Đề thi học kì I - Năm học 2009 - 2010 Môn: Ngữ Văn

Đề thi học kì I - Năm học 2009 - 2010 Môn: Ngữ Văn

I. Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

 1. Nhận định nào nói không đúng đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích " Lẽ ghét thương"

A. Có nhiều chi tiết kì ảo , hoang đường B. Ngôn ngữ giản dị trong sáng

C. Sử dụng nhiều điển cố , điển tích D. Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình

2: Huấn Cao cho chữ viên quản ngục vào thời gian nào của cuộc đời mình?

A. Đêm trước ngày Huấn Cao bị giải vào kinh chịu án tử hình

B. Đêm trước ngày Huấn Cao bị tử hình

C. Sáu ngày sau kể từ ngày Huấn Cao bị bắt

D. Một ngày trước ngày Huấn Cao bị tử hình

 3. Bốn câu đầu trong " Bài ca ngất ngưởng" cho thấy cái hơn người , khác đời của Nguyễn Công Trứ là gì

A. Đa tài việc gì cũng làm được , cả văn lẫn võ

B. Thông minh, học giỏi , đỗ đạt cao

C. Có khả năng đánh bại những người có sức khỏe phi thường

D. Có khả năng lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa

 4 : Nếu Huấn Cao không cho chữ quản ngục thì điều gì chắc chắn sẽ xảy ra?

A. Hình tượng Huấn Cao sẽ không trọn vẹn và tư tưởng của truyện không phát triển được.

B. Viên quản ngục sẽ sống tàn nhẫn để trả thù.

C. Viên quản ngục sẽ cáo quan về quê, ăn năn hối lỗi.

D. Huấn Cao không có cơ hội thể hiện tài năng lần cuối, không có cơ hội khuyên nhủ

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I - Năm học 2009 - 2010 Môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì I. Năm học 2009-2010
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề số 1
I. Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
 1. Nhận định nào nói không đúng đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích " Lẽ ghét thương" 
A. Có nhiều chi tiết kì ảo , hoang đường B. Ngôn ngữ giản dị trong sáng 
C. Sử dụng nhiều điển cố , điển tích D. Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình 
2: Huấn Cao cho chữ viên quản ngục vào thời gian nào của cuộc đời mình?
Đêm trước ngày Huấn Cao bị giải vào kinh chịu án tử hình
Đêm trước ngày Huấn Cao bị tử hình
Sáu ngày sau kể từ ngày Huấn Cao bị bắt
Một ngày trước ngày Huấn Cao bị tử hình 
 3. Bốn câu đầu trong " Bài ca ngất ngưởng" cho thấy cái hơn người , khác đời của Nguyễn Công Trứ là gì 
A. Đa tài việc gì cũng làm được , cả văn lẫn võ 	
B. Thông minh, học giỏi , đỗ đạt cao 	
C. Có khả năng đánh bại những người có sức khỏe phi thường 	
D. Có khả năng lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa
 4 : Nếu Huấn Cao không cho chữ quản ngục thì điều gì chắc chắn sẽ xảy ra?
A. Hình tượng Huấn Cao sẽ không trọn vẹn và tư tưởng của truyện không phát triển được.
Viên quản ngục sẽ sống tàn nhẫn để trả thù.
Viên quản ngục sẽ cáo quan về quê, ăn năn hối lỗi.
Huấn Cao không có cơ hội thể hiện tài năng lần cuối, không có cơ hội khuyên nhủ quản ngục.
 4. Bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến gieo vần gì 
	A. Vần " Oe" 	B. Vần "Ong" 	C. Vần "Eo" 	D. Vần "Ao" 
 5. Câu " Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng , trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm , ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ" sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Ẩn dụ
B. So sánh 
C. Nhân hóa 
D. Nói quá 
 6. Nét nghĩa nào sau đây phù hợp với từ "Lơ lửng" 
A. Cách đánh thức hoặc mức độ hoạt động không gây ra tiếng ồn hoặc một chuyển động có thể làm ảnh hưởng đến không khí yên tĩnh chung 	
B. Di chuyển hoặc biến đổi trạng thái một cách rất nhanh , chỉ trong khoảnh khắc , đến mức như có muốn làm gì cũng không được 	
C. ơÛ trạng thái di động ở khoảng giữa , lưng chừng , không dính vào đâu , không bám vào đâu 	
D. Nổi lên thành những vệt , những nếp nhăn nhỏ thoáng thấy trên bề mặt phẳng 
Câu 7 : Tâm trạng Liên khi chiều buông xuống nơi phố huyện
A : Muốn nhập bọn với tụi trẻ để nô đùa 
B : Nhớ Hà Nội 
D : Nôn nóng chờ đợi chuyến tàu đêm
C : Buồn man mác 
 	 D. Không dám sống hết mình cho mình và cho người , sợ dư luận xã hội 
 8. ý nào không nói về chủ đề của bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" 
A. Tác giả bộc lộ niềm tự hào về tinh thần yêu nước , khí phách quả cảm của người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc 
B. Tái hiện một cách chân thực hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc sống , lao động và chiến đấu 	
C. Nói lên sự hoang mang vô độ, hoảng loạn của những người nông dân Cần Giuộc khi thực dân Pháp đến 	
D. Tác giả bày tỏ niềm cảm phục và xót thương sâu sắc với những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc 
 9. Bố cục bài văn tế được sắp xếp theo trình tự nào 
A. Thích thực , lung khởi , ai vãn , kết 	B. Ai vãn . lung khởi , thích thực , kết
C. Lung khởi , thích thực , ai vãn , kết 	D. Lung khởi , ai vãn , thích thực , kết 
 10. Trong đoạn trích " Lẽ ghét thương" , những dẫn liệu lấy từ sử sách của Trung Quốc xa xưa đều được lựa chọn để ngụ ý nói về xã hội Việt Nam ở thời kì nào?
A. Nhà Lê 
B. Nhà Trần 
C. Nhà Nguyễn 
D. Nhà Lí 
 11. Nhận định nào không đúng về phẩm chất con người Nguyễn Đình Chiểu 
A. ông là người giàu nghị lực 
B. Ông là người am hiểu tri thức ở nhiều lĩnh vực 
C. Ông là người có khả năng ngoại giao
D. Ông là người con có hiếu 
12. Nét nghĩa nào phù hợp với từ "Tẻo teo"
A. Rất thưa 
B. Rất ngắn 
C. Rất mỏng 
D. Rất nhỏ
II.PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10-Chương trình chuẩn có nhận định rằng:”TỎ LÒNG là bài thơ Đường luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao, khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.”
Anh (chị) hãy dùng hiểu biết của mình về bài thơ TỎ LÒNG của Phạm Ngũ Lão để làm rõ nhận định trên.


Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra tong hop.doc