Bài tập của Thực hành 1

Bài tập của Thực hành 1

1.Hãy cho biết sự khác nhau giữa hằng có đặt tên và biến.

-Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình, để tiện dùng thì người lập trình đặt cho hằng một cái tên gọi là hằng có đặt tên.

-Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.Xem chi tiết tại trang 12 và trang 19 SGK.

2.Tại sao phải khai báo biến?

-Ta phải khai báo biến để chương trình biết để lưu trữ và xử lí. Khi khai báo biến thì gồm có phần tên và kiểu dữ liệu, tên biến dùng để gọi nó ra khi cần, kiểu dữ liệu của biến để báo cho chương trình cấp phát bộ nhớ cho biến. Xem chi tiết tại bài 5 trang 22-23 SGK.

3.Trong Pascal, nếu một biến chỉ nhận giá trị nguyên trong phạm vi từ 10 đến 25532 thì biến đó có thể được khai báo bằng các kiểu dữ liệu nào?

-Đó là các kiểu integer, word, longint

 

doc 2 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập của Thực hành 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập của Thực hành 1
1.Hãy cho biết sự khác nhau giữa hằng có đặt tên và biến.
-Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình, để tiện dùng thì người lập trình đặt cho hằng một cái tên gọi là hằng có đặt tên.
-Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.Xem chi tiết tại trang 12 và trang 19 SGK.
2.Tại sao phải khai báo biến? 
-Ta phải khai báo biến để chương trình biết để lưu trữ và xử lí. Khi khai báo biến thì gồm có phần tên và kiểu dữ liệu, tên biến dùng để gọi nó ra khi cần, kiểu dữ liệu của biến để báo cho chương trình cấp phát bộ nhớ cho biến. Xem chi tiết tại bài 5 trang 22-23 SGK.
3.Trong Pascal, nếu một biến chỉ nhận giá trị nguyên trong phạm vi từ 10 đến 25532 thì biến đó có thể được khai báo bằng các kiểu dữ liệu nào? 
-Đó là các kiểu integer, word, longint
4.Biến P có thể nhận các giá trị 5; 10; 15; 20; 30; 60; 90 và biến X có thể nhận các giá trị 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5. Khai báo nào trong các khai báo sau là đúng?
a,var X,P:byte; b,var P,X:real; c,var P:real; X:byte; d, var X:real; P:byte;
-Khai báo đúng là d
5.Để diện tích S của hình vuông có cạnh A với giá trị nguyên nằm trong phạm vi từ 100 đến 200, cách khai báo S nào dưới đây là đúng và tốn ít bộ nhớ nhất?
-Khai báo a là đúng và tốn ít bộ nhớ nhất
6.Biểu thức được viết như sau:
(1+z)*(x+y/z)/(a-(1/(1+x*x*x)))
7.Câu này tự làm, tham khảo trang 25-26 SGK. ^^!
8.Hãy viết biểu thức lôgic cho kết quả true khi tọa độ (x,y) là điểm nằm trong vùng gạch chéo kể cả biên của các hình 2.a và 2.b SGK trang 36
-Nhìn hình 2.a, ta thấy biên bên trái thuộc (nằm trên) đường thẳng có phương trình y=-x, biên bên phải thuộc (nằm trên) đường thẳng có phương trình y=x, vùng tam giác bên trái trục tung (Oy) có đặc điểm khi x chạy từ -1 đến 0 thì tương ứng y chạy từ 1 đến 0, vùng tam giác bên phải trục tung Oy có đặc điểm khi x chạy từ 0 đến 1 thì tương ứng y chạy từ 0 đến 1. Kết hợp lại là một vùng giá trị, như vậy ta phải dùng bất đẳng thức chứa x và y. Bất đẳng thức như sau:
-Hình tam giác bên trái Oy: y≥-x ^ 0≤y≤1
-Hình tam giác bên phải Oy: y≥x ^ 0≤y≤1
-Ta có biểu thức lôgic trong Pascal như sau: (y>=-x and y>=x and y>=0 and y<=1)
-Ngoài ra còn nhiều cách viết khác, các bạn có thể tự viết ra.
9.Hãy viết chương trình nhập số a (a>0) rồi tính và đưa ra diện tích phần được gạch chéo trong hình 3 (trang 36 SGK), kết quả làm tròn đến 4 chữ số thập phân).
-Nó đưa cái hình thì có vẻ phức tạp nhưng thực ra rất đơn giản, bạn để ý rằng diện tích phần gạch chéo bằng ½ diện tích hình tròn tâm O bán kính a. Chúng ta chỉ cần tính diện tích hình tròn tâm O bán kính a là xong.
-Đoạn code tham khảo như sau:
Code:
program Cau9trang36;
uses crt;
var a,S:real;
begin
 clrscr;
 write('Nhap so a (a>0) : ');
 readln(a);
 S:=Pi*a*a/2;
 write('Dien tich phan gach cheo S= ',S:6:4);
 readln
end.
-Pi là hàm chuẩn cho sẵn trả về giá trị của л = 3.1415 Tham khảo tại phần 4 Phụ lục B trang 130
-Nếu không muốn dùng Pi thì bạn có thể khai báo một hằng với giá trị tương tự.
10.Lập trình tính và đưa ra màn hình vận tốc v khi chạm đất của một vật rơi từ độ cao h, biết rằng v=sqrt(2*g*h), trong đó g là gia tốc rơi tự do và g=9,8m/s2. Độ cao h (tính bằng m)được nhập vào từ bàn phím.
Code tham khảo như sau:
Code:
program Cau10trang36;
uses crt;
var h,v:real;
const g=9.8;
begin
clrscr;
write('Nhap do cao h (h>0) : ');
readln(h);
v:=sqrt(2*g*h);
write('Van toc v = ',v:6:4);
readln
end.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiai bai tap tin hoc 11 chuong 2.doc