Bài soạn Ngữ văn 11 tiết 16: Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Bài soạn Ngữ văn 11 tiết 16: Luyện tập thao tác lập luận phân tích

 Luyện tập thao tác lập luận phân tích

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích. Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức: Thao tác phân tích và mục đích của phân tích. Yêu cầu và một số cách phân tích. Củng cố và nâng cao tri thức về thao tác lập luận phân tích.

 2. Kĩ năng: Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích. Rèn luyện kĩ năng lập luận phân tích các hiện tượng xã hội và các tác phẩm văn học. Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước. Viết bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học.

 3. Thái độ: Có thái độ tập trung học tập nghiêm túc, tự giác, vận dụng kiến thức làm bài tập.

C. PHƯƠNG PHÁP: Phương thức thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1677Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 11 tiết 16: Luyện tập thao tác lập luận phân tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn:4 
Tieỏt ppct:16 
Ngaứy soaùn:01/09/10 
Ngaứy daùy:04/09/10 
 Luyện tập thao tác lập luận phân tích
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được mục đớch, yờu cầu của thao tỏc lập luận phõn tớch. Bieỏt caựch phaõn tớch moọt vaỏn ủeà chớnh trũ, xaừ hoọi hoaởc vaờn hoùc.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức: Thao tỏc phõn tớch và mục đớch của phõn tớch. Yờu cầu và một số cỏch phõn tớch. Củng cố và nâng cao tri thức về thao tác lập luận phân tích.
 2. Kĩ năng: Nhận diện và chỉ ra sự hợp lớ, nột đặc sắc của cỏc cỏch phõn tớch. Rèn luyện kĩ năng lập luận phân tích các hiện tượng xã hội và các tác phẩm văn học. Viết cỏc đoạn văn phõn tớch phỏt triển một ý cho trước. Viết bài văn phõn tớch về một vấn đề xó hội hoặc văn học.
 3. Thỏi độ: Cú thỏi độ tập trung học tập nghiờm tỳc, tự giỏc, vận dụng kiến thức làm bài tập. 
C. PHƯƠNG PHÁP: Phương thức thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
D. TIẾN TRèNH DẠY HỌC
 1. OÅn ủũnh lụựp: Kiểm tra sĩ số. 
 2. Kieồm tra: Baứi cũ Khái niệm về thao tác lập luận phân tích. Có mấy cách phân tích một đối tượng (3 cách: theo cấu trúc, theo quan hệ nhân quả, so sánh các đối tượng), bài soạn của học sinh.
 3. Bài mới: Em hãy nêu mục đích yêu cầu của thao tác lập luận phân tích? nêu các cách phân tích?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG BÀI DẠY
- Học sinh chữa bài phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong “Tự tình” (II) của HXH.
Hoạt động1: (Gv hướng dẫn HS làm bài tập 1)
Hoạt động2:(Gv hướng dẫn HS làm bài tập 2)
Hoạt động 3:( Củng cố, hướng dẫn, dặn dò)
- Học sinh nhắc lại những thao tác cơ bản của lập luận phân tích trong văn nghị luận
- GV chốt lại những ý chính
- HS viết thành bài văn hoàn chỉnh 1 trong 2 đề trên.
-Viết đoạn văn nghị luận phân tích dựa trên dàn ý của bài số 2.
- Học sinh suy nghĩa cõu hỏi,. Học sinh nhận xết trỡnh bày ý kiến cỏ nhõn để cỏc bạn và giao viờn bổ sung cho hoàn thiện. - HS chia 6 nhóm trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi SGK trang 43, bài tập1.Cử người trình bày trước lớp.
- HS chia nhóm nhỏ theo bàn, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi bài tập 2, cử người trình bày trước lớp. Hs đọc ghi nhớ Sgk
3. Bài tập 3.
 b. Thái độ vùng vẫy, phản kháng mạnh mẽ để tự tìm lối thoát cho mình:
- Đặc tả hình ảnh thiên nhiên với ngụ ý sâu xa về thái độ vùng lên của người phụ nữ: 
+Rêu, đá là những thứ nhỏ nhoi, bé mọn, tuy bị coi thường, bị người đời giẫm đạp lên, hất văng đi hoặc bị lãng quên nhưng chúng vẫn bền bỉ, kiên cường tồn tại.
+ Những hành động “xiên ngang”, “đâm toạc” có tính chất mạnh mẽ, gay gắt, đến mức khác thường, bởi thông thường người ta chỉ nói xiên thẳng, đâm thủng. 
+ Cách nói đảo ngữ càng của HXH diễn tả sự ngang tàng, quẫy đạp, vùng vẫy,phản kháng, không cam chịu hoàn cảnh, mong muốn cháy bỏng được tự giải thoát khỏi tình cảnh đáng chán, đáng sợ của mình.
- Kết quả của sự phản kháng đó: 
+ Cuối cùng vẫn là sự bế tắc trong tâm trạng chán ngán đến mức không thể chịu đựng thêm được nữa. HXH chán ngán cs hiện tại, thể hiện trog hình ảnh xuân đi xuân lại lại. Xuân là mùa đẹp nhất, mùa của tình yêu: “Dập dìu tài tử giai nhân”. Xuân đi, khiến người ta buồn, xuân quay lại khiến người ta vui: “Gần xa nô nức yến anh”. Nhưng HXH không chỉ buồn vì xuân đi mà thậm chí còn buồn hơn khi xuân quay lại, đó là một nghịch lí. XH không mong xuân về vì nó chỉ càng khiến bà thấy rõ sự cô đơn, lạnh lẽo, hẩm hiu, càng làm rõ cái tình cảnh “trơ cái hồng nhan với nước non”. Nhất là xuân đi, xuân về biểu hiện vòng thời gian trôi, tuổi già cũng đến. 
+ Mảnh tình: mảnh hạnh phúc, mảnh duyên tình nhỏ nhoi mà HXH có được nay càng nhỏ bé hơn vì mai một, mất dần theo thời gian, “san sẻ” không phải là chia sẻ – một hành động tự nguyện và hữu ích - mà là bị mất mát, huỷ hoại. Có thể là cảnh làm lẽ, lấy lẽ, phải san sẻ hạnh phúc với vở cả. Chỉ còn một “tí con con”, cách nói nhấn mạnh đến hai lần sự thiếu thốn tình cảm và cũng là khát khao hạnh phúc của người phụ nữ.
 Từ đó, ta thấy được khát vọng hạnh phúc chính đáng nhưng vô vọng của người phụ nữ. 
 c. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Sử dụng kết hợp các từ ngữ và hình ảnh vừa tinh tế, giàu sức biểu cảm, giàu chất tạo hình vừa độc đáo, táo bạo, khác thường, nhấn mạnh đặc điểm, tính chất của đối tượng đến cực hạn (trơ cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc, ngán, tí con con). Các biện pháp tả cảnh ngụ tình, phép đảo ngữ. Khiến cho thể thơ Đương luật trở nên linh hoạt, mang màu sắc dân tộc.
 3.3. Tổng kết: Bài thơ thể hiện tâm trạng vừa buồn tủi, bẽ bàng vừa phẫn uất, xót xa của người phụ nữ khi rơi vào tình cảnh và số phận bạc bẽo, bất hạnh. Đồng thời bài thơ cũng thể hiện khát vọng đấu tranh, vượt lên để giành lấy hạnh phúc chính đáng.
II.Thực hành:
 1. Bài tập 1 
 => Gợi ý Đề bài: Phân tích hai căn bệnh tự ti và tự phụ.
 * Giải thích: Tự ti là thái độ luôn luôn tự đánh giá thấp, không tin tưởng vào khả năng bản thân. Tự phụ là tự đánh giá quá cao khả năng và thành tích của mình. Như vậy tự ti và tự phụ là hai thái độ sống hoàn toàn trái ngược nhau. Nhưng cả hai đều tiêu cực, đều gây nên tác hại cho con người.
 a. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti: 
- Giải thích khái niệm tự ti, phân biệt tự ti với khiêm tốn. Tự ti là người không dám làm việc gì, không dám xuất hiện ở chỗ đông người do không tự tin vào bản thân, không cố gắng)
- Những biểu hiện của thái độ tự ti: Rụt rè, nhút nhát.
- Tác hại của thái độ tự ti: dễ sống thu mình, xa lánh 
- Tự ti: Tự ti khiến con người luôn rụt rè, e sợ, mất bình tĩnh. Vì thế, người tự ti không thể nào nhận ra, bộc lộ và khai thác hết những khả năng, thế mạnh vốn có của bản thân. Sự tự ti sẽ khiến ta không dám làm việc hoặc làm việc với hiệu quả thấp, không tương xứng với trình độ của mình. Đó là một sự uổng phí năng lực, trình độ rất đáng tiếc. Vì thế, người tự ti thường bỏ lỡ những cơ hội tốt cho mình.
+ VD: Một học sinh tự ti sẽ không dám xung phong phát biểu trả lời những câu hỏi mình biết. Thậm chí, khi bị gọi lên sẽ mất bình tĩnh, trả lời đúng thành sai, hay thành dở, bị điểm kém. Khi đi thi sự tự ti sẽ khiến người đó chọn trường đại học quá thấp, để lỡ mất cơ hội vào những trường tốt, phù hợp với trình độ bản thân.
+ Sự tự ti dẫn đến thái độ thiếu hoàn nhập với cuộc sống xung quanh, không giúp được ai và cũng không ai giúp mình, càng khiến ta bị cô lập, lẻ loi và không thể hiện được mình. Từ đó, nảy sinh tâm lí buồn nản, chán chường, lúc nào cũng sợ hãi, căng thẳng vì luôn phải chịu những áp lực không đáng có
+ Nguyên nhân của tự ti: thái độ sợ sai, sợ bị chê cười, môi trường sống, học tập không có nhiều cơ hội để rèn luyện.
 b. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ
- Giải thích khái niệm tự phụ, phân biệt tự phụ với tự hào, (người tự phụ là người tin tưởng thái quá vào bản thân mình việc gì cũng nghĩ mình làm được và mình là giỏi nhất)
- Những biểu hiện của thái độ tự phụ: kiêu căng, hợm hĩnh, coi mình là nhất 
- Tác hại của thái độ tự phụ: dễ chủ quan, coi thường
- Tự phụ: Trái lại, sự tự phụ lại khiến con người kiêu căng, chủ quan, vì thế không thể nhận ra được những khiếm khuyết và nhược điểm của mình. Không thể đánh giá đúng được khả năng của bản thân. Khi đó, kẻ tự phụ sẽ dễ bị sai lầm và thất bại.
+ Vì quá coi trọng mình mà coi thường người khác. Kẻ tự phụ cũng không thể hoà nhập với xung quanh, không được người khác đồng tình, hỗ trợ, giúp sức.
 c. Xác định thái độ hợp lý: Đánh giá đúng bản thân để phát huy mặt mạnh, hạn chế và khắc phục mặt yếu. Thái độ sống đúng đắn: Không tự ti cũng không tự phụ. Sự tự tin là điều cần thiết nhất, hữu ích nhất với mỗi người. Muốn có sự tự tin thì mỗi người cần sự dũng cảm, mạnh mẽ để vượt qua thái độ tự ti, đồng thời cần sự khiêm tốn, chừng mực để tránh khỏi suy nghĩ tự phụ. Luôn biết sống hoà nhập với xung quanh, đấy là cách tốt nhất để rèn luyện sự tự tin.
 2. Bài tập 2 * Gợi ý
 a. Xác định các ý chính cần có
- Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ: Lôi thôi, ậm oẹ
 + Lôi thôi -> từ láy tượng hình chỉ sự lôi thôi, luộm thuộm
 + ậm oẹ -> từ láy tượng thanh chỉ âm thanh to vướng trong cổ họng nên nghe không rõ tiếng
- Phân tích nghệ thuật đảo trật tự cú pháp
 + Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ / Sĩ tử vai đeo lọ lôi thôi
 + ậm oẹ quan trường miệng thét loa / Quan trường miệng thét loa ậm oẹ
- Phân tích sự đối lập giữa 2 hình ảnh sĩ tử và quan trường. Suy nghĩ về cách thi cử ngày xưa
 b. Xác định cách lập luận: Tổng- phân- hợp
 - Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích. Phân tích cụ thể nghệ thuật sử dụnh từ ngữ, cú pháp, hình ảnh. Nêu cảm nghĩ về cách thi cử ngày xưa và liên hệ cách thi cử ngày nay
 3. Bài tập 3. Lập dàn ý bài phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tự tình”(II) của HXH.
 3.1 . Mở bài: Giới thiệu HXH. Nội dung khái quát của “Tự tình”. Khẳng định giá trị của tác phẩm nằm ở việc khắc hoạ rất thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình.
3.2. Thân bài: Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình
 a.Tâm trạng buồn tủi và phẫn uất trước duyên phận éo le, ngang trái:
+ Đêm khuya: suy ngẫm về cuộc đời, số phận bản thân. Thuý Kiều: “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh / Giật mình, mình lại thương mình xót xa”. Người chinh phụ: “Đèn có biết dường bằng chẳng biết / Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”.
+ Tiếng trống canh: dù văng vẳng từ nơi xa đưa đến, phải lắng tai mới nghe thấy những âm thanh mơ hồ đó nhưng người phụ nữ vẫn cảm thấy sự dồn dập, gấp gáp như hối thúc, giục giã. Chứng tỏ cõi lòng người đó không hề yên tĩnh, thanh thản. Nguyên nhân do đâu?
+ Vẻ hồng nhan: chỉ người phụ nữ đẹp. Nhưng lại gắn với từ cái – một từ đôi khi chỉ sự tầm thường, khinh bỉ – tạo ra cảm giác rẻ rúng, mỉa mai. Đặc biệt là từ “trơ” đặt ngay đầu câu, càng nhấn mạnh sự cô độc, lẻ loi, chai lì, gan góc. Vẻ hồng nhan đẹp đẽ, vốn là niềm tự hào, hạnh phúc của người phụ nữ bỗng dưng trở thành sự tủi hổ, bẽ bàng, đó là bi kịch đau đớn.
+ Cách tiêu sầu: dùng rượu để quên sầu, chứng tỏ nỗi buồn đã chất chứa, dồn tụ rất nhiều trong lòng, đến mức không thể kìm nén được, phải tìm cách giải toả ra. Nhưng “say lại tỉnh”, nỗi sầu vẫn không thể tiêu tan.Sau cơn say vẫn còn đó hiện thực phũ phàng.Giống như Thuý Kiều, sau bao “cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm”, tưởng quên đi được nỗi sầu, nào ngờ “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh” thì nỗi đau càng thảng thốt, xót xa hơn: “Giật mình, mình lại thương mình xót xa”.
+ Nguyên nhân của nỗi sầu: vầng trăng đã đến thời điểm sắp tàn, “bóng xế”, nhưng vẫn chỉ là trăng khuyết, chưa đến độ tròn đầy. Trong hoàn cảnh này,có thể đấy chính là sự ám chỉ về số phận của người phụ nữ : đã sắp hết tuổi xuân rồi, vẻ hồng nhan sắp tàn phai hết, đã đến độ “trơ” ra với nước non rồi mà nhưng duyên phận vẫn hẩm hiu, dang dở. Câu thơ giúp ta hiểu được nguyên nhân của trang thái thao thức, tủi hổ, bẽ bàng trong đêm khuya của người phụ nữ này. Cảnh ngộ của nàng giúp ta hiểu vì sao, vẻ hồng nhan đẹp đẽ lại trở thành cái thứ trơ trơ ra với nước non.
*Như vậy, qua bốn câu đầu, người đọc thấy rõ tâm trạng buồn tủi, bẽ bàng, chán nản của người phụ nữ trước duyên phận ngang trái, đáng thương của chính mình.
b. Thái độ vùng vẫy, phản kháng mạnh mẽ để tự tìm lối thoát cho mình: 
 (Cột bờn)
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Củng cố và nâng cao tri thức về thao tác lập luận phân tích. Rèn luyện kĩ năng lập luận phân tích các hiện tượng xã hội và các tác phẩm văn học
- HS về nhà chuẩn bị Soaùn Baứi ca ngaộn ủi treõn baừi caựt theo caõu hoỷi trong SGK. uag cuỷa doứng soõng vaứ nhửừng chieỏn coõng hieồn haựch ụỷ ủaõyựcõng oanh lieọt nhaỏt trong lũch sửỷ d
D. Rỳt kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • doc16 Luyen tap thao tac lap luan phan tich.doc