Chuyên đề Văn học Việt Nam - Văn Thạch Lam qua ba tác phẩm '' gió lạnh đầu mùa" " hai đứa trẻ" và " đứa con đầu lòng "

Chuyên đề Văn học Việt Nam - Văn Thạch Lam qua ba tác phẩm '' gió lạnh đầu mùa" " hai đứa trẻ" và " đứa con đầu lòng "

Đến với Thạch Lam, chúng ta đến với một nhà văn có tư tưởng tiến bộ thật sự đồng cảm và biết sẻ chia cuộc sống của những người lao động nghèo khổ, Nằm trong nhóm Tự Lực văn Đoàn, là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo. Thạch Lam vừa chịu ảnh hưởng của nhóm này nhưng nửa tách riêng cho mình một thế giới và tạo được nết độc đáo cho riêng mình. Tác phẩm của Thạch Lam vừa là con đẻ của khuynh hướng sáng tác lãng mạn, lại vừa đan xen những giá trị hiện thực. Ông yêu cái đẹp , yêu sự tinh tế nhẹ nhàng, trong truyện ngắn của ông chứa chan một tình yêu tha thiết, sự cảm thông và thương sót với những kiếp người, những mảnh đời, hay cho cả một phố huyện, một xã hội thu nhỏ. Ngòi bút của ông như muốn níu kéo lại những gì tốt đẹp nhất trong trong tâm cảm của con người.

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 8572Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Văn học Việt Nam - Văn Thạch Lam qua ba tác phẩm '' gió lạnh đầu mùa" " hai đứa trẻ" và " đứa con đầu lòng "", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyên đề văn học việt nam
văn Thạch lam qua ba tác phẩm
'' Gió lạnh đầu mùa" " Hai đứa Trẻ" và " Đứa con đầu lòng ".
Đến với Thạch Lam, chúng ta đến với một nhà văn có tư tưởng tiến bộ thật sự đồng cảm và biết sẻ chia cuộc sống của những người lao động nghèo khổ, Nằm trong nhóm Tự Lực văn Đoàn, là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo. Thạch Lam vừa chịu ảnh hưởng của nhóm này nhưng nửa tách riêng cho mình một thế giới và tạo được nết độc đáo cho riêng mình. Tác phẩm của Thạch Lam vừa là con đẻ của khuynh hướng sáng tác lãng mạn, lại vừa đan xen những giá trị hiện thực. Ông yêu cái đẹp , yêu sự tinh tế nhẹ nhàng, trong truyện ngắn của ông chứa chan một tình yêu tha thiết, sự cảm thông và thương sót với những kiếp người, những mảnh đời, hay cho cả một phố huyện, một xã hội thu nhỏ.. Ngòi bút của ông như muốn níu kéo lại những gì tốt đẹp nhất trong trong tâm cảm của con người. Nhân vật trong truyện Thạch Lam ít hành động, ít có sự thay đổi mà thiên về suy nghĩ và cảm xúc nội tâm, điều này giống như con người tác giả vậy, truyện ngắn Thạch Lam là "truyện không có cốt truyện" nó chủ yếu miêu tả về diễn biến tâm trang, cảnh vật và suy nghĩ của những kiếp người,, những hình tượng thường xuyên xuất hiện trong tác phẩm của ông là người tiểu tự sản, người dân nghèo thành thị và người phụ nữ. Lời văn của ông nhẹ nhàng tinh tế, thiết tha giàu tính chịu đựng và gợi cảm. Có lẽ vì thế mà người ta gọi mạch truyện ngắn của Thạch Lam là ''Mạch truyện tâm tình,'' để khẳng định cho vấn đề này, chúng ta di tìm hiểu một số tác phẩm của ông như "Gió lạnh đầu mùa" " Hai đứa Trẻ" Và " Đứa con đầu lòng ".
Trong lời tựa tập truyện ngắn " Gió đầu mùa "(1937) nhà văn Khái Hưng đã nhận định về Thạch Lam "nếu ta có thể chia ra hai dạng nhà vắn: nhà văn thiên về tư tưởng và nhà văn thiên về cảm giác thì Tôi quả quyết đặt Thạch lam ở dạng dưới () ông chỉ nói; nói một cách giản dị cái cảm giác của ông , những tác phẩm của ông là một sự tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác nhân vật , 
Nhà văn không chú ý đến cốt truyện, tình huống truyện mà chỉ chú trọng đến những rung động thoáng qua, những cảm giác thành thực của nhân vật. Chính Thạch Lam đã viết "đối vơi tôi, văn chương không phải là đem đến cho người đọc sự thoát lý hay sự quên. Trái lại, văn trương là một thứ khí giới thach cao và đắc lực mà chúng ta có thể vừa tố cáo và thay đổi cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm lòng người được thêm trong sạch phong phú hơn " có phải chính quan niệm trà tư tưởng tiến bộ đó mà tác giả đã tìm tòi và khai thác vào cuộc sống cơ cực, những mảnh đời leo lét trong xã hội tù túng hay không? 
Sự khác biệt tạo nên một phong cách riêng cho Thạch Lam còn được thể hiện ngay trong cách đặt đầu đề cho tác phẩm và cho cả tập truyện ." Gió lạnh đầu mùa" " sợi Tóc " " Ngày mới" "Nắng trong vườn " đều có một nét cá tính rất Thạch Lam, nó chỉ gợi tới cái gì đó nhỏ nhoi, yếu ớt, nhưng rung cảm tinh tế trước sự thay đổi của thời gian, của thiên, từ đó liên hệ với những suy tư của cuộc đời và con người. Nó đối lập hoàn toàn với " Hai thằng khếu nạn " " Kép tư bền" " Sóng vũ môn "  cuả Nguyễn Công Hoan hay " Sông Mòn " " Đời thừa " " Đôi móng giò" " Nửa đêm " của Nam Cao. Điều đó cũng nói lên một cá tính của con người Thạch Lam. 
Thạch Lam, hình như lại là người không muốn, không chịu viết về những gì đặc biệt. Đọc Thạch Lam, cứ thấy ông luôn nhớ đến những gì thuộc khoảnh khắc đời thường, những số phận và những con người bình thường, nghĩa là nhớ tới những gì vẫn thường bị chìm lắng, bị phủ mờ, bị những kể vô tình như chúng ta đã quên nhãng đi giữa một cuộc đời ồn ã. Cái quan niệm cho rằng nghệ thuật chỉ tồn tại trong những thái cực, những xung đột có vẻ như không phủ hợp lắm đối với Thạch Lam. 
Thật thế, một áng văn như " Hai đứa trẻ, phải đâu là sự phơi bày tận đáy cái tăn tối, nghèo khổ của những kiếp đời tàn? Nếu chỉ xét riêng về mặt ấy" Hai đứa trẻ " có thi đua được hay không với những tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn công Hoan, hay Nguyễn Hồng, Ngô Tất Tố và Đoàn Phú Tư? 
" Hai đứa tre " chỉ là bức tranh tàn lụi trong cảnh đợi tàu nơi phố huyện, tác phẩm tái hiện những cảnh đời nghèo khổ, cuộc sống người dân nơi ấy leo lét, bé nhỏ như ngọn đèn của mẹ con chị tí, con người nơi ấy thật bé nhỏ và đáng thương biết bao. Trong con mắt của Liên trước cảnh ''ngày tàn " là nỗi buồn mang mác gợi lên thật vô cớ. Thông qua tâm trạng của Liên về số phận con người, Tác giả khắc hoạ đậm nét những hình ảnh của bóng đêm. Ngọn đèn của chị tí cũng chỉ làm cho bóng đêm thêm dày đặc, những " hột ánh sáng" yếu ớt lọt qua phên nửa " càng làm nổi bật cho bóng đêm. Cái xã hội tăm tối nghèo khổ phủ đẩy lên những kiếp người ấy chỉ là được tác giả đi thoáng qua những vân in đậm cho thân phận của kiếp người. Cảnh đợi tàu của hai chị em Liên và An không phải là không có nguyên cớ khi mà cuộc sống xunh quanh phố huyện càng về đêm càng vắng lặng. Trong tâm hồn non nớt của hai đứa trẻ kia vẫn luôn nhen lên một mơ ước đổi thay, mơ ước một cuộc sống hoàn toàn khác mặc dù sẽ chẳng bao giờ thực hiện được trong cái xã hội ấy. Đoàn tàu chỉ vụt qua và đi hút vào bóng đêm yên tĩnh như chở những khát khao của Liên và An nhưng nó là cả một tấm lòng nhân đạo mà Thạch Lam gửi gắm. Có lẽ không chỉ riêng Liên và An mà còn nhiều nhân vật khác của Thạch Lam đều nhận vật tâm trạng của ông.
Thạch Lam luôn muốn đi đến tận cùng giới hạn của "những tấm lòng vàng" "những tấm lòng cao cả", muốn níu kéo lại một chút thánh thiện trong tâm hồn con người, hay cụ thẻ là trong tâm hôn của trẻ thơ, việc cho ao của em bé Sơn trong truyện " Gió lạnh đầu màu" chính là một định điểm. Ta có cảm giác như Thạch Lam không bao giờ để văn mình vượt ra ngoài khuôn khổ của sự chuẩn mực và giản gị. Ngay cả khi nhà văn đã tìm được những chất liệu như ở "Cô hàng xén" "Hai lầu chết " và ''Nhà mẹ Lê" thì cũng thế thôi, những thiên truyện ngắn đó vẫn có vẻ giống như những mảnh đời bình lặng, được kể lại với tiếng thở nhẹ nhàng mà thấm thía, sâu cay từ đáy sâu của một trái tim hiền hậu cất lên, chứ không mãnh liệt, dữ dội, đầy sức công phá nếu rơi vào một nhà văn khác 
" Gió lạnh đầu màu "chính là cái nhìn thương cảm của nhà văn đối với con người và trẻ thơ. Sơn, em là nhân vật trung tâm có đức tính thật đẹp, có lòng thông cảm và biết chia sẻ với bạn bè và mọi người. Trước những cơn gió lạnh của mùa đông, trước sự nghèo khổ của đám trẻ nơi phố chợ, trước tình yêu đối với đứa em đã mất mà Sơn đã bàn với chị " Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ chị à". Suy nghĩ và hành động của Sơn thật ngây thơ và trong sáng biết bao. Có lẽ ngay cả mẹ Sơn và người đọc tác phẩm không khởi giận mình mà xem lại mình, lục vấn bản thân mình trước hành đồng và suy nghĩ của một đứa trẻ.Thử hỏi cùng thời gian ấy, cùng xã hội và hoàn cảnh ấy, cùng đề tài ấy, đã ai có con mắt tinh tường và suy nghĩ thấu đáo như Thạch Lam khi đi miêu tả hành động của em Sơn? Điều giản dị nhất, ngây thơ và trong sáng nhất được thể hiện ngay trong hành động của một đứa trẻ
Được như thế là vì nhà văn chịu lắng nghe và biết cách lắng nghe những rung động, những biến thái tinh vi của đời sống, để phát hiện ra ý nghĩa và vẻ đẹp sau kín vẫn ẩu chứa trong những biểu hiện bình thường quen thuộc. Chẳng ai có đủ thẩm quyền như Thạch Lam để nói rằng " Cái đẹp man mác khắc vũ trụ, len lỏi trong hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tâm thường'' và công việc của nhà văn là tìm cái đẹp bị che lấp ấy để "cho người khác một bài học về cách nhìn''." Gió lạnh đầu màu" chính là cái nhìn của tác giả về vẻ đẹp bị che lấp kia. Sơn thức dậy vào buổi sáng chuyển mùa. Khi cái lạnh kéo đến, Sơn cảm nhận được cái lạnh của mùa đồng " Gió thổi mạnh làm Sơn cảm thấy lạnh và cay mắt''' khi đã mặc áo ấm và đi chơi, trước sự thèm thuồng của những đứa trẻ khi thấy Lan và Sơn có áo ấm, Sơn vẫn không phân biệt với bạn bè, không lản trách mà tỏ ra quan tâm tới bạn bè hơn.
Có thể nói, nhân vật của Thạch Lam không bao giờ phân biệt đẳng cấ, không bao giờ để lòng kiêu ngạo lấn át tâm hồn trong trắng thanh cao, mà luôn nhìn thấy nỗi vất vả, giân truân, nhọc nhằn và đói khổ của những người khác. Cách nhìn nhận ấy cũnh như bóng hoang lan toả mắt và thoảng hương thêm dịu nhẹ, làm vương vấn tâm hôn của người đọc.
Tuy đã cho áo và sợ mẹ mắng đến bỏ cơm những hành động nớt kia đã làm rung động đến tâm hồn người mẹ. Mẹ Sơn đã sắn sàng cho mẹ hiện vay tiền để mua áo cho Hiên mà không ngần ngại. Câu nói cuối cùng của mẹ Sơn khi trách con đã khép lại tác phẩm, đấy không phải là tấm lòng vị tha đó sao "Hai con Tôi quý hoá quá dám tự do lấy ao cho người ta không sợ mẹ mắng ư ?'' 
Đọc Thạch Lam đọc ở cả những câu văn tưởng như nhẹ nhàng, thoáng thế thôi, hoá ra ta còn chưa sống với sự chăm chú và thiết tha, ta còn hững hờ vô tình quá, và vì thế đã lỡ để tuột rơi, để phí hoài biết bao sắc hương, bao ý vị của cuộc đời này. Một chút nắng vàng hanh buổi cuối thu đang dần mất vẻ rực rỡ trên cây, một thoáng héo mây pha lẫn nối buồn của mùa đông " một buổi chiều êm ả như ru và ''cái giờ khắc của ngày tàn" một giọt mỡ chả trèo trên than hồng như một tiếng thở dài  những cảm giác ấy có gì lạ đâu? Thế mà dường như phải chờ tới khi gặp lại trên trang viết của Thạch Lam ta mới ngỡ ngàng nhận ra rằng, những ấn tượng và cảm giác kia, dẫu đã từng có ở trong ta, song ta thật có lối vì không biết để ý và chân trọng, thậm chí ta quên mất.
Không giống như những nhà văn cùng thời, Thạch Lam không đi miêu tả đ những hành động của nhân vật, những xung đột, những chiều hướng, con đường đời của nhân vật, Thạch Lam chú trọng vào tâm trạng, vào trạng thái tình cảm và những cảm nhận trước không gian và thời gian. Sự thay đổi về cảm xúc trước một biến đổi bé nhỏ của thiên nhiên, hay cái nhìn thấm thía cho những mảnh đời. Tất cả như một tiếng chuông đánh lên và ngân nga mãi để níu kéo vẻ đẹp vĩnh hằng động lại trên sự vật bé nhỏ. Đây có phải là nối mong mỏi, mơ ươc của nhà văn trước hiện thực và xã hội.
Cùng với Thạch Lam, ít nhất nhà văn nào miêu tả về những biến chuyển của thời gian một cách tinh tường như thế. Không gian trong truyện của Thạch Lam rất tĩnh, ở "Hai đứa trẻ'' là không gian trải ra, từ xa đến gần, từ cao xuống thấp và từ ánh sáng sang bóng tối, lấy ánh sáng để khắc hoạ bóng tối. Thời gian như tâm trạng con người trước cái thời khắc của " ngày tàn" vừa là "nối buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn " Phải là không gian như thế Thạch Lam mới nói lên được ý nghĩa của mạch truyện.
Thạch Lam đâu có viết gì nhiều ngoài những mảnh đời bình dị "ngàynọ dệt ngày kia như một tấm vải thô" Nhưng hay chăm chú đọc Thạch Lam, ta thấy từ dưới nhưng trang viết là những lời nhẹ nhàng thiết tha. Văn ông không đầu không cuối không có nguyên cớ và cội nguồn, ông bọc kiểu nhân vật tâm trạng của mình bằng không gian tâm tình để đánh thức tình người, nhân vật của ông vận động theo sự hướng thiện, chưa bao giờ nhà văn gọi nhân vật của mình là "hắn" là " y" là " thị " cho dù thuộc tầng lớp nào đi chăng nữa.
Trong truyện "Đứa con đầu lòng " đã thể hiện được khá rõ thế giới nội tâm của nhân vật Thạch Lam, nó bao gồm có những gì rất tinh tế, nhẹ nhàng, nhưng cái tưởng như là nhỏ nhặt. Đấy chính là một phút giây bất ngờ của người cha thấy lòng mình " rung động như một cách bướn non" và một tình cảm là chưa từng có trong tâm hồn chợt đến, đó là tình phu tử.
Nhân vật truyện của Thạch Lam luôn hướng tới sự thanh cao, thánh thiện, nó vừa ít hành động vừa hướng tới một xã hội nào đó, xã hội đầy tình thương và lòng nhân ái. Mạch truyện của ông chảy vào tâm hồn người đọc, nó không có xung đột và kích thích, không có thắt nút và mở nút. Chính vì thế mà hướng vận động của mạch truyện tình cảm theo chiều hướng tiến tới khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của tâm hồn con người, sự mơ ước đến những điều tốt lành tươi sáng, và đó chính là ước mơ muôn đời của người dân, của mỗi con người. Không gian trong truyện của ông rất tinh, mà như Phạm Anh Dũng (ĐHSP) Huế là "như bứơc vào vườn râm mát đầy ánh sáng" đó là không gian yên lắng, êm đềm và từ không gian ấy nói lên được điều sâu kín trong tâm hồn nhân vật". Nhà văn dừng lại miêu tả những điều sâu kín đẹp nhất ấy. Nếu ở : Hai đứa trẻ" là tâm hồn hướng tới sự đổi thay mới lạ và khát khao một cuộc sống mới của Liên và An, thì ở đó " Gió lạnh đầu mùa" lại là tình người tình thương và lòng nhân đạo. còn ở " Hai con đầu lòng " cảm giác hạnh phúc được làm cha của nhân vật chỉ thoáng qua thế thôi, nhưng nó là biểu hiện của hạnh phúc của tình yêu mà người cha ấy vô tình không nhân ra.
Câu truyện chỉ xoay quanh việc có mặt của một đứa trẻ thơ trong gia đình tiểu tư sản ấy. Khi đứa con ra đời, vì mới lọt lòng nên người cha không nhân ra nó giống một ai. Sự thờ ơ lãnh đạm ấy cứ bám lấy tâm trạng của người cha, ngay cả khi bà ngoại lên thăm nom và chăn sóc, người cha ấy vẫn dửng dưng như không có gì sảy ra. Cho mãi tới mười ngày sau khi đứa con đã bụ bẫm lên vì sữa mẹ. Đứng nhìn con rất lâu và người cha ấy có cảm giác và giây phút hạnh phúc.
Nghệ thuật miêu tả cảm giác của Thạch Lam đã được ông sử dụng đăc biệt thành công, cảm giác ấy nó như một mỗi tình đầu trong sáng dưới bóng Hoàng lan thoảng hương khiến Thanh có cảm giác lầng lầng ngất ngây " Có cái gì dịu ngọt chăng tơ đâu đó làm chàng vướng phải" hay cảm giác trước cơn gió đầu mùa bất chợt đến vào "một buổi sáng ngủ dậy ngại ngùng bước ra khỏi chăm ấm, và là vu vơ bực tức vô cớ.. " có những ngày tự nhiên không hiểu tại sao thấy khó chịu và gắt gỏng không muốn làm gì.
Mạch truyện ngắn của Thạch Lam luôn giản dị và nhụi nhẵn mà nhà vân chân thành dâng lên đất nước lên kho tàng văn học Việt Nam, ở ông chỉ thể hiện vẻ đằm thắm mà tinh tế, tất cả lắng sâu vào bên trong, điều này không chỉ thể hiện ở những trang viết miêu tả đời sống nội tâm nhân vật mà cả khi tác giả miêu tả thiên nhiên, tất cả các tác phẩm của ông đều đặt vào mỗi tương quan thời gian ba chiều, bởi vì nhân vật rất ít xunh đột đó là thời gian hiện tại, quá khứ và khao khát tương lai. Nỗi buồn của tác phẩm Thạch Lam toả ra từ không gian, thời gian, từ cảnh ngộ đánh thương của nhân vật " Hai đứa trẻ " " Gió lạnh đầu mùa". 
Văn Thạch Lam cô đọng, hàm súc, lời ít mà có sức gợi cảm lớn lao, nó được tạo nên từ lối viết của luôn luôn tác động vào trực giác và gợi cảm giác của người đọc. ở những trang viết này, ta cảm nhận được màu sắc âm thanh và mùi vị "từ mùi quen của đất màu mùi bèo ở ao, mùidạ ẩm ướt và mùi của phân trâu nồng ấm, đến lá tre khô xao xác, tiếng gió thổi Tất cả những điều đó gợi lên chất thơ giàu tính nhạc và thanh âm trong vài câu văn của Thanh Lam.
Sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 mất ngày 28 tháng 6 năm 1942, là nhà văn yêu mệnh. Cuộc đời sáng tác của Thạch lam thật ngắn ngủi. Qua đời khi tai năng đang ở độ chín, như ng trong 10 năm cầm bút, nhà văn đã để lại cho nền văn học rất nhiều sáng tác có giá trị.
Trải qua bao nhiêu thử thách khắc nghiệt của thời gian, nhưng tác phẩm ấy vẫn giữ nguyên vẹn giá trị của nó, vẫn được nhiều thế hệ bạn đọc say mê chân trọng. Điều cốt yếu và bất biến trong văn Thạch Lam chính là mạch tâm tình trong truyện. Như vậy cần phải khẳng định nghệ thuật sáng tác truyện ngắn của ông là nghệ thuật độc đáo./.
 Đống Đa ngày 26 tháng 09 năm 2009
 Người viết
 Triệu Huỳnh Tấn

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de Ngu van 11Trieu Tan.doc