H2
GV: em hãy cho biết các đồ vật trong đời sống hàng ngày có liên quan đến anken hoạc dẫn xuất anken?
HS: liên hệ kiến thức thực tế và trả 
Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.
Dãy đồng đẳng của anken:
Anken là HC không no, mạch thẳng, chứa 1 liên kết đôi C=C, 
CTTQ: CnH2n (n>=2)
Tên gọi: anken hoặc olefin.
Đồng phân:
Có hai loại đồng phân:
Đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học.
Đồng phân cấu tạo : ứng với mỗi CTPT có đồng phân anken về vị trí liên kết đôi và về mạch cacbon
Đồng phân hình học:đồng phân cis và đồng phân trans.
Danh pháp:
a/ tên thông thường:
một số anken có tên thông thường, tên của chúng được gọi bằng cách 
tên ankan cùng số c+ đuôi ilen thay cho đuôi an.
b/ tên thay thế:
cách gọi tên là:
xác định mạch chính, chỉ số nhánh, vị trí nối đôi.
Đọc tên bằng cách:
Chỉ số nhánh+tên nhánh+tên mạch chính+chỉ sổ nối đôi+en,
Giữa số có dấu phẩy,giữa số và chữ có dấu gạch ngang, chữ viết liền.
Chỉ số nhánh và vị trí nối đôi phải nhỏ nhất.
Tính chất vật lý:
Từ C1 đến C4 là chất khí.
Từ C5 trở lên là chất lỏng hoặc rắn. 
Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng tăng theo độ dài mạch C. 
Anken đều nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Tính chất hóa học:
Vì anken có liên kết đôi, phân tử chưa no nên nó dễ dàng tham gia phản ứng cộng thảo thành hợp chất no tương ứng.
1, phản ứng cộng:
a/ cộng hidro:
To, xt
điều kiện đun nóng và xúc tác Ni, Pd, Pt anken cộng hidro tạo ankan trương ứng:
CH2=CH – CH3 + H2 CH3-CH2-CH3
b/ cộng halogen:
thí nghiệm với brom.
CH2=CH2 + Br2(dd) CH2Br – CH2Br 
Phản ứng này được dùng để phân biệt anken với ankan.
H+, to
c/cộng HX với X là OH, Cl, Br,
CH2=CH2 + H-OH CH3-CH2-OH
CH2=CH2 + H-Br CH3-CH2-Br.
Các anken cấu tạo phân tử không đối xứng sẽ tạo ra hỗn hợp hai sản phẩm:
	CH3-CH-CH3
Br
CH3-CH=CH2 + HBr 	(spc)
 CH3-CH2-CH2Br
(spp)
Quy tắc cộng Mác-cốp-nhi-cốp:
Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi, nguyên tử H chủ yếu cộng vào nguyên tử C bậc thấp hơn, nguyên tử X chủ yếu cộng vào nguyên tử C có bậc cao hơn.
2, phản ứng trùng hợp:
To, xt, P
Ở nhiệt độ cao, áp suất cao và xúc tác thích hợp, các phân tử anken có thể kết hợp với nhau tạo nên phân tử có mạch rất dài, phân tử khối lớn gọi là polime:
nCH2=CH2 	 (-CH2-CH2-)n
etilen	polietilen.
Trong đó:
C2H4 là monome.
-CH2-CH2- là mắt xích.
n là hệ số trùng hợp.
3, phản ứng oxi hóa:
a/ oxi hóa hoàn toàn:
to
đồng đẳng anken khi đốt cháy trong oxi đều cháy và tảo nhiều nhiệt:
CnH2n + 3n2O2 nCO2 + nH2O mol O2 p/u= 32mol CO2= 32mol H2O
b/ phản ứng oxi hóa không hoản toàn:
3CH2=CH2+4H2O+2KMnO4 
 3CH2(OH)CH2(OH) + KOH +MnO2
Hiện tượng: mất màu của thuốc tìm, có kết tủa đen MnO2. Phản ứng này được dùng để phân biệt ankan với anken.
Điều chế:
1, trong phòng thí nghiệm:
H2SO4 đặc, 170oC
C2H5OH CH2=CH2 + H2O
2, trong công nghiệp:
Anken được điều chế từ ankan bằng phản ứng tách hidro.
To, xt
CnH2n+2 	 CnH2n + H2
ứng dụng:
ứng dụng:
anken và dẫn xuất của anken làm nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất vật liệu, chất dẻo, polime như PE, PVC, keo dán hữu cơ, dung môi, axit hữu cơ.
Củng cố bài học:
Anken là hidrocacbon mạch hở, có 1 liên kết π. CTTQ là CnH2n (n>=2).
Anken có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng tăng theo độ dài mạch C.
Anken từ C1 đến C4 là chất khí, C5 trở lên là chất lỏng hoặc rắn.
Anken không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
Anken có khả năng cộng với hidro để tạo ankan, cộng halogen và cộng HX. Trong đó cộng HX tuân theo quy tắc Mac-cốp-nhi-cốp.
Oxi hóa hoàn toàn anken trong O2 được mol CO2 = mol H2O.
Oxi hóa không hoàn toàn anken trong dung dịch KMnO4 sẽ làm mất màu dung dịch thuốc tím, có kết tủa đen. 
Anken có phản ứng trùng hợp tạo polime.
Phản ứng đặc trưng để phân biệt anken với ankan là phản ứng cộng halogen và oxi hóa không hoàn toàn trong dung dịch thuốc tím.
Anken được điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Anken và các dẫn xuất của nó được sử dụng chế tạo các vật liệu polime, dung môi hữu cơ, axit hữu cơ, keo dán và cung cấp nguyên liệu cho ngành hóa chất.
Bài tập:
 Anken X có công thức cấu tạo: CH3– CH2– C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
A. isohexan.	
B. 3-metylpent-3-en. 
C. 3-metylpent-2-en.
D. 2-etylbut-2-en.
2. Số đồng phân của C4H8 là
 A. 7. 	B. 4.	 C. 6. D. 5.
3. Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans)?
CH3CH = CH2 (I); CH3CH = CHCl (II); CH3CH = C(CH3)2 (III); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5(IV); 
C2H5–C(CH3)=CCl–CH3(V).

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_29_anken.docx