Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 1 đến tiết 25

Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 1 đến tiết 25

I Mục tiêu: Học xong bài này,học sinh phài:

 - Hiểu và nêu được vai trò quan trọng cùa trồng trọt trong nền kinh tế cùa nước ta hiện nay.

 - Hiểu được đất trồng vai trò của đất trồng và thành phần của đất trồng.

 - Nêu được các nhiệm vụ mà trồng trọt phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay và trong những năm đến.

 - Giáo dục hứng thú học tập, coi trọng SX và có ý thức bảo vệ tài ng đất.

II.Chuẩn bị :

 1. Giáo viên :

 -Nghiên cứu sách giáo khoa , đọc thêm các tư liệu về nhiệm vụ của trồng trọt trong giai đoạn mới.

 - Sơ đồ thành phần đất trồng trọt.

 - Tranh vẽ phóng to H1,H2a ,H2b SGK.

 2. Học sinh : Sưu tầm tranh ảnh về vai trò của đất trồng.

 - Kẻ mẫu bảng thành phần của đất trồng vào vở bài tập.

III. Tiến trình lên lớp :

 1. Ổn định:

 2. Bài mới:

 *Giới thiệu: Nước ta là nước nông nghiệp, đất là tài nguyên quý của quốc gia, là cơ sở cho sản xuất nông lâm nghệp.Vì vậy, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Vai trò của trồng trọt trong nền KT là gì?Trước khi nghiên cứu các qui trình KTh trồng trọt chúng ta cần tìm hiểu thế nào là đất trồng?

 3. Các hoạt động dạy học :

 *Hoạt động 1 :Tìm hiểu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt :

 

doc 117 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 1070Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 1 đến tiết 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phần 1: Trồng trọt
 Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT 
Tuần:1
Tiết :1
VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CÙA TRỒNG TRỌT. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
NS :14/8/08
ND:18/8/08
I Mục tiêu: Học xong bài này,học sinh phài:
 - Hiểu và nêu được vai trò quan trọng cùa trồng trọt trong nền kinh tế cùa nước ta hiện nay.
 - Hiểu được đất trồng vai trò của đất trồng và thành phần của đất trồng.
 - Nêu được các nhiệm vụ mà trồng trọt phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay và trong những năm đến.
 - Giáo dục hứng thú học tập, coi trọng SX và có ý thức bảo vệ tài ng đất.
II.Chuẩn bị :
 1. Giáo viên :
 -Nghiên cứu sách giáo khoa , đọc thêm các tư liệu về nhiệm vụ của trồng trọt trong giai đoạn mới.
 - Sơ đồ thành phần đất trồng trọt.
 - Tranh vẽ phóng to H1,H2a ,H2b SGK.
 2. Học sinh : Sưu tầm tranh ảnh về vai trò của đất trồng.
 - Kẻ mẫu bảng thành phần của đất trồng vào vở bài tập.
III. Tiến trình lên lớp :
 1. Ổn định:
 2. Bài mới: 
 *Giới thiệu: Nước ta là nước nông nghiệp, đất là tài nguyên quý của quốc gia, là cơ sở cho sản xuất nông lâm nghệp.Vì vậy, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Vai trò của trồng trọt trong nền KT là gì?Trước khi nghiên cứu các qui trình KTh trồng trọt chúng ta cần tìm hiểu thế nào là đất trồng?
 3. Các hoạt động dạy học :
 *Hoạt động 1 :Tìm hiểu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt :
 I. Vai trò của trồng trọt: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 -Treo tranh H1 SGK, yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. 
 -Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế?
 -GV giảng giải cho HS hiểu thế nào là cây lương thực, cây thực phẩm, cây nguyên liệu công nghiệp. .
 -Em hãy kể một số loại cây lương ,thực
 phẩm, cây công nghiệp trồng ở địa phương em? 
- HS làm việc cá nhân, quan sát tranh lời
trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe.
-HS dựa vào những hiểu biết thực tế 
địa phương trả lời câu hỏi.
 *Tiểu kết :Vai trò của trồng trọt:
 -Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu. 
 II. Nhiệm vụ của trồng trọt: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 -Phân chia nhóm.
 -Cho HS trả lời câu hỏi trong phần II 
 SGK. -GV gợi ý các câu hỏi nhỏ:
 .SX lúa ngô nhiệm vụ của lĩnh vực SX nào?
 .Trồng rau đậu, vừng,...thuộc lĩnh vực SX nào?
 -GV kết luận: các nhiệm vụ của trồng trọt là:1, 2, 3, 6.
-Hình thành nhóm.
-Thảo luận, trả lời câu hỏi.
-Đại diện nhóm báo cáo.
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Rút ra kết luận 
 *Tiểu kết: Nhiệm vụ của trồng trọt
 - Đảm bảo lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu những biện pháp thực hiện nhiệm vụ trồng trọt
 III. Những biện pháp thực hiện nhiệm vụ trồng trọt: 
 - Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
 -GV nhận xét và có đáp án.
-HS thảo luận nhóm đôi làm BT vào vở.
- Đại diện nêu.
- Nhận xét, bổ sung.
 * Tiểu kết: Biện pháp thực hiện nhiệm vụ trồng trọt là:khai hoang lấn biển; tăng vụ ; áp dụng biện pháp kỹ thuật tiến tiến.
 * Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm về đất trồng
 IV. Khái niệm về đất trồng:
 1. Đất trồng là gì?
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 -GV yêu cầu HS đọc mục I phần 1trong SGK.
 -Đất trồng là gì?
 -Để củng cố, khắc sâu kiến thức,GV có thể nêu câu hỏi:
 .Lớp than đá tơi xốp phải là đất trồng không? Tại sao? 
-HS làm việc cá nhân.
-Đọc thông tin SGK, xử lí thông tin, trả
lời câu hỏi.
- Rút ra khái niệm đất trồng.
 2. Vai trò của đất trồng:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 -Phân chia nhóm.
 -Treo tranh H 2a, 2b.
 -Trồng cây trong môi trường đất và 
 nước có gì giống và khác nhau?
 -Đất trồng có vai trò như thế nào đối với cây trồng? 
-Hình thành nhóm.
-Quan sát tranh.
-Thảo luận trả lời câu hỏi.
-Đại diện nhóm báo cáo.
-Các nhóm khác bổ sung.
. *Tiểu kết:
 a-Đất trồng:Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất cho ra sản phẩm.
 bVai trò của đất trồng: Đất trồng cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ô xi cho cây và giữ cho cây đứng vững.
 * HĐ 4: Nghiên cứu thành phần của đất trồng:
 V. Thành phần của đất trồng:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
-GV giới thiệu sơ đồ 1 về thành phần của đất trồng trong SGK.
-Đất trồng gồm những thành phần nào?
-Cho HS làm bài tập theo bảng kẻ trong SGK.
-Cho HS trả lời tập hợp các câu trả lời của HS và khái quát đất gồm 3 thành 
phần: khí, lỏng, rắn.(Khí cung cấp ô xi, rắn cung cấp chất dinh dưỡng, lỏng cung cấp nước) 
-HS dựa vào sơ đồ trả lời câu hỏi.
-Dựa vào sơ đồ 1 và kiến thức đã học
ở sinh 6 và thông tin phần II/7 làm bài tập vào VBT.
-HS trả lời câu hỏi và bài tập.
-HS khác bổ sung.
 *Tiểu kết: Đất gồm 3 thành phần: khí, lỏng, rắn.
 IV. Tổng kết đánh giá: Gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK.
 V. Kiểm tra đánh giá:
 - Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt?
 - Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với trồng trọt?
 - Đất gồm những thành phần nào? Vai trò của từng thành phần đvới cây tg?
 * Dặn dò: Học bài. Đọc trước bài 3 SGK. Đọc mục I bài 3, tìm sự khác nhau thành phần cơ giới và thành phần của đất. Kẻ bảng. Mỗi bàn chuẩn bị 3 mẫu đất (đất sét, đất thịt, đất cát) .
 V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tuần: 1
Tiết :2
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG
NS: 15/8/08
ND: 22/8/08
 I.. Mục tiêu: Sau bài này học sinh phải:
 - Hiểu được thành phần cơ giời của đất là gì? Thế nào là đất chua, kiềm và trung tính.Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng.Thế nào là độ phì nhiêu của đất?
 - Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất 
 II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, bảng phụ 
 2. Học sinh:Mỗi bàn chuẩn bị 3 mẫu đất (cát, thịt, sét ), kẻ bảng.
 III . Tiến trình lên lớp:
 1.Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu vai trò và nhiệm vụ cùa trồng trọt?
 - Đất trồng gồm những thành phần nào?
 2. Bài mới:Giới thiệu: Đa số cây trồng nông nghiệp sống và phát triển trên đất, thành phần và tính chất của đất ảnh hưởng tới chất lượng và năng suất nông sản. Muốn sử dụng đất hợp lí cần phải biết được các đặc điểm và tính chất của đất.
 *HĐ1:Làm rõ khái niệm về thành phần cơ giới của đất:
 I. Thành phần cơ giới của đất là gì?
 Hoạt động của giáo viên: 
 Hoạt động của học sinh:
 -Phần rắn của đất bao gồm những thành phần nào?
 -GV giảng giải: Thành phần khoáng của đất bao gồm hạt cát, li mon sét
 -Cho HS quan sát 3 mẫu đất.Hỏi: .Dựa vào đâu phân biệt được đất các, đất thịt, đất sét? 
-Đọc SGK và trả lời( thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ .
 - HS hình thành khái niệm
 - HS quan sát phân biệt được 3 mẫu đất,trả lời câu hỏi.
 * Tiểu kết: Thành phần cơ giới của đất: 
 1. Khái niệm: Tỉ lệ các hạt cát, li mon và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất
 2. Phân loại đất: có 3 loại đất chính: Đất cát, đất sét , đất thịt
 *HĐ2: Tìm hiểu độ chua, độ kiềm của đất: 
 II. Độ chua, độ kiềm của đất:
-Cho HS đọc SGK,nêu câu hỏi:
.. Độ pH dùng đo cái gì?
.Trị số pH dao động trg phạm vi nào?
.Với các giá trị nào của pH thì đất được gọi là đất chua, đất kiềm, đất trung tính?
-Người ta chia đất thành chua,kiềm, trung t ính để làm gì?
-Học sinh đọc SGK,thu thập thông tin xử lí thông tin.
-Trả lời những câu hỏi GV nêu ra.
- Nhận xét và bổ sung.
 *Tiểu kết:
 - Độ chua, kiềm của đất được đo bằng độ pH
 - Căn cứ vào độ pH người ta chia đất thành:
 + Đất chua: pH < 6.5
 + Đất trung tính: pH = 6.5 – 7.9.
 + Đất kiềm: pH > 7.5
 *HĐ 3: Tìm hiểu khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất:
 III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất: 
-Cho HS đọc SGK 
-Phân chia nhóm 
-Cho HS đọc phần III trả lời câu hỏi:
Vì sao đất giữ được nước và chất dinh 
dưỡng?
-Làm bài tập theo mẫu trong SGK 
-GV giảng giải thêm về khả năng giữ nước và chất dd của các loại 
-Hình thành nhóm. 
-Đọc phần III trả lời câu hỏi và làm bài tập vào vở. 
-Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung
 *Tiểu kết: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của các loại đất:
 - Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát,li mon 
 sét và chât mùn .
 - Hạt càng bé thì khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.
 * HĐ4: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất:
 IV. Độ nhiêu của đất là gì?
 -Giúp HS dựa vào những hiểu biết thực tế để trả lời.
 -GV phân tích: Đất có đủ nước chất dd chưa hẵn là đất phì nhiêu.
-Ở đất thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng cây trồng khóphát triển.
- HS thấy được: nước và chất dinh là 2 yếu tố của độ phì nhiêu.
 * Tiểu kết: Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, ô xi và chất dinh đảm bảo cho năng suất cao và không chứa các chất độc hại cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
 V. Kiểm tra- đánh giá: Gọi 2 HS đọc ghi nhớ
. - Cho HS trả lời các câu hỏi:
 + Nhờ đâu đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?
 + Độ phì nhiêu của đất là gì? Các loai đất khác nhau thì độ phì nhiêu có giống nhau không?
 * Dặn dò:
 - Trả lời câu hỏi ở cuối bài trong SGK.
 - Chuẩn bị bài sau:
 - Đọc trước bài 6/ trg 13: Biện pháp sử dụng cải tạo và bảo vệ đất.
 - Tìm hiểu các biện pháp đó ở địa phương em.
 VI. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy . 
Tuần: 2
Tiết : 3
 BIỆN PHÁP SỬ DỤNG,CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT
NS: 22/8/08
ND:25/8/08
 I. Mục tiêu: Sau bài này học sinh phải:
 -Hiểu được vì sao phải sử dụng đất hợp lí,
 -Biết được các biện pháp thông thường dụng để cải tạo và bảo vệ đất,
 -Rèn kỹ năng quan sát phân tích, giải thích, tổng hợp,
 -Giáo dục ý thức chăm sóc bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
 II. Chuẩn bị:
 1. GV: -Nghiên cứu SGK.
 -Tranh ảnh liên quan hình vẽ: 3, 4, 5
 -Bản phụ.
 2. HS: Đọc trước bài 6, kẻ bảng.
 III. Tiến trình lên lớp:
 1. KT bài cũ:
	- Vì sao đất giữ được nước chất dinh dưỡng?
 	- Độ phì nhiêu của đất là gì?
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu: Đất là tài nguyên quí của quốc gia của con người, con người phải biết sử dụng cải tạo bảo vệ đất như thế nào?
 * HĐ1: Tìm hiểu tại sao phải sử dụng đất một cách hợp lí
 I. Phải sử dụng đất hợp lý:
 Hoạt động của giáo viên:
 Hoạt động của học Sinh:
-Khái quát về nhu cầu dinh dưỡng 
-Yêu cầu học sinh đọc và xử lí thông tin trả lời: vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
-Gợi ý các câu hỏi nhỏ: biện pháp, mục đích sử dụng đất?
- GVcó đáp án ở bảng phụ. 
- HS đọc thông tin trao đổi nhóm bàn hoàn chỉnh bài tập.
- Đại điện nêu.
- HS khác nhận xét, bổ sung,
 Đáp án: 
 Biện pháp sử dụng đất 
 Mục đích
- Thâm canh tăng vụ 
- Không bỏ đất hoang
- Chọn cây trồng phù hợp với đất
- Vừa sử dụng đất vừa cải tạo 
- Không để đất trống , tấngnr phẩm
- Tăng diện tích đất trồng 
- Cây sinh trưởng, phát triển tốt 
- Tăng độ phì nhiêu của đất
 * Tiểu kết: Phải sử dụng đất hợp lí vì diện tích đất trồng có hạn. 
 *HĐ2: Tìm hiểu các biện pháp cải tạo và sử dụng đất
 II. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất:
-Cho học sinh đọc thông tin,
-Giới thiệu một số loại đât cần cải tạo ở nước ta như:
 + Đất xám bạc màu,
 + Đất mặn,
 + Đất phèn,
- GV cho HS quan sát hình 3,4,5/14.
-Hướng dẩn HS trả lời mục đích của các biện pháp đó là gì? biện pháp đó áp dụng cho loại đất nào?
 GVcó đáp án ở bảng phụ.
-HS đọc  ... ợp là gì?
HS đọc mục I trang 140, 141 142 SGK.
Quan sát H 82 trang 141 SGK trả lời, y/c nêu được:
Thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
4 loại.
Các loài tảo..
Các loài rong
 - Bọ vòi voi, trùng hình tia..
 - Giun, ốc, trai.
Cám, bột ngô, bột sắn..
Rau, cỏ, phân vô cơ (Đạm, lân, kali), phân hữu cơ.
- Có nhiều thành phần dinh dưỡng được trộn với nhau theo khẩu phần ăn khoa học. 
Tiểu kết:
Thức ăn tôm cá gồm thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
Thức ăn tự nhiên gồm: TV phù du, ĐV phù du, TV bậc cao, ĐV đáy.
HĐ2: Tìm hiểu mối quan hệ về thức ăn giữa các nhóm sinh vật trong nước nuôi thuỷ sản:
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS 
GV y/c HS đọc và nghiên cứu mục II, sơ đồ 16 trang 142 SGK.
GV nêu câu hỏi:
 + Thức ăn của thực vật thuỷ sinh, vi khuẩn là gì?
 + Thức ăn của động vật phù du gồm những loại nào?
 + Thức ăn của động vật đáy gồm những loại nào?
 + Thức ăn trực tiếp của tôm cá?
 +Thức ăn gián tiếp của tôm, cá?
 * Muốn tăng lượng thức ăn trong vực nước nuôi trồng thuỷ sản phải làm những việc gì?
 - HS đọc và nghiên cứu mục II, sơ đồ 16 SGK trang 142.
- HS trả lời, y/c nêu được:
 + Chất dinh dưỡng hoà tan trong nước.
 + Chất vẫn, TV thuỷ sinh, vi khuẩn.
 +Chất vẫn và động vật phù du.
 + TV thuỷ sinh, ĐV thuỷ sinh, ĐV đáy, vi khuẩn.
 + Mọi nguồn vật chất trong vực nước nuôi.
 * Phải bón phân hữu cơ, phân vô cơ hợp lí.
 * Tiểu kết: Sơ đồ 16 trang 142 SGK.
**Tổng kết bài học:HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.
IV.
_ Hỏi: Thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào?
+ Sự khác nhau giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo?
+ Em hãy trình bày mối quan hệ về thức ăn của tôm, cá?
 * Dặn dò:
 -Học bài.
 - Trả lời câu hỏi cuối bài trong SGK.
 - Đọc trước bài 53 SGK.
V . Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tuần:13
Tiết: 25
 BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG.
NS: 05/10/08
ND:11/11/08
 Tiết 49 Ngày soạn:
 CHĂM SÓC, QUẢN LÍ và PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐỘNG 
 VẬT THUỶ SẢN.
 A.Mục tiêu:
 -Sau bài này HS phải:
 + Biết được kĩ thuật chăm sóc tôm, cá.
 + Hiểu được cách quản lí ao nuôi.
 + Biết phương pháp phòng trị bệnh cho tôm, cá.
 B. Chuẩn bị
 1- GV:
 - Nghiên cứu SGK và sưu tầm các tài liệu, sách tham khảo có liên quan.
 - Phóng to H 84, 85 SGK và sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến chăm sóc, quản lí ao nuôi. Một số cây thuốc, thuốc tân dược trị bệnh cho tôm, cá.
 2- HS: Đọc kĩ bài mới.
 C. Các hoạt động:
 * HĐ1: Giới thiệu bài:
 - Chăm sóc, quản lí là khâu kĩ thuật quan trọng có tác dụng giúp cho tôm, cá ST, Phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế.
 -Qua bài này giúp các em nắm được các phần cơ bản của kĩ thuật chăm sóc, quản lí ao nuôi cá và phòng trị bệnh cho tôm, cá.
 * HĐ2: Tìm hiểu kĩ thuật chăm sóc tôm, cá.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
GV y/c HS đọc mục I trang 145 SGK. Hỏi:
+Cho tôm, cá ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ năng lượng nhằm mục đích gì?
 + Tại sao cho cá ăn vào lúc 7-8 giờ sáng là tốt nhất?
 +Tại sao lại bón phân tập trung vào tháng 8 đến tháng 11?
 + Nguyên tắc cho: ăn lượng ít và nhiều lần mang lại lợi ích gì?
 + Cho phân xanh xuống ao nhằm mục đích gì?
 -Đọc mục I SGK, trả lời. Y/c nêu được:
 + Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khối lượng tôm, cá.
 + Trời mát, sau 1 đêm đói tôm, cá sẽ tích cực ăn.
 +Thời tiết mát mẽ thức ăn phân huỷ từ từ không làm ô nhiễm môi trường.
 + Tiết kiệm thức ăn vì cá, tôm ăn hết.
 + Là thức ăn của SV phù du làm thức ăn cho cá.
 * Tiểu kết: 
 - Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt tôm, cá là phải cho ăn đủ số lượng, đảm bảo đủ dinh dưỡng và cho ăn đúng kĩ thuật.
 * HĐ3: Tìm hiểu biện pháp quản lí ao nuôi tôm, cá:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 -GV nêu vai trò của công tác quản lí ao nuôi. GV lấy ví dụ cụ thể minh hoạ.
 - Hỏi: Nêu tên các công việc phải làm để kiểm tra ao nuôi tôm, cá?
 -Làm thế nào để kiểm tra chiều dài của cá?
 - Kiểm tra khối lượng tôm, cá bằng cách nào?
 - Đọc nội dung mục II, đọc bảng 9, quan sát H84 trang 146 SGK. Trả lời, y/c nêu được:
 -Lấy thước đo chiều dài từ mút đầu đến cuối cùng của đuôi.
 - Bắt cá lên cân,ghi chép, theo dõi.
 * Tiểu kết:
 - Quản lí trong nuôi tôm, cá là thường xuyên kiểm tra ao nuôi và sự tăng trưởng của tôm, cá theo định kì.
 * HĐ4: Phòng, trị bệnh cho tôm, cá:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 -GV y/c HS đọc nội dung mục III trang 147 SGK. Hỏi:
 + Tại sao trong nuôi tôm, cá phòng bệnh phải được đặc lên hàng đầu?
 + Biện pháp phòng bệnh gồm những y/c kĩ thuật nào?
 + Kể tên 1 số thuốc dùng chữa bệnh cho tôm, cá? 
Đọc nội dung mục III.
 + Tôm cá bị bệnh việc chữa trị rất khó khăn, tốn kém, hiệu quả thấp.
 + Amô xycllin, su famic. 
 HĐ5: Tổng kết bài học:
GV gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
GV tổng kết bài, nêu câu hỏi HS trả lời.
GV nhận xét giờ học, tinh thần học tập của HS.
Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài và tìm hiểu phương pháp chế biến, bảo quản sản phẩm thuỷ sản ở địa phương để phục vụ cho bài 55 SGK.
V . Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tuần:13
Tiết: 25
 BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG.
NS: 05/10/08
ND:11/11/08
Tiết 50 Ngày soạn:
 THU HOẠCH, BẢO QUẢN và CHẾ BIẾN SẢN PHẨM 
 THUỶ SẢN .
 A.Mục tiêu:
 - Sau bài này HS phải:
 + Biết được các phương pháp thu hoạch.
 + Biết được các phương pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản, chế biến thuỷ sản.
 B. Chuẩn bị: 
 * GV: - Nghiên cứu SGK, tham khảo các tài liệu có liên quan.
 -Phóng to H 86, 87 SGK và sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến bài học.
 C. Các hoạt động:
 * HĐ1: Giới thiệu:
 - Thu hoạch, bảo quản là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất thuỷ sản, khâu kĩ thuật này làm không tốt sẽ làm cho chất lượng SP giảm, hiệu quả sử dụng và kinh tế thấp. Do vậy, chúng ta cần thực hiện tốt các y/c kĩ thuật đề ra.
 * HĐ2: Tìm hiểu kĩ thuật thu hoạch:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 -GV y/c HS đọc nội dung mục I trang 149 SGK.
 - Hỏi: Có mấy phương pháp thu hoạch tôm, cá?
 - Trình bày phương pháp đánh tỉa thả bù?
 - Trình bày phương pháp thu hoạch toàn bộ?
 - Đọc mục I SGK trang 149.Trả lời, y/c nêu được:
 - 2 phương pháp.
 -Thu hoạch những con đạt tiêu chuẩn, thả thêm con giống bù vào lượng cá đã thu hoạch.
 - Tát cạn ao, thu hoạch toàn bộ sản phẩm, chuẩn bị ao nuôi vụ khác.
 * Tiểu kết: 
 - Có 2 phương pháp thu hoạch tôm cá: 
 + Đánh tỉa thả bù.
 + Thu hoạch toàn bộ.
HĐ3: Tìm hiểu các phương pháp bảo quản thuỷ sản:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
GV y/c HS đọc nội dung mục II trang 149-150 SGK.
Hỏi:
+ Bảo quản sản phẩm thuỷ sản nhằm mục đích gì?
 + Nêu tên phương pháp bảo quản ở H 86a, 86b, 86c?
 - Địa phương em phương pháp bảo quản nào phổ biến nhất?
HS đọc.
 - HS trả lời, y/c nêu được:
 -Giữ được chất lượng sản phẩm đến khi chế biến để tiêu dùng hoặc xuất khẩu.
 - H 86a: Ướp muối.
 - H 86b: Làm khô.
 - H 86c: Làm lạnh.
 - HS liên hệ thực tế trả lời.
 * Tiểu kết: Có 3 phương pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản:
 - Làm lạnh.
 - Ướp muối.
 - Làm khô.
* HĐ4: Tìm hiểu các phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
GV y/c HS đọc mục III và quan sát H 87 trang 151 SGK.
Hỏi:
 + Hãy kể tên các sản phẩm thuỷ sản chế biến mà em biết được?
 + Công nghệ chế biến mắm tôm, nước mắm và chế biến thịt hộp, cá hộp có gì khác?
HS đọc.
HS liệt kê..
Mắm tôm, nước mắm chế biến bằng phương pháp thủ công.
Thịt hộp, cá hộp chế biến bằng phương pháp công nghiệp.
Tiểu kết:
Phương pháp chế biến sản phẩm sản phẩm thuỷ sản:
 + Phương pháp thủ công.
 + Phương pháp công nghiệp.
 D. Tổng kết bài học:
 - HS đọc ghi nhớ SGK.
 - Cho HS trả lời câu hỏi cuối bài.
 E. Dặn dò:
 - Đọc trước bài 56.
 - Tìm hiểu các phương pháp chế biến và bảo quản sản phẩm thuỷ sản ở địa phương.
V . Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tuần:13
Tiết: 25
 BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG.
NS: 05/10/08
ND:11/11/08
Tiết 51 Ngày soạn:
 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG và NGUỒN LỢI THUỶ SẢN.
 A. Mục tiêu: Sau bài này, HS phải:
 -Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
 - Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
 - Có ý thức bảo vệ môi trường sống và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
 B. Chuẩn bị:
 - Nghiên cứu SGK.
 -Tham khảo tài liệu.
 - Tranh ảnh để minh hoạ 1 số giống cá nuôi có tốc độ lớn nhanh, ít nhiễm bệnh.
 C. Các hoạt động:
 *Giới thiệu bài: Môi trường nước ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến đời sống con người mà còn có tác hại đến đời sống môi trường, đến các sinh vật sống trong nước, đặc biệt là nguồn lợi thuỷ sản bị huỷ hoạ nghiêm trọng. Bài học này sẽ giúp chúng ta hiểu được những biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
 * HĐ1: Tìm hiểu ý nghĩa của bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 -GV y/c HS đọc nội dung mục I SGK trang 152. Hỏi:
 + Dùng nước thải để nuôi thuỷ sản mang lại lợi ích gì?
 +Dùng nước thải chưa xử lí sạch để nuôi tôm, cá có những tác hại gì?
Em cho biết có những nguồn nước thải nào đổ ra sông , ao, hồ?
Môi trường bị ô nhiễm gây ra những hậu quả gì cho SV và con người? 
 - Bảo vệ môi trường thuỷ sản nhằm mục đích gì?
HS đọc nội dung mục I.
HS trả lời, y/c nêu được:
 + Hạn chế cung cấp thức ăn.
 + Làm ô nhiễm môi trường nước, làm chết tôm, cá, sản phẩm tôm, cá có chất độc làm nguy hiểm cho con người.
 + Nước thải sinh hoạt, nước thải các nhà máy, nước thải từ các đồng ruộng nông nghiệp.
 + SV có thể bị chết, con người có thể bị nhiễm bệnh do ăn sản phẩm thuỷ sản có chất độc.
 + Hạn chế thấp nhất ảnh hưởng xấu của chất độc hại đối với thuỷ sản và cả con người..
 * Tiểu kết: Ý Nghĩa:
 - Để có những sản phẩm sạch phục vụ đời sống con người và để ngành chăn nuôi thuỷ sản phát triển bềnh vững có hàng hoá xuất khẩu.
 * HĐ2: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 -GV y/c HS đọc mục II trang 153 SGK. Hỏi:
 + Biết pháp lọc nước nhằm mục đích gì?
 +Kể tên các phương pháp xử lí nguồn nước?
 -HS đọc mục II.
 - HS trả lời, y/c nêu được:
 + Giảm bớt tạp chất, rác bẩn trong nước.
 + Có 2 phương pháp.
 * Tiểu kết:
 - Có 2 phương pháp lọc nước:
 + Lọc bằng bể lọc.
 + Dùng hoá chất diệt khuẩn làm giảm chất độc.
HĐ3: Tìm hiểu việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trong nước:
GV nêu lên những số liệu về tình hình nguồn lợi thuỷ sản đang bị đe doạ.
Hướng dẫn HS chọn từ thích hợp để điền.
2- Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản:
 GV cho HS trả lời 2 câu hỏi cuối mục 3.
 3-Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hợp lí:
 - Hỏi:
 + Phân tích mói quan hệ các yếu tố: V- A- C
 + Làm thế nào để nâng cao năng suất chăn nuôi thuỷ sản?
 -HS đọc mục II, n/c kĩ mục I trang 153 SGK.
Làm bài tập điền chữ.
HS đọc nội dung sơ đồ trang 154 SGK.
HS đọc mục 3 trang 154 SGK.
 - Giống tốt, nuôi dưỡng , chăm sóc tốt, vệ sinh phòng bệnh tốt.
 D. Tổng kết bài học:
 - HS đọc phần ghi nhớ.
 - Trả lời câu hỏi cuối bài trang 155.
 E. Dặn dò: 
 - Đọc trước và trả lời trước câu hỏi ôn tập phần thuỷ sản.
V . Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tuần:13
Tiết: 25
 BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG.
NS: 05/10/08
ND:11/11/08

Tài liệu đính kèm:

  • docCONG NGHE 7.doc