Giáo án dự thi Viên phấn xanh Ngữ văn 11: Đây thôn Vĩ Dạ

Giáo án dự thi Viên phấn xanh Ngữ văn 11: Đây thôn Vĩ Dạ

GIÁO ÁN

BÀI: ĐÂY THÔN VĨ DẠ

A Mục tiêu bài học:

Qua lối tạo hình giản dị và tài hoa về cảnh vật và con người cùng với một kết cấu vừa liên kết vừa đứt đoạn. Để học sinh cản nhận bài thơ là một ức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô độc của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tấm lòng thiết tha cuaả nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.

Hiểu được tâm trạng của nhân vật trữ tình. Sự đa dạng về biện pháp nghệ thuật và sự phong phú của các thủ pháp ngôn ngữ.

Từ đó cho ta thấy đây là một bài thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới.¬¬

B Phương tiện thực hiện:

Sách giáo khoa + sách giáo viên + những tài liệu khác.

C Cách thức tiến hành:

Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận.

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1246Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dự thi Viên phấn xanh Ngữ văn 11: Đây thôn Vĩ Dạ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH 
KHOA NGỮ VĂN
LỚP VĂN4 LONG AN
LÊ HOÀNG KHANH
GIÁO ÁN
BÀI: ĐÂY THÔN VĨ DẠ
A Mục tiêu bài học:
Qua lối tạo hình giản dị và tài hoa về cảnh vật và con người cùng với một kết cấu vừa liên kết vừa đứt đoạn. Để học sinh cản nhận bài thơ là một ức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô độc của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tấm lòng thiết tha cuaả nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
Hiểu được tâm trạng của nhân vật trữ tình. Sự đa dạng về biện pháp nghệ thuật và sự phong phú của các thủ pháp ngôn ngữ.
Từ đó cho ta thấy đây là một bài thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới.
B Phương tiện thực hiện:
Sách giáo khoa + sách giáo viên + những tài liệu khác.
C Cách thức tiến hành:
Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận.
D Tiến trình dạy học:
1/ Giới thiệu bài mới: (1p)
Trong phong trào thơ mới Hàn Mặc Tử là một nhà thơ khá đặc biệt. Nhớ đến Hàn Mặc Tử là nhớ đến một cuộc đời ngắn ngủi mà nhiều bi kịch, là nhớ về con người tài hoa mà đau thương tột đỉnh cùng với những vần thơ như dính máu, dính não, dính hồn và cả những vần thơ tuy buồn đau mà trong sáng, đầy hư ảo mà đẹp một cách lạ lùng. Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ trong số không nhiều của Hàn Mặc Tử.
2/ Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung cần đạt
I/ Đọc hiểu tiểu dẫn (7p)
1/ Tác giả
- GV cho học sinh đọc SGK và tóm tắt những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp của Hàn Mặc Tử.
- GV nhận xét và nhấn mạnh về một số điểm cơ bản. 
2/ Tác phẩm
a) Xuất xứ
GV mở rộng: tập thơ Điên gồm có ba phần: hương thơm, mật đắng- máu cuồng, hồn điên. Bài thơ này in trong phần hương thơm mà theo nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét đây là phần chưa dính máu.
Vĩ Dạ: có nghĩa là cánh đồng lao sậy(theo Lê Trí Viễn)
II/ Đọc hiểu văn bản(31p)
1/ Đọc hiểu khái quát bài thơ.(4p)
GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi sau:
-Đọc: khổ một giọng tươi vui, khồ hai giọng đau buồn, khổ ba giọng reo vui rồi trầm lắng.
- Cảm xúc ban đầu sau khi đọc xong bài thơ? Các bạn trong lớp bổ xung câu trả lời cho bạn.
Bài thơ có vẻ mờ ảo và bố cục đứt mạch nên việc đọc hiểu cũng có nhiều cách khác nhau:
Câu hỏi nêu vấn đề 1 : Các khổ trong bài thơ không có sự liên kết chặt chẽ mà đó còn là sự liên kết rời rạc. trong khi bài thơ này được đánh giá là đỉnh cao của phong trào thơ mới có phải chăng dưới sự liên kết rời rạc đó là có một sự liên kết ngầm nào đó. Em hãy chỉ ra mạch cảm xúc liên kết của 3 khổ thơ trên?
Câu hỏi nêu vấn đề 2: Mỗi khổ thơ trong bài đều chứa đựng một câu hỏi. Hệ thống câu hỏi đó đã góp phần tạo nên âm điệu cho bài thơ vậy âm điệu đó là gì?
HS suy nghĩ và thảo luận 
Muốn HS trả lời câu hỏi trên GV cần đi vào phân tích những chi tiết, hình ảnh thơ:
2/ Đọc hiểu chi tiết- hình ảnh thơ:(27p)
a) khổ 1 (9p)
Cho học HS đọc khổ 1 và trả lời các câu hỏi :
- Theo em câu hỏi “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ” có phải là một câu hỏi vấn đáp bình thường không? Và tác dụng của câu hỏi này là gì? HS trả lời GV nhận xét và bổ xung:
Bắt đầu bài thơ bằng một lời trách móc: đây là lời trách nhè nhẹ kiểu Huế nghe rất có duyên và đáng yêu. Trách có nghĩa là phải thân nhau mới có trách. Ngụ ý tiếc rẻ là đáng lẽ anh phải về thăm chứ.
Dù nhớ thôn Vĩ hay người con gái thôn Vĩ, một điều rất thực là câu thơ biểu thơ biểu lộ nỗi nhớ thương, niềm yêu mến không kiềm nén đã bật lên thành câu hỏi. Ẩn sâu trong câu hỏi đó là sự nuối tiếc, hoài niệm muốn được về lại Vĩ Dạ một lần. Đây là một ước muốn bình thường nhưng lại xa vời đối với Hàn Mặc Tử.
Thiên nhiên và con người thôn Vĩ đã được gợi lên bằng những hình ảnh nào? các em hãy hình dung lại vẻ đẹp những hình ảnh đó như thế nào?
Nắng mới lên là nắng ban mai tinh khiết, dịu dàng và trong trẻo lại được tắm mình trong cây lá ướt đẫm sương đêm tạo nên sự phản chiếu long lanh. Thêm vào đó là bằng hai từ nắng đặt cạnh nhau, nhà tơ đã cho nắng chuyển động trên cây lá. Một cách diễn đạt thật tinh tế. 
b) Khổ 2 (9p)
GV yêu cầu HS dọc khổ thơ 
Câu hỏi: Hai câu đầu của khổ thơ này có một sự chuyển dời cảm xúc đột ngột. Em hãy cho biết tại sao có sự chuyển dời đó?
GV hỏi HS trả lời. GV nhận xét câu trả lời của HS.
Từ sự say đắm, náo nức với cảnh đời ở khổ thơ thứ nhất. hai câu đầu ở khổ thơ thứ 2 này bỗng trở nên u sầu. Ở đây có sự mở rộng về không gian đã làm cho cảnh vật chuyển đổi kéo theo sự thay đổi về cảm xúc. Đó là sự li tán, chia lìa của cảnh vật dường như luôn gắn bó với nhau. Thông thường gió thổi mây bay và cả hai đều cùng chuyển động về cùng một hướng. qua đó ta thấy dường như trật tự logic đã bị phá vỡ. chúng ta nên nhớ là tác giả nhìn cảnh vật không phải bằng con mắt thường mà bằng ảo giác của sự chia lìa .
→ Niềm vui mới trỗi dậy từ việc nghĩ về thôn Vĩ bỗng tan biến đi khi mà Hàn Mặc Tử nghĩ về mình. cuộc sống tươi vui là của người khác còn đối với mình là không bao giờ được hưởng nữa. Mặc cảm đến với tác giả khi nghĩ về bệnh tật và nguy cơ chia lìa cõi đời,chàng cảm thấy chàng và cô gái dường như bây giờ không bao giờ còn hợp nhau được nữa. 
Câu hỏi: Tại sao nói hai câu cuối của khổ thơ này đã đưa bài thơ từ cõi thực chuyển sang cõi ão? Trăng và thuyền chở trăng có ý nghĩa như thế nào?
HS trả lời GV nhận xét:
Từ cảm xúc chia lìa, lạnh nhạt của cảnh vật hai câ thơ trên, nhà thơ mong muốn ngược lại là sự hòa hợp. Đua trăng về vớ người cũng chính là đem cuộc sống tình yêu về cho tác giả . nhưng mong ước ấy chỉ là ảo mộng, cho nên trong câu hỏi mong ước đã nhuốm màu sắc hoài nghi với hai câu hỏi được đặt ra: ai là chủ thể của thuyền? và thuyền chở có kịp hay không 
c) Khổ 3 (9p)
Câu hỏi: Với việc sử dụng từ “mơ” ở khổ thơ cuối cùng tác giả muốn gửi gắm điều gì? Ai ở đây là ai? Tại sao câu thơ cuối cùng lại có tính chất hoài nghi?
GV hỏi HS trả lời GV nhận xét và bổ xung
Giọng thơ khắc khoải đã trở nên gấp gáp, khẩn thiết hơn. Nhà thơ đang mơ về một giai nhân và người ấy hiện lên như là một ảo ảnh. “Khách đường xa” này và “em” là một là cô gái thôn Vĩ với sự trắng trong tinh khiết tột cùng như là thiên thần vậy. đây là một màu trắng kì lạ đã ám ảnh tác giả làm cho mắt tác giả mờ đi không còn nhận ra cô nữa. và cũng có thể là do sương khói của nỗi buồn mà khiến cho tác giả không nhìn được. một lý do khác sâu xa hơn chính là tác giả đã choáng ngợp trước vẻ đẹp trắng trong của cô gái mà mình thì không thể với tới được. nên tác giả đã xem cô gái như cái gì đó rất xa mờ, không thể nào nắm bắt được cho dù khi đó là trong mơ. → Giấc mơ hay mơ tưởng là những thứ mà con người tìm vào để an ủi bản thân cho những điều mình mong muốn mà ở đây trong mơ tác giả thấy mình còn không thể có được cô gái thì hiện thực chắc là còn đau đớn hơn nhiều.
Cả bài thơ dồn hết tâm tư vào câu thơ cuối cùng. Đại từ phím chỉ ai được lập lại hai lần đã bọc lộ nên tâm trạng xót xa một mối hoài nghi lớn lao về tình cảm lê đỉnh điểm. Ai đầu tiên có thể là tác giả và ai sau là cô gái thôn Vĩ. 
Câu hỏi như xoáy vào lòng tác giả, vào lòng dọc giả. Hàn Mặc Tử vẫn giữ tấm chân tình dành cho cô gái thôn Vĩ mà chính tác giả lại không biết là nơi xa đó cô gái có hiểu được lòng chàng và tình cảm mà cô gái dành cho tác giả là như thế nào?
Trên cơ sở những điều đã học GV yêu cầu sinh trả lời 2 câu hỏi nêu vấn đề đã nêu. HS trả lời và giáo viên nhận xét. nếu chưa đủ yêu cầu các HS trong lớp bổ xung.
III/ Tổng kết (4p)
1/ Nội dung(2p)
2/ Nghệ thuật (2p)
Em có nhận xét gì về tứ thơ và bút pháp cùa nhà thơ?
IV/ Củng cố và dặn dò (2p)
GV nhắc lại những ý chính cần nắm:
Mạch tâm trạng qua ba khổ thơ là ao ước-đắm say→ hoài vọng phấp phỏng→ mơ tưởng ,hoài nghi.
Thể hiện tấm lòng thiết tha gắn bó với cuộc sống nhưng không thể hiện xuôi chiều có lúc vui và có lúc buồn ảo não.
Nhiều hình ảnh độ đáo, ngôn ngữ gây ấn tượng, giàu liên tưởng.
Bài thơ đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
GV yêu cầu HS về nhà học bài: thuộc tác giả Hàn Mặc Tử, bài thơ, phân tích được mạch tâm trạng của tác giả trong bài thơ.
Chuẩn bị bài mới: bài thơ “Mộ” của Hồ Chí Minh.HS đọc phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú giải và tập trả lời câu hỏi sau bài.
HS gạch SGK.
In trong tập thơ Điên ( sau đổi tên thành đau thương)1938.
- Bài thơ lấy cảm hứng từ một mối tình giữa nhà thơ và cô Hoàng Cúc là người thôn Vĩ. Cô đã tặng nhà thơ một tấm hình của mình và để đáp trả Hàn Mặc Tử đã làm bài thơ này.
Ban đầu bài thơ mang tên là: Ở đây thôn Vĩ Dạ.
- Cảm nhận ban đầu về tác phẩm: đây là một bức tranh phong cảnh Huế( thôn Vĩ) bài thơ chứa đựng một nỗi buồn man mác, tất cả đều mơ hồ khó cắt nghĩa.
→ Đọc hiểu theo cảm xúc chủ đạo của chiều diễn biến tâm trạng nhà thơ.
- Câu thơ là một cái cớ để thi nhân tìm về thôn VĨ Dạ có thể hiểu theo hai cách là:
+ Nhà thơ đang nói thay cho lời người con gái thôn Vĩ. Người ấy đang hỏi và trách móc tác giả sao nỡ vô tình, hờ hững dường như đã quên cô ta, quên thôn Vĩ thơ mộng.
+ Nhà thơ đang tự nói với mình: sao ta không về chơi lại ở thôn Vĩ.
→ tâm trạng nhớ thương, và ước mong được về lại thôn Vĩ 
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
 Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Tác giả đã miêu tả rất ấn tượng hình ảnh thôn Vĩ trong buối bình minh với các hình ảnh của nắng, khu vườn,hàng cau, trúc, khuôn mặt chữ điền.
Bằng nghệ thuật tăng cấp thi nhân đã tạo nên một hình ảnh nắng ban mai đẹp lung linh rực rỡ.
“ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
Câu thơ như một câu hỏi hay cũng là một lời bình phẩm suýt xoa, ngạc nhiên về cảnh đẹp.
Chữ “ mướt” toát lên vẻ đẹp mượt mà óng ả cho cả khu vườn. 
Những giọt sương trên lá kết hợp với những tia nắng ban mai đã tạo nên màu xanh ngọc bích cho cả khu vườn Vĩ Dạ.
Phía sau những lá trúc đan xen vào nhau là một gương mặt chữ điền phúc hậu hiền lành.
→ Cảnh đẹp thôn Vĩ đang được hiện về trong tâm tưởng của nhà thơ sau những ngày quằn quại, óm đau, thể hiện cái nhìn về cuộc sống thanh bình yên ả và cũng chính là ước mơ của con người bệnh tật.
Câu thơ đầu khổ 2 có vẻ phi logic. Gió và mây đã hoàn toàn tách biệt lẫn nhau. tác giả đã nhìn sự vật với tâm trạng dau đớn, chia li→ tác giả sực tỉnh nhớ về số phận mình sau khi vừa thả hồn về thôn Vĩ.
“ Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
Cảnh vật dường như đã nhuốm nỗi buồn của con người : dòng nước dường như dùng dằng không muốn chảy→ sử dụng các khẩu ngữ “ hoa bắp, buồn thiu” đã làm tăng tính chân thật.
→ Hai câu thơ toát lên sự ly tán và hờ hững của cảnh vật từ trên trời tới mặt đất.
Một khung cảnh thơ mộng, huyền ảo. Cả vùng sông nước đầy trăng . nhà thơ như muốn giải bày cùng trăng, xem trăng là cuộc sống, là tình yêu. Hy vọng con thuyền ở bến sông trăng thôn Vĩ sẽ chở nó về kịp với tác giả, để tác giả được sống được vui và được yêu.
Chữ “ kịp” nghe như một tiếng vừa hy vọng và cũng vừ thất vọng. thể hiệncách nghĩ về cuộc sống ngắn ngủi sắ tàn lụi của bản thân.
“ Mơ khách đường xa khách đường xa 
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Nhịp thơ có vẻ nhanh hơn.
Nhân vật khách đường xa này và em là một người, cô gái thôn Vĩ.
Tác giả đang mơ mộng đang thả hồn theo “khách đường xa”. Sự lặp lại của cụm từ này làm tăng sự nhớ nhung trong lòng tác giả đồng thời cho thấy sự xa vời, nhạt nhòa của hình ảnh cô gái.
Sự xinh đẹp trong trắng của cô gái đã
Làm tác giả bị choáng ngợp trức màu trắng trong tinh khiết hay trướ vẻ đẹp mà với người là quá xa tầm tay của mình.
Đại từ phím chỉ ai được lập lại 2 lần đã làm tăng mối hoài nghi ngờ vực về tình cảm của người con gái thôn Vĩ dành cho tác giả. nhân ảnh đã mờ vì sương khói thì tình người cũng chỉ thế mà thôi.→ tâm trạng ray rứt, đắng cay tác giả đưa ra câu hỏi nhưng chính bản thân tác giả đã có câu trả lời cho mình.
 → Khổ thơ kết thúc không còn là u ám, huyền ảo như khổ thơ thứ hai mà ở đây chính là sự tuyệt vọng của tác giả.
Với những hình ảnh thể hiện nội tâm
, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế giàu liên tưởng, bài thơ đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng cùa một con người tha thiết yêu đời ,yêu người.
Cảnh sắc htiên nhiên được cảm nhận từ thực cho đến ảo và cối cùng là hoàn tòan ảo. Thể hiện bút pháp lãng mạn, tượng trưng và siêu thực.
Sử dụng câu hỏi tu từ, đại từ phím chỉ tưởng tượng, suy đoán xen lẫn cả khẩu ngữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDay thon Vi Da(8).doc