Đề thi học kì 2 năm học 2009 - 2010 môn Vật lý 11 (cơ bản) - Mã đề thi 001

Đề thi học kì 2 năm học 2009 - 2010 môn Vật lý 11 (cơ bản) - Mã đề thi 001

I. PHẦN CHUNG:

Câu 1: Một ion bay theo quỹ đạo bán kính R trong một mặt phẳng vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều, khi độ lớn vận tốc tăng đôi thì bán kính quỹ đạo là bao nhiêu?

A. R B. R/2 C. 4R D. 2R

Câu 2: Sự điều tiết của mắt thật chất là sự thay đổi:

A. Vị trí của điểm vàng. B. Chiết suất của thủy tinh thể.

C. Vị trí của võng mạc. D. Tiêu cự của thấu kính mắt.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng với vật thật đặt trước thấu kính:

A. Thấu kính phân kì luôn tạo chùm tia ló phân kì.

B. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì luôn luôn lớn hơn vật.

C. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính không thể bằng vật.

D. Thấu kính hội tụ luôn tạo chùm tia ló hội tụ.

Câu 4: Chọn câu sai:

Từ thông qua mạch kín S phụ thuộc vào:

A. Độ lớn của diện tích S. B. Độ lớn của chu vi.

C. Độ nghiêng của mặt phẳng S. D. Độ lớn của cảm ứng từ.

Câu 5: Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50(cm), khi đeo kính có độ tụ 1(đp), kính đeo sát mắt, người này sẽ nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt:

A. 33,3cm. B. 36,7cm C. 40,0cm. D. 27,5cm.

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1454Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 năm học 2009 - 2010 môn Vật lý 11 (cơ bản) - Mã đề thi 001", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KÌ II 
 MÔN :VẬT LÝ . KHỐI:11
 Thời gian làm bài: 45 phút 
Mã đề thi 001
I. PHẦN CHUNG:
Câu 1: Một ion bay theo quỹ đạo bán kính R trong một mặt phẳng vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều, khi độ lớn vận tốc tăng đôi thì bán kính quỹ đạo là bao nhiêu?
A. R	B. R/2	C. 4R	D. 2R
Câu 2: Sự điều tiết của mắt thật chất là sự thay đổi:
A. Vị trí của điểm vàng.	B. Chiết suất của thủy tinh thể.
C. Vị trí của võng mạc.	D. Tiêu cự của thấu kính mắt.
Câu 3: Chọn phát biểu đúng với vật thật đặt trước thấu kính:
A. Thấu kính phân kì luôn tạo chùm tia ló phân kì.
B. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì luôn luôn lớn hơn vật.
C. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính không thể bằng vật.
D. Thấu kính hội tụ luôn tạo chùm tia ló hội tụ.
Câu 4: Chọn câu sai: 
Từ thông qua mạch kín S phụ thuộc vào:
A. Độ lớn của diện tích S.	B. Độ lớn của chu vi.
C. Độ nghiêng của mặt phẳng S.	D. Độ lớn của cảm ứng từ.
Câu 5: Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50(cm), khi đeo kính có độ tụ 1(đp), kính đeo sát mắt, người này sẽ nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt:
A. 33,3cm.	B. 36,7cm	C. 40,0cm.	D. 27,5cm.
Câu 6: Một thấu kính có độ tụ D = -5 (đp), đó là:
A. Thấu kính phân kì có tiêu cự f = -5(cm).	B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20(cm).
C. Thấu kính phân kì có tiêu cự f = -20(cm).	D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự f = -5(cm).
Câu 7: Khi tia sáng đi từ không khí đến mặt phân cách với nước (n=4/3) với góc tới thì góc khúc xạ trong nước là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 8: Suất điện động trong mạch kín tỷ lệ với:
A. Độ lớn của từ thông qua mạch.
B. Tốc độ chuyển động của mạch kín trong từ trường.
C. Độ lớn của cảm ứng từ của từ trường.
D. Tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch.
Câu 9: Vật AB cao 4(cm) nằm trước thấu kính hội tụ, cách thấu kính 14(cm), cho ảnh cao 10(cm). Khoảng cách từ ảnh đến kính là:
A. 5,6cm.	B. 17,5cm.	C. 28cm.	D. 35cm.
Câu 10: Dòng điện trong cuộn tự cảm giảm từ 16A đến 0A trong 0,01s, suất điện động tự cảm trong cuộn đó có giá trị trung bình 64V, độ tự cảm của cuộn tự cảm có giá trị là:
A. L = 4,0H	B. L = 0,031H	C. L = 0,25H	D. L = 0,04H
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
	Từ trường không tương tác với:
A. Các điện tích đứng yên.	B. Các điện tích chuyển động.
C. Nam châm chuyển động.	D. Nam châm đứng yên.
Câu 12: Khi đặt đoạn dây dẫn có dòng điện trong từ trường đều có véctơ cảm ứng từ B, dây dẫn không chịu tác dụng của lực từ nếu dây dẫn đó:
A. Vuông góc với vecto cảm ứng từ.	B. Song song với vecto cảm ứng từ.
C. Hợp với vecto cảm ứng từ một góc tù.	D. Hợp với vecto cảm ứng từ một góc nhọn.
Câu 13: Khi quan sát một vật nhỏ thì ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi là:
A. Ảnh thật, lớn hơn vật, cùng chiều với vật.	B. Ảnh ảo, lớn hơn vật, cùng chiều với vật.
C. Ảnh ảo, lớn hơn vật, ngược chiều với vật.	D. Ảnh thật, lớn hơn vật, cùng chiều với vật.
Câu 14: Theo định luật khúc xạ ánh sáng, khi tia sáng truyền từ môi trường kém chiết quang sang môi trường chiết quang hơn thì: 
A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới	B. Góc khúc xạ bằng góc tới.
C. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.	D. Góc khúc xạ bằng hai lần góc tới
Câu 15: Khi nhìn rõ được một vật ở xa vô cùng thì:
A. Mắt không có tật, không cần điều tiết.	B. Mắt cận thị, không phải điều tiết.
C. Mắt không có tật phải điều tiết tối đa.	D. Mắt viễn thị, không phải điều tiết.
Câu 16: Một khung dây hình chữ nhật có kích thước 4(cm) x 6(cm) được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ . Véctơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung một góc . Từ thông qua khung dây dẫn đó là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 17: Quy ước nào sau đây là sai khi nói về các đường sức từ?
A. Vẽ dày hơn ở những chỗ từ trường mạnh	B. Có thể là đường cong khép kín.
C. Có thể cắt nhau.	D. Có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam
Câu 18: Đơn vị của từ thông là:
A. Henri (H)	B. Vêbe (Wb)	C. Tesla (T)	D. Culông (C)
Câu 19: Một thấu kính phân kì có độ tụ -2(đp). Nếu vật đặt cách kính 30cm thì ảnh là:
A. Ảnh ảo, cách thấu kính 12cm.	B. Ảnh thật, cách thấu kính 15cm.
C. Ảnh ảo, cách thấu kính 15cm.	D. Ảnh thật, cách thấu kính 12cm.
Câu 20: Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn thì:
A. Góc khúc xạ luôn luôn lớn hơn góc tới.
B. Không thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
C. Hiện tượng phản xạ toàn phần luôn xảy ra.
D. Góc khúc xạ có thể lớn hơn .
Câu 21: Cho một tia sáng đi từ thủy tinh đến mặt phân cách của môi trường trong suốt có chiết suất . Điều kiện của góc tới i để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là:
A. i > 	B. i > 	C. i 
Câu 22: Chọn câu đúng. Ảnh của một vật qua thấu kính phân kì không bao giờ:
A. Là ảnh thật.	B. Cùng chiều với vật.	C. Là ảnh ảo.	D. Nhỏ hơn vật.
Câu 23: Trong một mạch kín, dòng điện cảm ứng xuất hiện khi:
A. Trong mạch có một nguồn điện.
B. Mạch điện được đặt trong một từ trường đều.
C. Từ thông qua mạch biến thiên theo thời gian.
D. Mạch điện được đặt trong một từ trường không đều.
Câu 24: Một vòng dây tròn đặt trong chân không có bán kính R = 5cm mang dòng điện I = 1A. Độ lớn của véctơ cảm ứng từ tại tâm của vòng dây là:
A. 	B. 	C. 	D. 
II. PNẦN DÀNH CHO HỌC SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN:
Câu 25: Mắt viễn là mắt:
A. Tiêu cự của mắt có giá trị nhỏ hơn mắt thường.
B. Nhìn vật ở vô cực vẫn phải đeo kính.
C. Khi không điều tiết, tiêu điểm của vật nằm trước võng mạc.
D. Nhìn vật trong khoảng bé hơn 25cm phải điều tiết tối đa.
Câu 26: Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 10cm, có cường độ lần lượt là và cùng chiều nhau. Cảm ứng từ tổng hợp tại điểm M cách I1 một khoảng 6cm và cách một khoảng 4cm là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 27: Vật kính của kính hiển vi có tiêu cự , thị kính có tiêu cự và có độ dài quang học là 12cm. Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là Đ = 25cm, dùng kính để quan sát một vật nhỏ trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực với độ bội giác là . Tiêu cự của thị kính là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 28: Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự và một thấu kính phân kì có tiêu cự f1=-36cm, đặt đồng trục và cách nhau một khoảng l = 75cm. Vật sáng AB dặt trước một đoạn 30(cm) vuông góc với trục chính của hai thấu kính. Ảnh của AB qua quang hệ là:
A. Ảnh thật, nằm sau và cách một khoảng 30cm.
B. Ảnh thật, nằm sau và cách một khoảng 10cm.
C. Ảnh ảo, nằm sau và cách một khoảng 10cm.
D. Ảnh ảo, nằm sau và cách một khoảng 30cm.
Câu 29: Lăng kính có góc chiếu quang A =, chiết suất n = 1,5. Góc lệch của một tia sóng khi gặp lăng kính dưới góc nhỏ sẽ là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 30: Gọi α là góc hợp bởi vecto pháp tuyến của mặt phẳng chứa diện tích S với véctơ cảm ứng từ B . Từ thông qua diện tích S có độ lớn cực tiểu khi:
A. 	B. 	C. 	D. 
III. PHẦN DÀNH CHO HỌC SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO:
Câu 25: Gọi α là góc hợp bởi mặt phẳng chứa diện tích S với vecto cảm ứng từ . Từ thông qua diện tích S có độ lớn cực đại khi:
A. α = π/2	B. α = 0	C. α = π/3	D. α = π/4
Câu 26: Một người có mắt bình thường khi quan sát vật ở xa bằng kính thiên văn, trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực thấy khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 90 và độ bội giác là 17. Tiêu cự của vật kính vsf thi kính lần lượt là:
A. f1=5cm, f2=85cm.	B. f1=45cm, f2=28cm.	C. f1=85cm, f2=5cm.	D. f1=28cm, f2=45cm.
Câu 27: Một vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm cho ảnh thật cao gấp 4 lần vật. Khoảng cách từ vật đó tời thấu kính là:
A. 16cm	B. 5cm	C. 80cm	D. 25cm
Câu 28: Chiếu một tia sáng từ không khí vào một môi trường có chiết suất n=1,732 ≈ . Biết rằng tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ. Góc tới i có thể nhận giá trị là: 
A. i=300	B. i=450	C. i=750	D. i=600
Câu 29: Một kính hiển vi với vật kính có tiêu cự f1=2,4cm và thị kính có tiêu cự f2=4cm, khoảng cách giữa hai kính là 16cm. Một vật AB đặt trước vật kính một khoảng d. Mắt một học sinh không tật, có khoảng cực cận 24cm. Mắt quan sát ảnh của AB ở trạng thái không điều tiết. Khoảng cách từ vật AB đến vật kính và số bội giác lúc này là:
A. d=3cm, G=24.	B. d=2,67cm, G=24.	C. d=4cm, G=40.	D. d=2,82cm, G=40.
Câu 30: Một người có mắt bình thường về già, khi điều tiết tối đa thì độ tụ tăng thêm 2dp. Khoảng cực cận và độ tụ của thấu kính phải đeo (cách mắt 3cm) để mắt nhìn thấy vật cách mắt 30cm không cần điều tiết là:
A. OCc=20cm, D=3,7dp	B. OCc=50cm, D=3,7dp
C. OCc=50cm, D=2,3dp	D. OCc=20cm, D=2,3dp
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docLy_11 Thi HK II so 7.doc